Viện KS: Cần án nghiêm khắc với cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh
Trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, đối với 2 bị cáo Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng và Phan Văn Anh Vũ tại phiên tòa đã không thừa nhận hành vi phạm tội nên cần phải xem xét khi đề nghị mức án.
Bị cáo Trần Văn Minh (ảnh TTXVN).
Sáng nay (7/1), sau một ngày tạm nghỉ, phiên tòa xét xử 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ và 18 bị cáo tiếp tục với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nêu bản luận tội và đề nghị mức án dành cho các bị cáo.
Trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, đối với trường hợp bị cáo Trần Văn Minh, với chức trách được giao, bị cáo Trần Văn Minh biết rõ, trong việc bán nhà công sản thuộc sở hữu Nhà nước phải thực hiện các quy định của pháp luật nhưng đã có hành vi cố ý làm trái để cho các công ty của Phan Văn Anh Vũ được nhận 18 nhà đất công sản trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.100 tỷ đồng.
Đại diện Viện KS khẳng định, đủ cơ sở xác định hành vi của bị cáo Trần Văn Minh về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tại 7 dự án bất động sản, bị cáo Trần Văn Minh đã chỉ đạo các đồng phạm thực hiện hành vi trái pháp luật về quản lý đất đai như giao đất cho cá nhân doanh nghiệp không qua đấu giá, áp giá không sát giá thị trường…, câu kết, tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ, các doanh nghiệp của Vũ được nhận các nhà đất không qua đấu giá, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Từ đó đủ cơ sở xác định bị cáo Trần Văn Minh đã phạm vào tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giai đoạn 2006- 2011 là người đứng đầu UBND chịu trách nhiệm chính với các chủ trương giao đất trái pháp luật, quản lý tài sản công, đất đai. Do vậy, xác định bị cáo có vai trò chính, trực tiếp cùng các bị cáo khác thực hiện yêu cầu. Hầu hết các sai phạm trong vụ án này đều trong giai đoạn bị cáo giữ cương vị người đứng đầu UBND TP. Đà Nẵng.
Do vậy, bị cáo hiểu rõ các việc làm của mình, các chủ trương không đúng sẽ kéo theo các sai phạm của bộ máy Thành phố trong việc tổ chức thực hiện.
Về mối quan hệ với Phan Văn Anh Vũ, theo Viện KS, tại phiên tòa, bị cáo khẳng định không có quan hệ nhưng trên cơ sở nội dung khai báo của các bị cáo trong vụ án và tài liệu điều tra xác định, tất cả chính quyền Đà Nẵng, nhân dân, doanh nghiệp đều biết Phan Văn Anh Vũ. Nếu không phải doanh nghiệp của Vũ thì không bao giờ nhận được nhiều nhà đất công sản và hầu hết các nhà đất công sản rơi vào tay Vũ gây bức xúc cho doanh nghiệp, nhân dân… Từ những việc làm trái pháp luật nêu trên dư luận rất bức xúc, nếu bị cáo không nhận thức rõ hành vi cần có hình phạt nghiêm khắc với bị cáo. Tại phiên tòa bị cáo Trần Văn Minh không thừa nhận hành vi vi phạm nên cần phải được xem xét khi đề nghị mức án.
Theo danviet.vn
Vì sao đại diện Viện KS nói thấy gợn khi cựu Chủ tịch Đà Nẵng khai?
Tại phiên tòa xét xử Phan Văn Anh Vũ, 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng và 18 bị cáo, chiều nay (4/1), đại diện Viện Kiểm sát tham gia xét hỏi các bị cáo, trong đó có việc xét hỏi cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh.
Bị cáo Trần Văn Minh (người đeo kính -ảnh TTXVN).
Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã nói, sau khi nghe bị cáo Trần Văn Minh khai đã cảm thấy rất "gợn", bởi lẽ trong phiên tòa hôm trước (3/1), các bị cáo trước đây là cấp dưới của bị cáo Minh đều thừa nhận hành vi của họ là vi phạm pháp luật. Họ cũng khẳng định chủ trương, chỉ đạo của cấp trên là vi phạm, nhưng bị cáo Trần Văn Minh khi trả lời thẩm vấn trước tòa luôn khẳng định là đúng. "Do vậy cần phải làm rõ điều này", đại diện Viện Kiểm sát nói.
Đại diện Viện Kiểm sát đặt câu hỏi với bị cáo Trần Văn Minh, đối với 22 dự án nhà đất công sản trong vụ án này có phải là tài sản nhà nước hay không?.
Bị cáo Trần Văn Minh thừa nhận đây là tài sản nhà nước, nhưng không thuộc diện nhà ở nên không phải đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định 61/1994 như cáo trạng truy tố. Bởi các công ty mua lại để kinh doanh chứ không phải ở.
Đại diện Viện Kiểm sát đã dẫn lại lời khai của bị cáo Trần Văn Minh về việc trích dẫn Nghị định 38/2000 để cho rằng việc giảm 10% tiền sử dụng đất là phù hợp. "Nghị định này là hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 1993, trong khi đó 22 dự án nhà đất công sản trong vụ án này được xác định sai phạm từ năm 2004-2014, áp dụng theo Luật đất đai năm 2003. Phải chăng bị cáo đang đưa ra và áp dụng một văn bản pháp lý cũ?", đại diện Viện Kiểm sát lập luận và cho biết thêm, Nghị định 38/2000 về sau đã được thay thế bằng Nghị định 198/2004, trong đó có việc bỏ giảm từ tiền sử dụng đất.
Bị cáo Trần Văn Minh thừa nhận Nghị định 38/2000 đến năm 2004 hết hiệu lực, tuy nhiên, Thủ tướng có một quyết định trên cơ sở Nghị quyết của Bộ Chính trị cho Đà Nẵng một cơ chế về ngân sách.... Nghe vậy, đại diện Viện Kiểm sát nói ngay, ở đây cơ quan tiến hành tố tụng đang làm rõ các hành vi của bị cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự chứ không thực hiện theo Nghị quyết nào khác.
Để làm rõ thêm, Hội đồng xét xử đã đề nghị Giám định viên tư pháp của Bộ Xây dựng có ý kiến về việc ông Trần Văn Minh cho rằng, việc bán 22 dự án nhà đất là đúng quy định.
Theo đó, ngày 1/11/2007, UBND TP. Đà Nẵng có quyết định do ông Trần Văn Minh ký, điều 1 trong quyết định này có nêu: Đối với nhà đất thuộc sở hữu nhà nước hiện đang được cho các tổ chức, cá nhân thuê ở khi được Thành phố phê duyệt bán nhà hoặc chuyển quyền sử dụng đất theo diện công sản, nếu nộp tiền một lần.
Vị Giám định viên khẳng định, điều này đã trái với Nghị định 61/1994. Bởi những người đang thuê nhà ở của nhà nước thì được mua, khi mua thì phải mua theo các quy định của Nghị định 61/1994. "Nhưng TP Đà Nẵng lại thực hiện bán theo diện công sản, trái với quy định pháp luật", vị Giám định viên nói.
Về việc Đà Nẵng áp dụng Nghị định 38/2000, trong này có quy định giảm 20% cho một số trường hợp. Tuy nhiên, tháng 10/2004, nghị định này hết hiệu lực, thay thế bằng Nghị định 198/2004, do vậy các quyết định của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng sau thời điểm này là trái với Nghị định 198 vì Nghị định 198 không quy định việc giảm tiền sử dụng đất.
Về việc bán chỉ định theo Quyết định 140/2008 của Thủ tướng Chính phủ mà ông Trần Văn Minh dẫn chứng, theo vị Giám định viên chỉ có quy định ba trường hợp được bán chỉ định. Thứ nhất là sau thời hạn thông báo đấu giá mà chỉ có một tổ chức tham gia; thứ hai là bán để phục vụ mục đích xã hội hóa; thứ ba là bán cho những tổ chức cá nhân đang thuê cơ sở nhà đất đó nhưng với điều kiện phải nằm trong phương án tổng thể sắp xếp đã được phê duyệt, và phải là Sở Tài chính thẩm định giá để trình UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. "Nếu bán chỉ định mà không đáp ứng đủ các điều kiện đó có nghĩa là trái với quyết định của Thủ tướng", vị Giám định viên nói.
Sau khi nghe vị Giám định viên nói, bị cáo Trần Văn Minh nói muốn được tranh luận lại ở một số điểm. Ông nêu ra quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế cho TP. Đà Nẵng và báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi báo cáo Bộ Chính trị...
Theo danviet.vn
Vụ Vũ "nhôm": "Đây là chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, phải làm" Trong phiên tòa vụ Vũ "nhôm", 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng và 18 bị cáo sáng nay (3/1), bị cáo Nguyễn Văn Cán, nguyên Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng trong lời khai đã nhiều lần nói về việc chỉ đạo của cố Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh. Bị cáo Nguyễn Văn Cán (ảnh chụp qua màn hình)....