Viện phí có thể tiếp tục tăng vào năm 2014
Liên Bộ Y tế – Tài chính vừa hoàn tất dự thảo về khung viện phí tối đa tính đủ 7 yếu tố cấu thành dịch vụ y tế. Lần điều chỉnh giá gần đây mới chỉ tính 3 yếu tố.
Theo dự thảo này, thông tư sẽ được áp dụng từ năm 2014. Trong đó sẽ điều chỉnh giá viện phí đối với nhóm bệnh viện công lập tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển; cơ sở xã hội hóa và khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Mức viện phí này sẽ được tính đầy đủ 7 yếu tố cấu thành gồm: chi phí thuốc, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế; chi phí điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; tiền lương và phụ cấp cho cán bộ y tế; chi phí duy tu bảo dưỡng; khấu hao tài sản; chi phí của bộ phận gián tiếp đảm bảo hoạt động bình thường của đơn vị; chi phí đào tạo, ứng dụng các kỹ thuật mới.
Dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục tăng giá viện phí. Ảnh: Nam Phương.
Trao đổi bên lề hội nghị tổng kết công tác y tế 6 tháng đầu năm mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tăng viện phí là điều kiện tốt để nâng cao quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Hiện nay, viện phí mới chỉ tính 3/7 yếu tố cấu thành. Ngoài ra, các địa phương tùy theo điều kiện nên vẫn chưa thu mức tối đa theo khung giá của Bộ Y tế.
“Tăng viện phí sẽ là cơ hội tốt cho cả người bệnh và cơ sở y tế. Cơ sở y tế có điều kiện cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, triển khai kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Việc này sẽ thực hiện theo lộ trình tùy theo tình hình kinh tế xã hội cũng như khả năng chấp nhận được của người dân.Yêu cầu của Bộ Y tế là song song với việc điều chỉnh giá viện phí, các cơ sở phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”, thứ trưởng Tuấn nói.
Video đang HOT
Đi kèm với mức viện phí mới, ngành y tế tiếp tục nghiêm cấm việc gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế mới và nghiêm cấm thu thêm của người bệnh dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả tiền bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật).
Bên cạnh đó, liên Bộ cũng hướng dẫn các phụ lục về tiêu chuẩn tối thiểu về số chỗ khám, về một phòng khám theo yêu cầu: trang thiết bị, diện tích, đảm bảo tối đa 35 lượt khám trong ngày… Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục xin ý kiến các đơn vị y tế về dự thảo thông tư này.
Từ giữa năm ngoái, một loạt các bệnh viện đã rục rịch điều chỉnh giá viện phí. Hiện chỉ còn TP HCM là chưa tăng. Tuy nhiên, đợt này mới tính 3 yếu tố: thuốc, dịch truyền, máu, vật tư – điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường – duy tu, bảo dưỡng thiết bị.
Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện về cơ bản chỉ đủ trả tiền lương và phụ cấp cho cán bộ y tế (nhiều bệnh viện còn chưa đủ). Mục tiêu điều chỉnh viện phí lần này là để các bệnh viện có kinh phí để triển khai việc khám chữa bệnh theo đúng các quy định của Bộ Y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
Nam Phương
Theo VNE
HN: BV phải giải thích rõ giá viện phí mới
Từ 1/8, Hà Nội tăng gấp đôi viện phí, cùng với đó, các cơ sở y tế phải thông tin, giải thích chi tiết các khoản chi dịch vụ khám, chữa bệnh khi người bệnh yêu cầu.
Thành phố Hà Nội đã có công văn số 5453 yêu cầu các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã triển khai tuyên truyền Nghị quyết số 13 của HĐND Thành phố ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước.
Theo đó, các cơ sở y tế nhà nước phải cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, sức khỏe, phương án điều trị... để người bệnh lựa chọn phương pháp chuẩn đoán, điều trị, cũng như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
Cùng với đó, thông tin, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh yêu cầu.
Từ 1/8, Hà Nội tăng gấp đôi viện phí (Ảnh: Tiền Phong)
Trước đó, ngày 6/7, HĐND TP Hà Nội thông qua trong Nghị quyết về điều chỉnh giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở y tế công lập thuộc TP Hà Nội.
Theo đó, điều chỉnh giá 819 dịch vụ, khám bệnh, chữa bệnh. Các mức điều chỉnh do UBND TP đề xuất ở mức khoảng 70% mức trần dịch vụ tại khung giá viện phí do liên Bộ Y tế - Tài chính quy định.
Theo Nghị quyết, mức điều chỉnh sẽ được áp dụng theo từng hạng của bệnh viện. Trong đó, giá khám bệnh tại bệnh viện hạng I là 17.000 đồng/lần, bệnh viện hạng II là 12.000 đồng/lần.
Giá một ngày giường bệnh đối với điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng I, II là 300.000 đồng/ngày. Giá một ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng tại bệnh viện hạng I và 75.000 đồng tại bệnh viện hạng II và hạng III là 52.000 đồng...
Theo tính toán, mức tăng giá các dịch vụ bình quân khoảng 2 lần so với mức giá đang áp dụng tại các bệnh viện công của Hà Nội.
Cuối tháng 7 vừa qua, để chuẩn bị cho tăng giá viện phí mới, Sở Y tế HN yêu cầu các bệnh viện công khai giá dịch vụ mới tại điểm thu viện phí ở vị trí thuận tiện, dễ quan sát, dễ đọc, nội dung rõ ràng; tăng cường cán bộ tư vấn, hướng dẫn, kịp thời giải thích những thắc mắc của người dân liên quan đến giá thu dịch vụ mới.
Ít nhất 3 tháng/lần, các đơn vị phải tổ chức khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh; tăng cường việc thu nhận thông tin phản hồi của người nhận dịch vụ bằng nhiều hình thức như đường dây nóng, hòm thư góp ý...
Theo Khampha
TP HCM rút đề xuất tăng viện phí vì sợ người dân 'sốc' Dù đã chuẩn bị tờ trình tăng phí khám chữa bệnh để gửi HĐND TP thông qua tại kỳ họp lần này, nhưng đến phút cuối UBND TP quyết định không gửi vì sợ tăng cả học phí và viện phí một lúc người dân sẽ rất khó khăn. Từ ngày 4/7, UBND TP đã có tờ trình gửi HĐND TP đề nghị...