Viện hàn lâm VN: Đừng theo Liên Xô cũ
“Ở Liên Xô trước đây, ông Stalin gọi vị chủ tịch viện hàn lâm lên nói rằng, hãy làm cho tôi bom nguyên tử, đường sắt… Chúng ta không thể ngồi chờ giao việc như vậy”.
Đó là ý kiến của PGS. Phạm Huy Tiến, nguyên chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam (cũ) sau khi khampha.vn đăng hai bài viết về chủ đề viện hàn lâm của Việt Nam. Xin giới thiệu đến quý độc giả.
Cần tránh háo danh
Trên thế giới có nhiều mô hình viện hàn lâm (academy) khác nhau. Có nơi, viện hàn lâm như một hội khoa học, hoặc chỉ là một tổ chức để vinh danh những người hay công trình danh tiếng. Tựu trung lại, viện hàn lâm không phải cơ quan nghiên cứu, chỉ là hội. Đến thời Liên Xô cũ, Stalin (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô) đưa lên thành cơ quan nghiên cứu khoa học tầm quốc gia.
Trở lại câu chuyện về hai viện hàn lâm vừa được công bố gần đây là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ở nước ta, nói đến viện hàn lâm, người ta thường nghĩ tới mô hình của Liên Xô, đó là nghiên cứu cơ bản. Hai chữ “hàn lâm” cũng đi liền với đẳng cấp, dẫn đầu.
Khoa học không nên có đẳng cấp (Ảnh minh họa)
Cách tư duy khoa học của chúng ta còn theo lối hành chính, quyền lực, phân biệt trên dưới. Theo tôi, trong khoa học không nên có đẳng cấp, “nó” phải là thế giới phẳng.
Trong viện hàn lâm, chức danh viện sỹ được coi là danh giá, sang trọng, siêu việt. Trong khi đó, khoa học không nên có đẳng cấp. Hơn nữa, hiện nay, chức danh giáo sư còn có tình trạng chạy đua, viện sỹ nếu không cẩn thận lại giống như giáo sư, ngồi tính điểm xét giáo sư, viện sỹ… dễ sinh tiêu cực cho những người “háo danh”. Không có viện sỹ, cũng chẳng phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tôi đồng tình viện hàn lâm của Việt Nam không có chế độ viện sỹ.
Hai viện hàn lâm của Việt Nam, hiểu theo nghĩa “hàn lâm” như lâu nay, có thể nhận thấy Nhà nước đã đề cao vai trò và vị thế của các viện. Đây có thể là động lực thúc đẩy các viện này phát triển hơn, có những công trình khoa học, đóng góp với đất nước xứng đáng với chữ “hàn lâm”. Các nhà khoa học cũng có cơ hội phát huy và đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nên tránh mô hình cũ của Liên Xô, bị động trong nghiên cứu. Các nhà khoa học cần lăn lộn vào cuộc sống, xây dựng thành những đề án trình nhà nước. Không ngồi chờ vào nhà nước giao việc. Ví dụ ở Liên Xô trước đây, Stalin gọi vị chủ tịch lên nói rằng, hãy làm cho tôi bom nguyên tử, đường sắt… chúng ta không thể ngồi chờ giao việc như vậy.
Bên cạnh đó, cũng không nên coi viện hàn lâm là cơ quan dẫn đầu, đẳng cấp, quyền lực… như Liên Xô cũ.
Làm gì cho đất nước?
Làm sao để các viện này xứng đáng với tên gọi “hàn lâm”? Theo tôi, về phía nhà nước hãy giao trọng trách lớn hơn và đồng nghĩa với việc đầu tư lớn hơn cho các viện. Các viện hàn lâm có trách nhiệm xây dựng những dự án khoa học lớn, đóng góp cho đất nước để xứng đáng với kỳ vọng của Nhà nước và nhân dân.
Tuy nhiên, vấn đề băn khoăn là viện hàn lâm của Việt Nam chỉ có 3 hoặc 4 phó chủ tịch. Nếu để làm khoa học, con số này quá ít, nếu làm hành chính lại là nhiều. Ví dụ, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, có tới 16 phó chủ tịch phụ trách các lĩnh vực khác nhau, tập hợp lại thành đoàn chủ tịch. Một đề tài sẽ được đưa ra đoàn chủ tịch và thoải mái thảo luận, phản biện. Từ đó chủ tịch viện sẽ đưa ra quyết định với đề tài.
PGS. Phạm Huy Tiến (ngồi giữa)
Không có đoàn chủ tịch như hiện nay là trên giao, dưới làm hoặc dưới đề xuất, trên đồng ý. Đó là cách làm hành chính, thiếu dân chủ trong khoa học.
Riêng Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có điểm khác biệt, đặt chung “hàn lâm khoa học” và “hàn lâm công nghệ”. Các nước như Trung Quốc, Nga… có “hàn lâm công nghệ” nhưng đứng bên ngoài hàn lâm khoa học cơ bản. Nếu đặt trọng tâm vào khoa học cơ bản, dễ bị chạy theo “bài báo quốc tế” tức là háo danh, thành tích. Do vậy, cần xác định “nội hàm” của hàn lâm công nghệ như cái mốc để định hướng phát triển. Nếu không, công nghệ nước nhà dễ rơi vào sự phát triển “túc tắc” như hiện nay.
Ngoài ra, các viện hàn lâm cũng cần có sự chuẩn bị về nhân lực. Trong đó quan trọng nhất là tìm người “lãnh đạo khoa học”. Đó là người có uy tín, đạo đức để tập hợp các nhà khoa học, chỉ huy làm những đề tài, dự án lớn. Khác với nhà quản lý khoa học là người làm theo kế hoạch, lãnh đạo khoa học là người biết nhìn xa. Quản lý “xô” các nhà khoa học đi làm lãnh đạo kêu gọi, tập hợp các nhà khoa học quản lý có cấp trên, cấp dưới lãnh đạo khoa học chỉ có đồng nghiệp.
Thêm hai chữ “hàn lâm”, đó sẽ là thử thách lớn với các nhà lãnh đạo viện. Khoảng 10 năm nữa, các vị chủ tịch viện phải trả lời trước Chính phủ và dân xem viện đã làm được gì? Lúc đó không thể trả lời bằng viết được bao nhiêu bài báo quốc tế, bao nhiêu đề tài… mà phải là những việc làm, công trình khoa học đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Theo 24h
Viện hàn lâm VN: Sao không có viện sỹ?
Viện sỹ của viện hàn lâm khoa học được xem là một danh hiệu rất cao quý. Tuy nhiên, cả hai viện hàn lâm của Việt Nam sẽ không có chức danh này.
Không có viện sỹ
Trao đổi với PV, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và GS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đều cho biết, các viện này sẽ không thực hiện chế độ viện sỹ.
GS Châu Văn Minh nói: "Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cũng mang những đặc điểm chung như các viện trên thế giới. Tuy nhiên Viện có những đặc thù riêng do điều kiện lịch sử của đất nước và của chính Viện KH&CN Việt Nam. Chẳng hạn, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam không thực hiện chế độ viện sỹ...
Viện hàn lâm khoa học của các nước trên thế giới đều có viện sỹ (Ảnh minh họa)
Thông tin này làm giới khoa học Việt Nam tỏ ra khá bất ngờ. Ông Đặng Ngọc Dinh ngạc nhiên: "Tôi chưa thấy viện hàn lâm khoa học nào trên thế giới mà không có viện sỹ. Nếu vậy, dễ nhầm với trung tâm sắc đẹp nào đó". (academy - viện hàn lâm với nghĩa là tên gọi cho các mỹ viện).
GS. Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng Ban Khoa Giáo Trung ương cũng thấy lạ khi viện hàn lâm của Việt Nam không có chức danh viện sỹ. GS đặt câu hỏi: "Nếu không có viện sỹ, vậy những người làm trong viện hàn lâm khoa học của nước ta được gọi là gì? Hay vẫn giữ nguyên là GS, PGS... như tất các các viện khác?".
"Nếu đã làm viện hàn lâm thì sao phải ngại ngần nói đến chức danh viện sỹ? Có thế trước mắt chưa có nhiều, nhưng qua quá trình phát triển sẽ tăng dần lên. Một số người được các viện trên thế giới phong viện sỹ, trong số họ cũng có người xứng đáng làm viện sỹ ở nước ta", ông Phạm Tất Dong nói.
PGS.TS Vũ Cao Đàm nguyên Viện trưởng Viện Chính sách khoa học tỏ ra nghi ngờ: "Có thể ban đầu chưa có viện sỹ, nhưng tôi tin rằng chỉ một vài năm nữa tên gọi này sẽ được bổ sung. Đã là viện hàn lâm khoa học thì không thể không có viện sỹ".
Viện sỹ là ai?
Ông Đặng Ngọc Dinh cho rằng, viện Hàn lâm khoa học trước đây tồn tại ở nhiều nước trong hệ thống XHCN. Mỗi Viện Hàn lâm có một số lượng viện sĩ nhất định, đây là danh hiệu vô cùng cao quý, được bầu chọn trong số các nhà khoa học xuất sắc, các giáo sư đầu ngành. Viện sĩ chính thức là chức danh khoa học cao nhất. Người được bầu viện sĩ thì được mang hàm ấy suốt đời.
GS Phạm Tất Dong
PGS.TS Vũ Cao Đàm cho rằng, trong một số loại viện hàn lâm (chứ không phải tất cả) của nước ngoài, các "academic" hoặc "member of academy", tiếng Việt gọi là "viện sỹ", được chia thành nhiều loại. Ví dụ, có viện hàn lâm phân chia thành 3 loại: Viện sỹ chính thức, dành phong cho những người có cống hiến lớn cho khoa học, được xem là tước vị khoa học cao nhất của quốc gia. Viện sỹ thông tấn, dành phong cho những người có cống hiến, được trao đổi thông tin nhưng không được tham gia biểu quyết. Viện sỹ nước ngoài, dành phong cho người nước ngoài với nhiều ý nghĩa kể cả ý nghĩa khoa học, ý nghĩa chính trị.
Ông Đàm ví dụ: "Viện hàn lâm khoa học Nga có 440 viện sỹ chính thức, 600 viện sỹ thông tấn và 120 viện sỹ nước ngoài. Tất cả người Việt Nam được Liên Xô trước đây phong viện sỹ đều thuộc loại viện sỹ nước ngoài. Chính vì mang nhiều ý nghĩa, không chỉ ý nghĩa khoa học, mà còn cả ý nghĩa chính trị và các ý nghĩa khác, mà loại "viện sỹ nước ngoài" được một số nước phong trước đây đã dẫn đến nhiều ngộ nhận và rắm rối trong các nước lạc hậu".
GS Phạm Tất Dong: Trước đây, Trung ương Đảng cũng đã có lần nhắc việc thành lập Viện hàn lâm, nhưng đi vào cụ thể thì thấy rằng chưa thể thành lập viện hàn lâm vì lúc đó chưa đủ một số điều kiện cần thiết. Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhận định, hai viện KHXH Việt Nam và Viện KH&CN Việt Nam là hai viện nghiên cứu khoa học lớn nhất của chúng ta, cần đầu tư vào đây để đến một lúc nào đó, hai viện ấy trở thành viện hàn lâm.
Tuy nhiên, có viện hàn lâm nhưng vẫn trên cơ sở các viện cũ, nhà khoa học đã có, tôi e rằng chưa đủ. Viện hàn lâm của nước ta nên mời các nhà khoa học có uy tín của đất nước nhất về làm việc. Từ đó bầu ra những người có đủ điều kiện chức danh viện sỹ. Một điều cần lưu ý rằng, đã là nhà khoa học thì không cần để ý đến tuổi tác, miễn là còn sức khỏe và đầy đủ tài năng nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu khoa học.
Theo 24h
Viện hàn lâm VN: Thay tên có đổi chất? Người Việt thường coi viện hàn lâm là cơ quan học thuật cao cấp, uyên bác, siêu việt, dẫn đầu..., nhưng thực ra không hẳn như vậy. Việt Nam vừa chính thức có hai viện hàn lâm khoa học: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội (KH&XH) Việt Nam. Cái...