Viện dưỡng lão Italy chật vật sinh tồn hậu Covid-19
Những viện dưỡng lão Italy bị Covid-19 tàn phá nghiêm trọng đang đối mặt với áp lực tài chính có thể tạo ra cuộc khủng hoảng chăm sóc người già mới.
Khi chi phí duy trì cơ sở leo thang vì đại dịch và quy định hạn chế nhận thêm người cao tuổi ở nhiều khu vực, trong đó có vùng Lombardy, tâm dịch Italy, các nhà điều hành viện dưỡng lão cho biết rất nhiều cơ sở không thể tồn tại nếu không có sự trợ giúp của chính phủ.
“Đến tháng 10, nếu chúng tôi không được phép lấp đầy những chiếc giường trống hay không được hỗ trợ tài chính với những chi phí bất thường mà chúng tôi đã phải trả, chúng tôi buộc phải nộp đơn xin phá sản”, Walter Montini, chủ tịch một hiệp hội gồm 30 viện dưỡng lão tại khu vực tỉnh Cremona, vùng Lombardy, cho biết.
Montini cho biết thay vì tiếp nhận những người cao tuổi mới, họ buộc phải gửi những người cũ tại viện dưỡng lão về nhà.
Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho các viện dưỡng lão Italy kể từ khi bùng phát ở Lombardy cuối tháng 2. Nhiều viện dưỡng lão được đề nghị tiếp nhận những người nhiễm nCoV để giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện trong khu vực.
“Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực từ chính quyền vùng Lombardy để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Chúng tôi thật sự rất lo ngại”, Mariuccia Rossini, chủ tịch hiệp hội ở Agespi, vùng Lombardy, cho biết.
Cư dân tại một viện dưỡng lão ở Capralba, Cremona, vùng Lombardy, Italy, hôm 22/5. Ảnh: Reuters.
Dù chưa có dữ liệu chính xác do vấn đề xét nghiệm, một cuộc khảo sát do Istituto Superiore di Sanita, viện sức khỏe hàng đầu Italy, tiến hành với 577 viện dưỡng lão đã phát hiện ra trong số 3.859 ca tử vong trong tháng 2-3 có tới 1.443 trường hợp có triệu chứng giống nhiễm nCoV.
Là một trong những nước dân số già nhất châu Âu, Italy phụ thuộc rất nhiều vào những viện dưỡng lão để giúp các gia đình có thể xử lý vấn đề chăm nom người cao tuổi. Các hiệp hội ước tính danh sách những người chờ được vào viện dưỡng lão đã lên tới khoảng 100.000.
Diego Lorenzi, một cư dân địa phương, cho biết người mẹ 88 tuổi mắc chứng mất trí nhớ nghiêm trọng của anh đã nằm trong danh sách chờ trong suốt một năm qua.
Cuộc khủng hoảng với các viện dưỡng lão có thể gây ra tác động kinh tế lớn, do ngành này sử dụng khoảng 185.000 nhân công và tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 13 tỷ euro (14,16 tỷ USD).
Ngoài những viện dưỡng lão có ca nhiễm nCoV, nhiều cơ sở khác cũng rơi vào khủng hoảng do bị cấm nhận người cao tuổi mới kể từ khi Covid-19 bùng phát và họ phải phong tỏa để bảo vệ những cư dân dễ bị tổn thương.
Các cuộc thảo luận với chính quyền khu vực đang được thực hiện để cố gắng giải quyết khủng hoảng và cho phép các viện dưỡng lão nhận những cư dân mới khi vấn đề an toàn được đảm bảo.
Franco Massi, chủ tịch Uneba, một hiệp hội quốc gia đại diện cho khoảng 1.000 viện dưỡng lão, cho biết xét nghiệm diện rộng, tăng nhân viên cũng như thiết bị bảo hộ và điều trị cần phải được đảm bảo.
“Điều này sẽ tốn chi phí cao hơn và sẽ phải có nguồn ngân sách đầy đủ”, Massi nói.
Nếu vấn đề viện dưỡng lão không được giải quyết, Italy có thể đối diện thêm một cuộc khủng hoảng chăm sóc xã hội mới, bên cạnh những vấn đề chăm sóc sức khỏe do Covid-19 gây ra.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 5,5 triệu người nhiễm và gần 348.000 người chết. Italy hiện ghi nhận hơn 230.000 ca nhiễm và gần 33.000 người nhiễm.
Covid-19: Số người chết ở Pháp vượt 10.000, Paris cấm các hoạt động ngoài trời
Số người chết do Covid-19 lên tới 10.328, Pháp trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới vượt ngưỡng 10.000 ca thiệt mạng sau Italy, Tây Ban Nha và Mỹ.
Tổng số người chết do Covid-19 tại Pháp tăng lên 10.328, trong đó có 7.091 trường hợp thiệt mạng tại các bệnh viện và hơn 3.237 nạn nhân tại các viện dưỡng lão.
" Trong cuộc chiến chống dịch bệnh, cần hạn chế việc đi ra ngoài không cần thiết", Thị trưởng Paris Anne Hidalgo nói và khẳng định rằng đây là nỗ lực nhằm làm chậm sự lây lan của dịch Covid-19.
Chính quyền Paris ban bố lệnh cấm các hoạt động ngoài trời. (Ảnh: Reuters)
Số người chết hàng ngày tại Pháp được tính tổng từ thông tin tại các bệnh viện và viện dưỡng lão. Trước đây, Pháp chỉ đưa ra số người chết tại các bệnh viện.
Người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Pháp Jerome Salomon cho biết, 30.000 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện trên cả nước, trong đó có 7.131 người được chăm sóc đặc biệt.
Ông Jerome Salomon cảnh báo "dịch bệnh đang tiếp tục tiến triển", đồng thời nhấn mạnh con số thực tế cao hơn nhiều khi một số viện dưỡng lão chưa cập nhật hết số ca thiệt mạng.
"Chúng tôi đang trong giai đoạn gia tăng nhanh của dịch bệnh, ngay cả khi nó đang chậm lại một chút. Chúng tôi chưa đạt đến ngưỡng đỉnh dịch", ông Jerome Salomon cảnh báo.
Giới chức Paris thông báo, thành phố cấm các hoạt động thể thao cá nhân ngoài trời vào ban ngày. Theo đó, các hoạt động ngoài trời này sẽ bị cấm từ 10h - 19h hàng ngày.
Video: Đường phố nước Pháp vắng vẻ sau lệnh phong tỏa vì Covid-19
Theo quy định phong tỏa toàn quốc, có hiệu lực từ ngày 17/3, người dân chỉ có thể ra khỏi nhà vì các mục đích thiết yếu, trong đó có việc đi bộ hoặc tập thể dục một mình trong phạm vi 1 km từ nhà.
Paris và các thành phố khác đóng cửa công viên và khu vực công cộng theo yêu cầu lệnh phong tỏa toàn quốc.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Edouard Philippe nói rằng việc dỡ bảo lệnh phong tỏa sẽ diễn ra sau ngày 15/4.
"Việc phong tỏa rất khó khăn đối với nhiều người Pháp, tôi hoàn toàn nhận thức được điều này. Tuy nhiên, điều đó là cần thiết. Không ai muốn chứng kiến một tình huống thậm chí còn tồi tệ hơn tình trạng chúng ta đang gặp phải bây giờ", Thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh.
Hiện tổng số ca nhiễm bệnh tại Pháp là 109.069 trường hợp.
KÔNG ANH
Campuchia dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với 6 nước Ngày 20/5, Campuchia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 6 nước gồm Iran, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ. Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, bắt đầu từ ngày 20/5, công dân nước ngoài từ 6 quốc gia: Iran, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ được phép nhập cảnh vào...