Viện nghiên cứu Mỹ: Phát hiện Triều Tiên đang vận hành ít nhất 13 cơ sở tên lửa ngầm
Ngày 12/11, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết đã phát hiện ít nhất 13 trong tổng số 20 cơ sở tên lửa ước tính đang hoạt động ngầm bên trong lãnh thổ Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh đây là thách thức cho các nhà đàm phán Mỹ vốn đang hy vọng sẽ thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung đất đối đất Hwasong-12 của Triều Tiên ngày 14/5/2017. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Theo báo cáo do CSIS công bố, nhà nghiên cứu Joseph Bermudez cho rằng đã quan sát thấy hoạt động bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại một số địa điểm, bất chấp các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa đang diễn ra.
Các địa điểm thử tên lửa do CSIS phát hiện phân bố rải rác ở các khu vực xa xôi, đồi núi trên khắp lãnh thổ Triều Tiên, và có thể được sử dụng để bố trí các tên lửa đạn đạo với các tầm bắn khác nhau, với tầm bắn xa nhất được cho là vươn tới bất kỳ đâu trên lãnh thổ Mỹ.
Giới phân tích nhận định, một báo cáo chính xác tiết lộ năng lực tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ là một phần quan trọng trong bất kỳ thỏa thuận phi hạt nhân nào. Theo báo cáo của CSIS, Sakkanmol, địa điểm thử tên lửa của Triều Tiên gần với biên giới Hàn Quốc và thủ đô Seoul nhất, dường như “vẫn đang hoạt động và đang được bảo trì khá tốt”.
Video đang HOT
Báo cáo của CSIS được công bố trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên đang đàm phán về việc thực thi thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 6 vừa qua nhằm hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên để đối lấy sự đảm bảo an ninh từ Washington. Tuy nhiên, đến nay, các cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển.
Triều Tiên đã nhất trí đóng cửa các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon, tích cực thực hiện các biện pháp để đưa bán đảo Triều Tiên thành vùng đất không có vũ khí hạt nhân, đồng thời đóng cửa vĩnh viễn bãi thử động cơ tên lửa Dongchang-ri. Dù vậy, Triều Tiên cũng đòi hỏi sự nhượng bộ tương xứng từ phía Mỹ.
Theo Thùy An (TTXVN)
Tên lửa Triều Tiên rơi trúng và phát nổ trong thành phố 200.000 dân?
Các nguồn tin chính phủ Mỹ tiết lộ, một tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên từng rơi trúng một thành phố 200.000 dân của nước này và nổ tung trong một cuộc thử nghiệm thất bại.
Tên lửa Triều Tiên từng gặp sự cố rơi trúng thành phố đông đúc của nước này?
Theo Express, sự cố xảy ra ngày 28.4.2017 trong một cuộc thử tên lửa Hwasong-12 tại sân bay Pukchang. Vụ thử này được cho là đã thất bại ngay sau khi tên lửa được phóng và gây ra thảm họa cho thành phố Tokchon của Triều Tiên.
Các nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết, tên lửa Hwasong-12 được phóng từ sân bay Pukchang, cách thủ đô Bình Nhưỡng chỉ hơn 64 km về phía Bắc nhưng vì lỗi động cơ, tên lửa này chỉ bay hơn 1 phút theo hướng Đông Bắc được khoảng 40 km với độ cao dưới 70 km trước khi rơi và nổ trúng một khu công nghiệp gây thiệt hại lớn.
Ảnh vệ tinh cho thấy các cấu trúc, tòa nhà trong vòng tròn đỏ bị "xóa sổ" một cách bí ẩn.
Theo các hình ảnh vệ tinh từ Google Earth và các hình ảnh khác ở nơi được cho là địa điểm tên lửa rơi xuống, một số cấu trúc được cho là đã bị phá vỡ bởi các mảnh vỡ từ vụ thử nghiệm tên lửa. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin nào về thương vong tại Tokchon được xác nhận, dù những hình ảnh được công bố dường như cho thấy tên lửa nổ khá gần khu vực có mật độ dân cư cao.
Các nhà quan sát cũng cảnh báo rằng, những sự cố như ở Tokchon có nguy cơ cao sẽ lặp lại bởi việc tái sử dụng các hệ tống chưa được kiểm tra. Họ nói rằng, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong đường bay của tên lửa cũng có thể khiến nó rơi và nổ tung trong một khu dân cư.
Ông Kim Jong-un kiểm tra tên lửa Hwasong-12
Kể từ sau sự cố trên, Triều Tiên đã phóng các tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản dấy lên lo ngại một vụ phóng thất bại có thể khiến tên lửa vô tình tấn công Tokyo hoặc Osaka. Trường hợp tên lửa Triều Tiên rơi trúng thành phố Nhật Bản có thể gây ra xung đột toàn diện, đẩy thế giới tới chiến tranh thế giới thứ 3 thảm khốc.
Triều Tiên được cho là đã 3 lần phóng thất bại Hwasong-12 trước khi tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 năm ngoái.
Thông tin về sự cố Hwasong-12 được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump vừa cảnh báo Triều Tiên rằng, ông có "nút hạt nhân lớn và mạnh hơn" đáp trả tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Trong diễn văn chào năm mới, ông Kim Jong-un nhấn mạnh, ông có "nút hạt nhân" ở trên bàn bất cứ lúc nào và khẳng định toàn bộ lãnh thổ Mỹ nằm trong phạm vi vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
"Đó là một thực tế, chứ không phải là một mối đe dọa", ông Kim Jong-un nói.
Theo Danviet
Nhật Bản nói Triều Tiên sở hữu hàng trăm tên lửa Sách Trắng thường niên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Triều Tiên dường như sở hữu và triển khai trăm trên lửa Nodong có khả năng tấn công mọi khu vực trên lãnh thổ Nhật Bản. Tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong tại lễ duyệt binh ở Bình Nhưỡng (Ảnh: Yonhap) "Xét đến thực tế rằng Triều Tiên dường như...