Viện phí tại Hà Nội sẽ tăng ‘khủng’?
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, Hà Nội đề xuất tăng viện phí từ 1/8 tới.
Đề xuất tăng viện phí sẽ được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình lên Hội đồng nhân dân Thành phố trong kỳ họp vào đầu tháng 7 tới. Nếu được thông qua, việc tăng viện phí sẽ được áp dụng sớm nhất từ 1/8.
Theo đề xuất của Sở Y tế Hà Nội, việc tăng viện phí lần này sẽ được thực hiện có lộ trình, mức viện phí sẽ tăng đến xấp xỉ 75% so với khung giá trần của Bộ Y tế trong khoảng từ nay cho tới hết năm 2014. Đến năm 2015, Hà Nội sẽ nâng lên bằng với mức giá trần của Bộ Y tế.
Người dân mong chờ việc tăng viện phí phải song hành tăng chất lượng dịch vụ y tế.
Kết quả khảo sát của Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu khoa học phát triển về cộng đồng mới đây cho thấy, 80% bệnh nhân và người nhà được hỏi đồng ý với ý tưởng tăng viện phí với điều kiện ngành y tế Thủ đô phải cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.
Lãnh đạo ngành y tế Hà Nội cũng cho rằng, nguyên nhân là do phí dịch vụ y tế quá thấp và không được điều chỉnh, trong khi chi phí phục vụ khám chữa bệnh liên tục tăng. Mức viện phí dự kiến tăng chưa thể giải quyết hết khó khăn hiện nay.
Trước đó, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết quý 1/2013, cả nước có 61 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt khung giá viện phí mới. Hai địa phương còn lại là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chưa được phê duyệt khung giá dịch vụ y tế mới.
Còn theo Bộ Y tế, tới đây viện phí sẽ tính cả cơ cấu lương, phụ cấp cho nhân viên y tế, chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học, khấu hao nhà cửa thiết bị y tế, nên nếu giá dịch vụ y tế tính đúng, đủ thì sẽ còn tăng thêm nhiều so với hiện tại. Vì vậy, mục tiêu của Bộ Y tế vẫn là tiến tới cung cấp bảo hiểm y tế toàn dân.
Theo vietbao
Cuộc chiến thiện - ác
Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, cho biết, về chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế cho thấy, tỷ lệ người dân đi khám chữa bệnh tại bệnh viện sử dụng "phong bì" trong dịch vụ y tế tăng đều hàng năm. Càng lên cao thì độ dày của chiếc "phong bì" mà người bệnh đưa cho cán bộ y tế càng tăng thêm. Nếu như ở tuyến cơ sở, tiền bệnh nhân "dúi" cho bác sĩ, y tá, cán bộ y tế chỉ từ 5.000 - 50.000 đồng thì lên tới tuyến Trung ương "phong bì" phải ít nhất là 50.000 đồng cho tới vài triệu, thậm chí là hàng trăm USD.
Việc bệnh nhân phải đưa "phong bì" cho y, bác sĩ mỗi khi đi viện hay chuyện cán bộ y tế vòi vĩnh tiền của người bệnh ngoài tiền thuốc men, viện phí đã trở nên khá phổ biến. Cũng thấy được là hành vi tiêu cực này có tác động tới chất lượng điều trị, sự công bằng trong khám chữa bệnh khi việc đối xử, chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân được đo bằng... độ dày của chiếc phong bì chứ không phải thực trạng bệnh tật của người bệnh.
Công bằng mà nói sự xuống cấp y đức, tiêu cực trong khám chữa bệnh không phải xảy ra ở tất cả bệnh viện hay mọi cán bộ y tế. Tuy nhiên, thực tế tình trạng người dân đi khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện công lập đưa "phong bì" cho y, bác sĩ đã trở nên khá phổ biến. Cho dù, ngành y tế lâu nay đã thực hiện nhiều biện pháp, từ tuyên truyền giáo dục nâng cao y đức cho cán bộ y tế, tổ chức một số bệnh viện cam kết nói không với phong bì, cho tới việc tăng viện phí để tăng nguồn thu cho bệnh viện, giúp cán bộ y tế bớt đi khó khăn nhưng tham nhũng, tiêu cực y tế và xuống cấp y đức vẫn cứ xảy ra tràn lan, thậm chí nghiêm trọng hơn. Đến nay đã là "căn bệnh mãn tính" bởi thực trạng này đã kéo dài lâu nay và ngày càng trở nên trầm trọng hơn, gây bức xúc, khổ sở cho người dân mỗi khi đi khám chữa bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế phải thừa nhận, tình trạng xuống cấp y đức và tiêu cực trong lĩnh vực y tế đang diễn ra rất phức tạp, chẳng khác gì cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cái thiện và cái ác. Những bệnh nhân đang mong chờ Bộ Y tế sẽ quyết liệt triển khai những biện pháp, hành động cụ thể để đẩy lùi tình trạng bức xúc trên, trả lại niềm tin của người dân vào y đức, để trong mắt người dân, lương y là "từ mẫu".
Theo ANTD
Bệnh viện thời tăng giá Trong khi mọi thứ đều tăng giá nhỏ như mớ rau con cá ở chợ, lớn đến những loại tầm cỡ quốc gia quốc tế như điện nước, xăng dầu tháng trước vừa tăng giá, tháng sau đã lại nhăm nhe. Vậy bệnh viện lấy đâu để trang trải những thứ cần thiết đó và lấy gì để nâng cấp bệnh viện, nâng...