Viện kiểm sát lấy lời khai của ông Nguyễn Thanh Chấn
Tại buổi làm việc đầu tiên với cơ quan điều tra cao nhất của VKSND Tối cao, ông Chấn đã khai lại toàn bộ quá trình bị bắt.
Người thân òa khóc khi đón ông Chấn từ trại giam về nhà.
Hôm nay, bà Vũ Thị Nga (Phó giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn luật sư Việt Nam) đã được nhận giấy chứng nhận là người bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ba ngày trước, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã làm việc với ông Nguyễn Thanh Chấn, tại Nhà văn hoá thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây là lần làm việc đầu tiên từ sau khi ông Chấn được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao huỷ hai bản án kết tội Giết người.
Theo gia đình ông Chấn, cán bộ của Cục đã lấy lời khai của ông suốt quá trình từ khi bị bắt đến khi nhận án chung thân vào năm 2004. Thông tin về việc ông Chấn tố cáo bị đánh đập, ép cung cũng được các điều tra viên thu thập.
Vụ án của ông Chấn cũng là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình vào ngày 21/11. Đăng đàn trước Quốc hội, cả Chánh án, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng nêu quyết tâm sẽ chỉ đạo làm rõ “ông Chấn có bị bắt oan và bị dùng hình ép nhận tội hay không”.
Vì sao hai bản án kết tội ông Chấn bị hủy?
Tại Quyết định tái thẩm, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cho biết, ngày 9/7, Cục Điều tra của VKSND Tối cao nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến tố giác cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang điều tra, truy tố, xét xử oan sai với chồng mình. Bà Chiến cho rằng, người giết chị Nguyễn Thị Hoan vào ngày 15/8/2003 là Lý Nguyễn Chung, chứ không phải ông Chấn.
Cục vào cuộc xác minh, nhận thấy bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Chung), ông Lý Văn Chúc (bố đẻ của Chung) đều khai được Chung thú nhận đã giết chị Hoan sau khi phát hiện bộ quần áo dính máu của anh ta ngâm ở trong chậu.
Video đang HOT
Ông bà lo sợ nên đã đưa Chung tạm lánh về Lạng Sơn. Chị Lý Thị Nghiến (chị gái Chung) khai khoảng cuối năm 2003, sau khi Chung về đây có thấy ba anh em nói chuyện về việc Chung gây án ở Bắc Giang. Sau đó bố đã thu xếp để Chung vào miền Nam lẩn trốn. Năm đó, Chung chưa tròn 15 tuổi.
Chị Hoàng Thị Xướng (chị dâu của Chung) cho biết, khoảng tháng 8/2003, được chồng đưa cho hai chiếc nhẫn. Khi biết đây là nhẫn của nạn nhân bị giết ở Bắc Giang liên quan đến Chung, chị đã từ chối.
10 năm sau, ngày 25/10, khi biết Cục vào cuộc truy bắt, Chung ra đầu thú khai nhận hành vi giết chị Hoan lấy 59.000 đồng và hai chiếc nhẫn (một vàng ta và một vàng tây).
Biết bị công an truy tìm, Chung đã dùng khoảng 100 sim điện thoại trong 2 tháng lẩn trốn.
Hội đồng tái thẩm nhận thấy: “Bản tự thú, những lời khai của Chung; lời khai của bà Lành, chị Xướng…. là những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã không biết được khi ra bản án kết tội ông Chấn”. Vì lẽ đó, Hội đồng tái thẩm hủy hai bản án này. Hồ sơ vụ án được TAND Tối cao chuyển về VKSND Tối cao để điều tra lại.
Hai ngày trước khi có phán quyết trên, ông Chấn đã được VSKND Tối cao cho tạm đình chỉ thi hành án, trở về nhà sau 10 năm bị bắt. Phiên tái phẩm được mở theo kháng nghị của VKSND Tối cao, yêu cầu hủy hai bản án kết tội ông Chấn.
Theo Xahoi
8 điểm tương đồng giữa "án oan 10 năm" và vụ Hàn Đức Long
Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau vụ án oan 10 năm của Nguyễn Thanh Chấn, người ta lại đặt dấu hỏi về số phận của tử tù Hàn Đức Long. Người bị kết tội lên tiếng kêu oan thì có rất nhiều, nhưng công luận cũng không tin tất cả đều là oan khuất.
Có những điểm gì đó tương đồng trong câu chuyện của Hàn Đức Long và Nguyễn Thanh Chấn.
Như PetroTimes đã nêu trong các bài viết trước, Hàn Đức Long bị kết án tử hình với 2 tội danh "Giết người" và "hiếp dâm trẻ em" trong một vụ án xảy ra vào giữa năm 2005. Điều đáng nói là ngay từ lúc đầu, Hàn Đức Long không bị nghi ngờ và cũng không bị bắt giữ về tội này. Long bị bắt giữ trong một vụ án hiếp dâm khác mà chứng cứ buộc tội không rõ ràng, sau đó, Long được tòa án tuyên là không phạm tội trong vụ án đó.
Tuy nhiên, trong thời gian bị giam giữ ở công an Bắc Giang, Long lại bất ngờ nhận tội trong vụ án tày đình hơn "hiếp dâm trẻ em" và "giết người".
Căn cứ buộc tội của các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang với Hàn Đức Long chủ yếu là dựa vào lời khai của bị cáo, trong khi chứng cứ vụ án rất lỏng lẻo. Cũng vì kiểu kết tội "Trọng cung hơn trọng chứng" (mà trước tòa bị cáo lại phản cung và tố điều tra viên bức cung) nên dư luận lại càng hồ nghi hơn về bản án dành cho tử tù này.
Trên cơ sở những tư liệu do luật sư Ngô Ngọc Trai cung cấp, PetroTimes chỉ ra những nét giống nhau giữa 2 vụ án Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long.
1. Cả hai đều có gia đình ổn định, có vợ và con cái đầy đủ. Đều là những nông dân, ít học hành và ít giao lưu rộng rãi bên ngoài xã hội, hay nói cách khác là "quanh quẩn sau lũy tre làng". Nhưng sau khi vướng vòng lao lý, họ đều được xây dựng thành hình ảnh xấu, tha hóa... Cả hai đều bị mô tả là đã từng trêu ghẹo phụ nữ ở địa phương, có biểu hiện của hành vi dâm ô hoặc lệch lạc về nhận thức tình dục.
2. Khi gây án, ông Chấn được kết luận điều tra mô tả: Khi Chấn sang giếng nhà anh Minh lấy nước thì nảy ra ý định gạ gẫm giao cấu với chị Hoan. Vụ ông Long thì khi đi lang thang qua nhà cháu Yến thì Long cũng tự nhiên nảy sinh ý định bắt cóc cháu và hãm hiếp.
3. Ông Chấn bị triệu tập lên cơ quan công an sau 15 ngày kể từ ngày xảy ra án mạng, ông Long bị triệu tập lên cơ quan công an sau 4 tháng kể từ ngày xảy ra án mạng.
Sau khi bị giam giữ thì cả hai đều có đơn thú nhận hành vi phạm tội. Cả hai đều được cho viết thư về gia đình và đều thừa nhận hành vi phạm tội trong thư.
4. Cả hai vụ đều không có nhân chứng, vật chứng. Vật chứng căn bản nhất của vụ án hiếp dâm thường là dấu vết tinh dịch, lông, tóc, lời khai của nhân chứng... tất cả đều không có.
Căn cứ kết tội dựa chính đều dựa vào lời khai nhận của bị cáo và các cơ quan tố tụng đánh giá là lời khai nhận tội phù hợp với các tài liệu dấu vết thu được ở hiện trường.
5. Cả hai đều được cơ quan điều tra cho "tự vẽ" lại sơ đồ đường đi gây án, cho thực hiện lại thao tác hành vi phạm tội và cả hai đều được cơ quan điều tra mô tả là thực hiện "thuần thục".
6. Khi ra tòa, cả 2 đều kêu oan và khai báo việc bị bức cung, nhục hình, bị ép buộc phải khai nhận như những gì điều tra viên yêu cầu. Lời của cả hai đều không được Hội đồng xét xử lưu tâm, đánh giá.
7. Vụ ông Chấn và ông Long cùng cơ quan điều tra là Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Giang.
Điều tra viên vụ ông Chấn và ông Long cùng là Đào Văn Biên và những người khác. Vụ ông Chấn và ông Long cùng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang là ông Đặng Thế Vinh. Cùng Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang là ông Nguyễn Minh Năng.
Cả hai cùng bị giam giữ tại trại giam Kế tỉnh Bắc Giang.
8. Mặc dù gia đình đều nhận được thư từ trại giam thú nhận hành vi phạm tội nhưng đều không tin đó là thật. Gia đình 2 bị cáo đều không từ bỏ và nhiều năm theo đuổi, tìm cách minh oan cho người thân của mình.
Theo H.C.T
Petrotimes
Những dòng tâm sự của đứa con trai út gửi ông Chấn Trong bức thư viết gửi bố, Nguyễn Thế Anh, con trai út của ông Nguyễn Thanh Chấn đã nói: "Con nghĩ học trên Vĩnh Phúc gần bố thỉnh thoảng lên thăm bố". Ngày 26/3/2004, khi tòa tuyên án ông Nguyễn Thanh Chấn(thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) tù chung thân vì tội giết người, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn)...