Viện kiểm sát trả đơn kiến nghị trả tự do cho Huỳnh Văn Nén
Ngày 18.5, đại diện luật sư bào chữa cho bị can Huỳnh Văn Nén cho biết, đã nhận được phản hồi từ VKSND tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, ngày 7.5, VKSND tỉnh Bình Thuận nhận được đơn kiến nghị khẩn cấp (lần 2) của các luật sư bào chữa cho bị can Huỳnh Văn Nén, kiến nghị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận, VKSND tỉnh Bình Thuận đình chỉ vụ án, bị can đối với ông Huỳnh Văn Nén, trả tự do cho ông ngay sau khi hết thời hạn điều tra lại.
VKSND tỉnh Bình Thuận cho rằng: Bị can Huỳnh Văn Nén đang bị tạm giam về tội giết người, cướp tài sản. Hiện đang được Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận thụ lý, điều tra. Theo quy định của pháp luật về quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự, thì đơn kiến nghị của các luật sư không thuộc trường hợp để VKS giải quyết. Vậy, VKSND tỉnh Bình Thuận trả đơn cho các luật sư.
Ông Huỳnh Văn Nén bị khởi tố điều tra về hai tội danh “giết người” và “cướp tài sản”, bị bắt từ năm 1998. Đến nay ông Nén thụ án được 17 năm tù và TAND tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm hủy án giao cho Công an tỉnh Bình Thuận điều tra lại.
Ngay sau khi vụ án được Công an tỉnh Bình Thuận thụ lý điều tra lại theo thủ tục chung, các luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa, tham dự các buổi hỏi cung.
Tới ngày 8.5.2015 là hết thời hạn điều tra lại vụ án.
Trước đó, các luật sư và gia đình ông Huỳnh Văn Nén đã kiến nghị lần thứ nhất xin bảo lãnh cho ông Nén được tại ngoại nhưng bị từ chối.
Video đang HOT
Theo Minh Châu
Lao động
Dùng "hàng cấm buôn bán" để xác định tội?
Ngày 12/2, TAND tỉnh Quảng Bình tiếp tục tiếp tục ngày làm việc thứ 3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "cướp gỗ huê" tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Sau khi lắng nghe lời bào chữa của 10 luật sư cho các bị cáo, đại diệnVKSND tỉnh Quảng Bình tiếp tục làm rõ thêm hành vi "dùng vũ lực đối với người bị hại", và "người nào cầm dao đe dọa người nào" để cho rằng đó là "cướp".
Tại đây, đại diện VKSND tỉnh ông Phạm Hữu Võ đã công bố kết luận của cơ quan điều tra. Theo đó, trong bản cung của bị cáo Hồ Văn Phương tại cơ quan điều tra (bản cung có luật sư bào chữa cũng như bản cung không có luật sư), bị cáo Phương đều khai là đã dùng dao để uy hiếp nhóm người bị hại. Do đó, có thể kết luận bị cáo Phương có hành vi uy hiếp người khác.
Đại diện VKSND tỉnh Quảng Bình Phạm Hữu Võ phân tích hành động phạm tội của các bị cáo tại tòa
Ngoài ra, để khẳng định hành vi dùng dây dù màu xanh để trói bị hại Phạm Văn Toàn là có thật. Đại diện VKSND tỉnh cho rằng, hành vi đó hoàn toàn phù hợp với lời khai của bị cáo, bị hại và chỉ cần một người trong nhóm có hành vi uy hiếp thì những người khác cũng đều có liên quan.
Và để rõ hơn vấn đề nghi ngờ của nhiều luật sư cho rằng "không có người làm chứng đối với dây dù thu giữ tại hiện trường nên biên bản khám nghiệm hiện trường đó không có căn cứ pháp lí", thì đại diện VKSND tỉnh đã đưa ra biên bản khám nghiệm hiện trường có sự tham gia của 2 nhân chứng đó là Nguyễn Văn Tùng và Phan Văn Trọng. Do đó có thể kết luận rằng biên bản đó có đủ cơ sở pháp lý.
Về việc xác định đó là gỗ huê (thuộc nhóm gỗ quý cấm hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán) và việc giám định giá trị tài sản để định tội các bị cáo, đại diện VKSND tỉnh cho rằng, thứ nhất tất cả bị cáo, bị hại đều xác định đó là gỗ huê. Thứ hai, mặc dù số gỗ nói trên không có tại hiện trường, tuy nhiên theo lời khai của bị hại cũng như bị cáo thì số lượng gỗ huê (350 - 420 kg) là tương đối chính xác.
Đại diện VKSND tỉnh đã công bố số hàng trên có giá trị từ 3,6 tỉ - 4,2 tỉ đồng do Giám đốc Sở tài chính định giá. Và theo lời khai của các bị cáo là bán cho Phạm Hải 4 tỉ đồng là hoàn toàn có cơ sở.
Cũng trong phiên tòa ngày 12/2, để làm rõ hành vi "cướp" hay "bán" thì đại diện VKSND tỉnh biện luận rằng, khi bị hại Phạm Văn Toàn không đồng ý bán nên các bị cáo đã uy hiếp rồi cướp tài sản, khi các bị hại không thể chống cự thì bị hại buộc phải ngỏ ý xin lại một ít mong rằng vớt vát được số hàng đã mất, nhưng các bị cáo không cho lại gỗ và hứa sẽ cho tiền (vì bị hại và bị cáo đã có quen biết trước và biết bị hại có hoàn cảnh rất khó khăn).
Luật sư Ngô Văn Xảo, người bào chữa cho bị cáo Hồ Xuân Thiện
Đại diện VKSND tỉnh Quảng Bình Phạm Hữu Võ còn làm rõ hành vi "cướp" của các bị cáo bằng việc đưa ra lời khai của bị cáo Hồ Xuân Thiện đã khai: "Khi tôi vào sau, tôi không thấy có việc mua bán nào diễn ra tại Hung Roi ngày hôm đó". Còn lời khai của bị cáo Lê Bá Quyết: "Tôi cầm gậy, dao và ngồi trên tảng đá canh giữ nhóm của bị hại".
Tuy nhiên, luật sư Trương Văn Bá người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hiệu và Hồ Văn Phương cho rằng: "Bản giám định tài sản là không đủ cơ sở pháp lí", luật sư Bá phân tích, đây là mặt hàng cấm khai thác, vận chuyển, buôn bán thì làm sao có khung giá nào để định giá giá trị của nó. Ngoài ra, luật sư Bá còn phân tích, đó là mua bán tại rừng, mà mua bán ở đó rủi ro cao, bởi nếu bán xong người mua bị kiểm lâm bắt giữ thì số hàng cũng coi như mất trắng nên không thể có khung giá cho số gỗ huê mà đại diện VKSND tỉnh đã phân tích.
Cũng tại phiên tòa, nhiều luật sư còn nhấn mạnh: "Vấn đề sai sót ngày, tháng, số của lời khai" để từ đó yêu cầu HĐXX xem xét rõ vấn đề này, để xem xét tính trong sáng trong lời khai của các bị cáo.
Sự lo lắng hiện hữu trên khuôn mặt các bị cáo và người thân
Trong phòng xét xử, với những vẻ mặt đượm buồn của những người mẹ, người vợ và con của các bị cáo. Họ đang rất lo lắng cho những người thân của mình đang đứng trước vành móng ngựa. Bởi theo họ, hơn 3 năm nay qua, kinh tế của gia đình đang ngày một khánh kiệt, cuộc sống gia đình gần như bị đảo lộn, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần.
Sáng hôm nay (13/2), phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "cướp" gỗ huê tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ tiếp tục diễn ra.
Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên.
Nhóm PV
Theo Dantri
Phía sau vụ đại án ma túy ở Sơn La Trong suốt quá trình xét hỏi, Thẩm phán Nguyễn Thị Tuyết Chủ tọa phiên tòa, bằng kinh nghiệm của mình đã lần lượt "gỡ" những điều phi lý của phiên sơ thẩm. "Đại án" ma túy ở Sơn La Ngày 21/4, TAND Tối cao mở phiên xét xử phúc thẩm tại Sơn La vụ Trần Mạnh Hùng và đồng bọn mua bán trái...