“Viên ngọc báu” Bãi Bụt
Nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà, Bãi Bụt được xem là một “ viên ngọc báu” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng.
Nơi đây, màu xanh của biển cả hòa với sắc lục của rừng cây khiến ai đứng trước vẻ đẹp ấy cũng thấy lòng yên ả.
Cảnh quan Bãi Bụt nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet
Bãi Bụt nằm cách trung tâm thành phố khoảng 13-15km. Nếu đi xe từ chân núi Sơn Trà lên chùa Linh Ứng, đến gần chùa, bạn hãy thử dừng xe để nhìn sang bên phía biển. Từ trên cao nhìn xuống, đầu tiên sẽ thấy màu xanh lục của một cánh rừng nguyên sinh, sau đó là sắc vàng pha trắng óng ả của bãi cát, rồi đến màu xanh mênh mang trong vắt của biển khơi. Đó chính là Bãi Bụt.
Xung quanh tên gọi Bãi Bụt có nhiều truyền thuyết. Có tích cho rằng, thời xa xưa, khi ven biển Sơn Trà mới chỉ lác đác vài ngôi làng làm nghề chài lưới, có một đôi vợ chồng sống với nhau êm đềm, hạnh phúc.
Một ngày nọ, người vợ tiễn chồng ra khơi cùng những người đàn ông khác trong làng, hẹn với nhau chỉ nội trong một tuần sẽ gặp lại. Vậy mà chuyến đi biển ấy kéo dài thành hai tuần, rồi một tháng…
Video đang HOT
Đến một ngày nọ, trời đất Sơn Trà bỗng tối sầm rồi nổi cơn giông, mưa như trút nước, sóng biển cuồn cuộn… Người vợ linh cảm chồng mình sẽ không bao giờ quay về nữa. Quá buồn khổ và tuyệt vọng, chị gieo mình vào biển khơi.
Đúng lúc ấy, Bụt hiện ra cứu vớt người quả phụ tội nghiệp, đưa chị lên chùa xuất gia. Những năm tháng sau đó, trời đất Sơn Trà bình an, người dân đi biển thường xuyên được mùa. Nhớ ơn người quả phụ, họ đặt tên cho bãi biển nơi chị tiễn chồng ra khơi là Bãi Bụt.
Nhiều du khách đến Đà Nẵng có chung nhận xét, cái đẹp của Bãi Bụt chính là những lớp cảnh quan thiên nhiên phân theo từng tầng cao. Dưới đáy biển là những ghềnh đá bám san hô, trên mặt biển có nắng vàng lấp lánh, có bãi cát mịn mượt dưới từng bước chân đi.
Lên trên chút nữa là tầng tầng cây cối, có loại thân gỗ cứng cáp, thẳng tắp, có loại dây leo uốn lượn mềm mại. Vào mùa xuân hay mùa hạ, hoa tím, hoa trắng nở dọc từ bãi biển lên triền núi. Ngước mắt nhìn lên, sẽ thấy tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2012, Bãi Bụt được khai thác để phục vụ du lịch. Đến đây, người dân và du khách có thể thuê chòi, chế biến những thức ăn đã được chuẩn bị trước ở nhà hoặc thưởng thức các món hải sản được bán quanh đó. Ăn uống, nghỉ ngơi xong, có thể thử sức mình với những trò chơi cảm giác mạnh như: lướt ván, mô-tô nước, lặn biển ngắm san hô… Trước khi ra về, đừng quên nán lại ngắm cảnh biển được nhuộm một màu hồng cam mênh mông khi mặt trời dần khuất mình dưới biển Sơn Trà.
Mùa lau trắng dưới chân bán đảo Sơn Trà
Cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm là thời điểm mùa đông sắp về, cũng là mùa cỏ lau trắng nở rộ dọc những cung đường.
Ở Đà Nẵng, cỏ lau nở nhiều nhất ở vùng ven sông Hàn dưới chân cầu Thuận Phước, đường lên bán đảo Sơn Trà...
Thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 là lúc cỏ lau trổ đều và đẹp nhất. Ảnh chụp tại cánh đồng lau trắng trên tuyến đường Hoàng Sa.
Cỏ lau thường mọc ở các bãi đất trống thành từng cụm, thân vươn cao quá đầu người tạo thành khung cảnh đẹp trong những khung hình.
Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ lau nở là dấu hiệu báo mùa mưa bão đã đi qua.
Từ trẻ nhỏ đến người lớn, ai cũng muốn chụp ảnh bên những vạt cỏ lau trắng đầu mùa.
Nhiều người chọn trang phục màu trắng để nổi bật hơn trong những bức hình.
Những bạn trẻ thích thú "check-in" bên đồng cỏ lau.
Vì mùa cỏ lau rất ngắn, chỉ độ 3 tuần từ khi nở rộ đến khi tàn, nên dạo chơi và chụp ảnh tại đây là trải nghiệm thú vị với nhiều người.
Cỏ lau dưới ánh hoàng hôn.
Bán đảo Sơn Trà thu hút khách tham quan Những ngày đầu năm, cùng với nhiều điểm đến khác, bán đảo Sơn Trà thu hút nhiều người dân và du khách tìm đến tham quan, check-in. Bán đảo Sơn Trà với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng thu hút nhiều người dân và du khách tìm đến tham quan, đặc biệt vào cuối tuần. Cung đường Hoàng Sa dẫn lên bán đảo...