Viện nghiên cứu Đức: Đại dịch COVID-19 có thể kéo dài 2 năm
Người đứng đầu Viện Y tế Robert Koch của Đức nói đại dịch COVID-19 có thể kéo dài trong hai năm và phát triển thành từng đợt.
Người đứng đầu Viện Y tế Robert Koch của Đức – ông Lothar Wieler ngày 17-3 nói rằng đại dịch COVID-19 có thể kéo dài trong hai năm và phát triển thành từng đợt, theo hãng tin Sputnik.
Một phòng thí nghiệm ở Berlin, Đức. Ảnh: AP
“Đại dịch này sẽ phát triển thành từng đợt. Chúng tôi biết điều này chính xác. Tuy nhiên, những đợt này nhanh đến mức nào? Và khi nào đại dịch sẽ lây nhiễm khoảng 60%-70% dân số thế giới như đã ước đoán? Điều này có thể diễn ra trong vài năm. Chúng tôi dự đoán sẽ là hai năm”, ông Wieler nói.
Video đang HOT
Ông Wieler nói thêm rằng sự xuất hiện của một loại vaccine hay bất kỳ “sự can thiệp” nào trong quá trình xảy ra đại dịch sẽ hữu ích.
“Càng có sớm vaccine, chúng ta càng sớm ngăn chặn được đại dịch này. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi chúng ta có thì cũng không có nghĩa rằng mọi người sẽ được tiêm vaccine vì nó liên quan tới số lượng”, ông Wieler lưu ý.
Theo plo.vn
Sốc: phát hiện protein ngoài hành tinh trong vật thể rơi xuống trái đất
"Quá giang" thiên thạch Acfer 086, protein ngoài hành tinh đã hạ cánh xuống trái đất từ những 30 năm trước mà con người không hay.
Một nhóm khoa học gia Mỹ đã phân tích Acfer 086, một thiên thạch rơi xuống Algeria từ năm 1990. Kỹ thuật hiện đại đã giúp vén bức màn bí mật phủ lên vật thể ngoài hành tinh suốt 30 năm qua: họ đã phát hiện một loại protein chưa từng thấy, được cất giấu sâu bên trong viên đá không gian.
Năm 1990, người ta phát hiện một ngôi sao băng bay ngang bầu trời, để rồi một vật thể ngoài hành tinh đáp xuống Algeria - ảnh minh họa từ NASA
Theo tiến sĩ Julie McGeoch từ Đại học Harvard, người đứng đầu nghiên cứu, họ đã nghiền một ít vật chất bên trong thiên thạch, trộn với nước và chloroform. Cuối cùng, họ bắn tia laser vào các mẫu để biến chúng thành dạng phí, phân tích bằng khối phổ. Cuối cùng, một sự kết hợp của các axit amin và một số nguyên tử bổ sung đã được xác định. Đó chính là bằng chứng đầu tiên về protein ngoài trái đất.
Tuy chưa thể khẳng định protein này đại diện cho một hình thức sự sống ngoài hành tinh cụ thể, nhưng theo các tác giả, nó cho thấy ở quê hương chưa biết của khối thiên thạch, đã xảy ra những phản ứng hóa học tương tự phản ứng tạo ra sự sống của trái đất cổ xưa.
Protein mới này được gọi là "hemolithin". Thành phần chính của nó bao gồm bao gồm các chuỗi axit amin glycine và hydroxyglycine, cũng như các nguyên tử sắt, oxy và lithium.
Các bước phân tích sâu hơn cho thấy nguồn gốc của protein này có thể là các đám mây phân tử hoặc các đĩa "tiền mặt trời", vốn tồn tại ở những ngôi sao non trẻ như mặt trời của chúng ta hàng tỉ năm trước.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arXiv.org và chờ được đánh giá trước khi công bố chính thức trên một tạp chí khoa học.
A. Thư
Theonld.com.vn/ New Scientist, Space
Khi phụ huynh tham gia lựa chọn sách giáo khoa Ghi nhận từ thực tế cho thấy, theo yêu cầu đến cuối tháng 3 các nhà trường phải báo cáo bộ sách lựa chọn, nhưng hiện tại không ít trường chưa được tiếp cận đầy đủ các bản mẫu SGK để mua rồi phát cho giáo viên và các thành viên có trong Hội đồng. Theo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách...