Viện Pasteur Pháp bị tố tạo ra SARS-CoV-2 và đang giấu văcxin chờ thời
Một đoạn băng video trưng ra tài liệu cho rằng Viện Pasteur của Pháp đã có bằng sáng chế về virus SARS-CoV-2.
Lãnh đạo viện đã chỉ ra nhiều chi tiết ngụy tạo trong băng video này và khẳng định sẽ đi kiện.
Các nhà khoa học nghiên cứu ở Viện Pasteur ở Lille (Pháp) – Ảnh: AFP
Băng video khẳng định 15 năm trước các nhà khoa học ở Viện Pasteur Pháp đã tạo ra virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Video này đã thu hút hàng triệu lượt xem, nhưng cuối cùng Facebook xác nhận đây là tin giả.
Viện Pasteur sẽ kiện
Trong đoạn video dài 22 phút, một người đàn ông tự xưng là Cat Antonio khẳng định người này và “nhóm năm người” đã có bằng chứng chứng minh Viện Pasteur được cấp bằng sáng chế về SARS-CoV-2 từ năm 2004 và đã có văcxin ngừa virus này.
Viện Pasteur cho biết sẽ gửi đơn khởi kiện nhân danh Viện Pasteur và hỗ trợ người của Viện Pasteur có liên quan gửi đơn kiện cá nhân về các hành vi đe dọa, lăng mạ hoặc quấy rối.
Tiến sĩ Jean-Franois Chambon – giám đốc truyền thông của Viện Pasteur – nhận định: “Viện Pasteur đang trải qua một vụ tấn công chưa từng có. Các nhà nghiên cứu, nhà quản trị, phòng thí nghiệm, mọi người bị các cuộc gọi và thư điện tử tấn công dồn dập. Có những tin nhắn lăng mạ và đe dọa. Tôi chưa từng thấy điều đó. Ngay cả có người đã tiếp xúc với chúng tôi trên hộp thư và điện thoại cá nhân”.
Dẫn chứng tài liệu sai bét
Giải thích với kênh truyền hình LCI (Pháp), tiến sĩ Jean-Franois Chambon đã đưa ra nhiều chi tiết chứng minh băng video tung tin giả.
Video dựa trên một tài liệu dày 320 trang được cho là bằng sáng chế về virus SARS CoV-2. Song đây không là bằng sáng chế mà là đơn đăng ký sáng chế dành cho Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO).
Tài liệu mang số EP 1 694 829 B1 là tài liệu công khai, ai cũng có thể xem và kiểm tra nội dung.
Tiến sĩ Chambon cho biết: “Đơn đăng ký sáng chế này liên quan đến công trình khoa học về đặc tính của chủng virus SARS-CoV, về những phát hiện liên quan đến kháng nguyên bề mặt của virus và về các phương pháp phát triển ứng viên văcxin”.
Video đang HOT
Người đàn ông tự xưng là Cat Antonio xuất hiện trong băng video – Ảnh: FACEBOOK
Chơi trò mập mờ giữa SARS-CoV với SARS-CoV-2
Đơn đăng ký sáng chế năm 2004 nêu trên có sử dụng các thuật ngữ SARS, SARS-CoV hoặc coronavirus để chỉ chủng virus SARS-CoV gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng được phân lập lần đầu tiên vào năm 2003.
Tiến sĩ Chambon giải thích: “Không nên nhầm lẫn SARS-CoV với SARS-CoV-2 hiện tại gây dịch COVID-19. Hơn nữa, thuật ngữ coronavirus bao gồm nguyên một họ virus có đến hàng trăm loại và không phải loại nào cũng gây bệnh cho người”.
Tài liệu EP 1 694 829 B1 không nêu chi tiết về việc tạo ra virus nhưng đề cập đến một dự án phát triển văcxin.
Tiến sĩ Chambon cho biết: “Từ năm 2002-2004, Viện Pasteur đã xem xét khả năng điều chế văcxin ngừa chủng virus SARS-CoV. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nền tảng văcxin của bệnh sởi, một loại virus đã được kiểm soát tốt và sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm và họ đã ghép kháng nguyên SARS-CoV. Đây là phương pháp truyền thống để nghiên cứu phát triển văcxin”.
Băng video nói về một loại văcxin hoạt động trên chuột và thỏ. Đúng là Viện Pasteur có nghiên cứu văcxin SARS-CoV trên chuột với kết quả rất đáng khích lệ, nhưng chỉ trên chuột mà thôi.
Tiến sĩ Chambon nêu rõ: “Đây là quan sát phản ứng của văcxin trên chuột chứ không phải thử nghiệm văcxin. Viện Pasteur chưa phát triển văcxin hiệu quả và chỉ kết luận đạt được kết quả tốt cho các lần thử nghiệm đầu tiên. Kết quả không thể suy diễn cho con người”.
Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve (thứ hai từ trái sang ở hàng đầu) dự lễ khánh thành phòng thí nghiệm nghiên cứu virus ở Vũ Hán vào tháng 2-2017 – Ảnh: cn.ambafrance.org
Viện Pasteur không liên quan đến phòng thí nghiệm Vũ Hán
Băng video nêu trên khăng khăng cho rằng SARS-CoV-2 lan nhiễm từ một con dơi là vật thí nghiệm bay khỏi phòng thí nghiệm nghiên cứu virus ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Pháp bị nghi ngờ liên quan đến việc tạo ra virus này ở Trung Quốc vì nhiều lý do.
Tiến sĩ Yves Lévy lúc bấy giờ là giám đốc Viện Y tế và nghiên cứu y học quốc gia Pháp (INSERM) đã có mặt vào lúc Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve phát biểu trong lễ khánh thành phòng thí nghiệm ở Vũ Hán vào tháng 2-2017.
Ông Yves Lévy là chồng của nguyên bộ trưởng Bộ Đoàn kết và y tế Agnès Buzyn.
Ông có mặt vì lẽ INSERM đã hợp tác với Trung Quốc phát triển dự án phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và bảo đảm thiết kế cho dự án. Các dự án khoa học Pháp – Trung cũng được thực hiện dưới sự bảo trợ của INSERM.
Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được thiết kế và xây dựng với sự giúp đỡ của Pháp theo hiệp định hợp tác năm 2004 về phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Song đến năm 2011 công trình mới bắt đầu xây dựng và năm 2017 mới khánh thành.
Tiến sĩ Chambon khẳng định Viện Pasteur không liên quan gì đến phòng thí nghiệm nghiên cứu virus ở Vũ Hán và Viện Pasteur đã nghiên cứu virus SARS-CoV từ năm 2002-2004.
HOÀNG DUY LONG
Khi chỉ một nụ hôn cũng tiềm ẩn virus chết người
Khi thế giới đang phải đối mặt với dịch Covid-19 từ Trung Quốc, một số cơ quan y tế một lần nữa đã kêu gọi người dân nên kiềm chế những biểu hiện tình cảm mang tính thể chất với nhau.
Theo các nhà dịch tễ học, việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người sẽ góp phần làm chậm sự lây lan của Covid-19, dịch bệnh đang bùng phát ở hàng chục quốc gia chỉ trong 2 tháng và khiến hơn 2.700 người tử vong. Họ cho rằng người Mỹ nên thận trọng trước những cái ôm thân mật hoặc hành động đập tay, trong khi người Pháp và Ý cần cân nhắc việc hôn vào má theo truyền thống của họ.
"Rõ ràng, nếu virus Corona đang lởn vởn trong cộng đồng của bạn, thì cần phải thận trọng khi làm những việc này," Michael Osterholm, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cho biết, "Đó là một trong số ít những thứ bạn có thể tự làm để chủ động giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh."
Ở Ý, nơi dịch Covid-19 đang gia tăng và 7 người đã tử vong vì nhiễm virus qua đường nước bọt khi ho hoặc hắt hơi, nhiều người bắt đầu lĩnh hội lời khuyên này. Giorgia Nigri, một nhà kinh tế 36 tuổi ở Rome, cho biết mọi người đã giảm hẳn việc hôn nhau.
"Những người đi theo nhóm đã bắt đầu đề nghị chúng tôi đừng hôn 2 lần vào má như một cử chỉ đón chào hay tạm biệt," Nigri cho biết, "Ban đầu, tôi không để ý đến điều này nên khá buồn. Nhưng rồi tôi nhận thấy trong các nhóm đông người, đặc biệt là những nhóm người lạ, điều này rất đúng đắn."
Ngày lễ tình nhân
Cặp đôi tranh thủ "khóa môi" dù vẫn đeo khẩu trang y tế tại một ga tàu điện ngầm ở Hong Kong (Ảnh: Bloomberg)
Ở những nơi khác tại Châu Âu, những đề xuất như vậy thường gây tâm lý ngạc nhiên hoặc khôi hài: Ở Anh trong dịp Lễ tình nhân, nhiều tờ báo như Daily Mail và The Sun, trích lời nhà nghiên cứu virus John Oxford, khuyên người Anh nên duy trì "khoảng cách" hơn là tham gia vào các cuộc gặp thân mật với nhau.
Nhiều nhà thờ ở Ý đã ngưng tục lệ đặt bánh thánh lên lưỡi, một số nơi thay vào đó đã đặt bánh vào tay người hành lễ, số khác thì đã hủy bỏ hoàn toàn tục lệ này. Giới chức các cơ quan y tế công cộng ở Singapore, Ấn Độ, Nga và Iran đã xuống đường kêu gọi người dân hạn chế việc ôm hôn và bắt tay.
"Chúng ta không phải thay đổi những thói quen này đến hết đời," giáo sư Oxford cho hay trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, "Tất cả những đề xuất của tôi chỉ nên áp dụng đến khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết."
Điều này có thể dễ dàng hơn ở các quốc gia như Nhật Bản, khi việc chào hỏi theo thông lệ là cử chỉ cúi đầu, và việc tương tác thể chất giữa các đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh là một điều cấm kỵ. Một số sử gia xã hội cho rằng cử chỉ chùng gối khi gặp nhau trở nên phát triển ở châu Âu cũng do việc chào hỏi bằng hôn môi đang ngày càng ít phổ biến.
Trong lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng hồi đầu tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọc cười một đám đông ở Bắc Kinh khi nói rằng nó sẽ tốt hơn nếu không bắt tay.
Khoảng cách 1 mét
Dịch Covid-19 khiến mọi người trở nên thận trọng hơn với các cử chỉ tình cảm như ôm hôn, bắt tay (Ảnh: Reuters)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì lại không tiến xa đến mức cấm hẳn việc ôm hôn, nhưng bộ quy tắc của tổ chức này cũng ngụ ý rằng đây không phải là một ý tưởng tồi.
Cơ quan có trụ sở tại Geneva đề xuất việc tránh tiếp xúc mang tính thể chất với những người có triệu chứng và giữ khoảng cách ít nhất 1 mét. Bruce Aylward, người đứng đầu đoàn thanh tra của WHO tới tâm dịch Vũ Hán, trong hôm 24.2 đã ca ngợi các biện pháp tự bảo vệ và cách ly xã hội của Trung Quốc để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.
Nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet, người đứng đầu Cơ quan Sức khỏe Toàn cầu của Viện Pasteur tại Paris, Pháp, cũng khuyên nên áp dụng "các biện pháp thông thường" như ho vào ống tay áo, sử dụng khăn giấy dùng một lần và rửa tay thường xuyên.
Một số nhà khoa học lo ngại virus Corona cũng có thể lây qua phân người hoặc qua các phân tử nhỏ đến mức có thể xuyên qua khẩu trang y tế thông thường. Không giống các loại virus SARS và MERS, loại virus này không gây ra các triệu chứng rõ ràng ở những người bị nhiễm, khiến cho mầm bệnh có lợi thế phát triển.
"Cuộc chiến này liên quan đến tất cả mọi người, không chỉ những người mặc đồ bảo hộ hay các nhà khoa học," giáo sư Oxford cho hay, "Chỉ cần một cá nhân làm rối tung mọi thứ, rắc rối sẽ rất lớn."
Theo danviet
50 loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19 Các nhà nghiên cứu toàn cầu đang nỗ lực thiết lập một "bản đồ" protein của nCoV, xác định được 50 loại thuốc có thể nhắm vào chúng. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Quantitative Biosciences (QBI), tại đại học bang California, đang tìm hiểu một hướng tiếp cận đặc biệt thay vì tấn công trực tiếp vào virus. Họ tìm kiếm các loại...