Viên đá cảnh trị giá tiền tỉ bị đánh cắp một cách đáng ngờ
Nghệ nhân Đoàn Giàu tham gia nhiều tổ chức, trong đó có Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam (thuộc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam). Tuy nhiên, điều này không khiến anh nổi tiếng mà chủ yếu là nhờ bộ sưu tập đá cảnh trên nghìn tác phẩm…
…trong đó đáng kể nhất là tác phẩm có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị đánh cắp.
Tác phẩm đá của nghệ nhân Đoàn Giàu có chân dung Hồ Chủ tịch – tác phẩm đã bị đánh cắp.
Thực ra, so với nhiều người thì nghệ nhân Đoàn Giàu có thời gian thâm niên trong nghề đá cảnh không nhiều. Ở tuổi 52 nhưng chỉ mới chơi đá cảnh khoảng 15 năm trở lại đây nên Đoàn Giàu không thể được xếp vào bậc lão làng của giới đá cảnh ở Lâm Đồng. Nhưng, nếu với người khác, trầy trật mãi mới có được chút danh tiếng trong làng chơi đá cảnh thì ngược lại, với Đoàn Giàu, chỉ vài năm chính thức gia nhập làng chơi đá cảnh Lâm Đồng, anh ngay lập tức nổi tiếng nhờ những tác phẩm có một không hai, những tác phẩm mà theo nhiều người trong giới là “trời đất sinh ra nó là chỉ để dành cho riêng Đoàn Giàu mà thôi”.
Thiên nhiên vĩ đại làm nên tác phẩm đá có chân dung Hồ Chủ tịch
Nghệ nhân Đoàn Giàu vừa dắt tôi đi quanh căn phòng vừa “thuyết giảng” cho tôi hiểu chút ít về nghề của anh: “Anh biết không, người ngoài giới thật khó thấu hiểu và thông cảm cho nỗi niềm đam mê của giới chơi đá cảnh. Ngày đầu, khi mới “bập” vào nghề, tôi không một chút đắn đo khi kêu người bán ngay một phần diện tích cà phê của gia đình để chơi. Mạo hiểm thật đấy, nhưng đã mê thì không tiếc gì cả…”. Xem ra, Đoàn Giàu rất có duyên với nghề chơi công phu này nên anh thành danh khá sớm.
Ví dụ, trong cùng một chuyến đi sưu tầm ở một cánh rừng nào đó, có người về tay trắng, có người chỉ có được một vài tác phẩm an ủi (không có giá trị cao), nhưng với riêng Đoàn Giàu thì hầu như luôn luôn tìm thấy ít nhất là một tác phẩm “tầm cỡ”. Ví như chuyến sưu tầm ở Quảng Ngãi của anh mới đây chẳng hạn: Hai tác phẩm “Thiền” và “Tung tăng” đến kẻ ngoại đạo là tôi cũng phải thốt lên một cách ngỡ ngàng rằng tại sao lại có thể tìm thấy được những viên đá độc đáo đến nhường kia. Nhờ cái duyên ấy nên trong số hơn một nghìn tác phẩm mà Đoàn Giàu đang trưng bày ở nhà riêng, nhiều tác phẩm đã “đứng” mãi ở ngôi đầu bảng qua rất nhiều cuộc thi hoặc cuộc triển lãm trong tỉnh và trong nước. Đó là những tác phẩm “Tâm thạch”, “Sự tích An Tiêm”, “ Bồ tát”, “Long – ly – quy – phụng”, “Thiên long”, “Vọng khơi”…
Video đang HOT
Riêng với tác phẩm “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì có rất nhiều chuyện đáng nói. Theo lời anh, trong một cuộc triển lãm nọ, anh mang tác phẩm “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” ra dự thi. Khi chấm giải, các thành viên trong ban giám khảo đã sững sờ trước vẻ đẹp của tác phẩm. Mọi thành viên trong ban giám khảo đều hiểu được giá trị của tác phẩm nhưng khi đặt bút cho điểm thì không một ai đủ can đảm để “vẽ ra trên giấy một con số”. Cuối cùng, họ đành thống nhất với nhau rằng đây là tác phẩm không thể và không dám… cho điểm. Và, họ đã vận động tác giả Đoàn Giàu rút tác phẩm “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” ra khỏi danh sách tác phẩm dự thi để… nhận một cái giải không có trong cơ cấu giải thưởng!
Nghệ nhân Đoàn Giàu đứng ngay giữa phòng với ánh nhìn xa xăm: “Người ta bảo tôi có duyên với đá. Ừ, thì không sai. Với viên đá có chân dung Hồ Chủ tịch cũng vậy. Nhưng có điều gì đó như thể là nhân duyên của tôi với tác phẩm… chưa đạt cực thịnh chăng?”. Theo lời anh kể, chuyến đi tìm đá năm ấy ở Bình Thuận quả là một chuyến đi hoàn toàn… thất bát. Ròng rã suốt mấy ngày đêm lặn lội hết sông này đến suối nọ trong khu vực rừng núi thuộc huyện Hàm Tân (Bình Thuận) mà không một ai tìm được tác phẩm nào cho ra hồn.
“Buổi chiều, cả mấy anh em vì quá mệt mỏi nên quyết định sáng mai quay về sớm hơn dự định. Chúng tôi ngồi nghỉ bên một dòng suối giữa rừng già với tâm trạng chán nản…. Thế rồi, anh em thu dọn đồ đạc và chuẩn bị bữa cơm tối. Lúc đó, tôi quẳng điếu thuốc trên tay về phía suối. Cái búng tay không đủ mạnh để tàn thuốc bay xa rơi vào dòng nước mà rớt ngay trên bờ, bên mép nước. Tôi đứng dậy đi về phía tàn thuốc với ý định nhặt nó lên, dập tắt hẳn rồi quẳng xuống suối. Bất ngờ, ngay bên cạnh tàn thuốc là một viên đá màu đen xám, lấp lánh trong nắng chiều muộn. Tôi nhặt lên ngắm nghía. Lau nhẹ lớp bụi cát bên ngoài, tôi xoay tới xoay lui, quay lên quay xuống viên đá…
Vết mờ màu vàng nhàn nhạt trên viên đá xám ngả màu đen giống như một cánh rừng thu nhưng không rõ nét. Một chút lưỡng lự rồi tôi đặt viên đá xuống chỗ cũ vì thấy nó không giá trị gì…”, anh Đoàn Giàu nhớ lại. Sáng hôm sau, khi ra suối định tắm gội trước khi “nhổ trại” quay về, Đoàn Giàu lại đến đúng vị trí viên đá chiều qua. Viên đá màu xám ngả đen lại lấp lóa trong nắng sớm. Linh cảm có điều gì đó khác thường, anh nhặt viên đá lên và lại ngắm nghía. Lần này, anh quay nghiêng viên đá khoảng bốn lăm độ, bỗng từ bên trong viên đá, dưới ánh nắng chiếu nghiêng buổi sáng sớm, một gương mặt người hiện ra…
Sự kỳ vĩ của tạo hóa nhưng có thể do nhân duyên không đạt đỉnh
Trước khi cho viên đá vào ba lô, Đoàn Giàu có đưa cho mọi người xem và “định” giúp tác phẩm này là gì nhưng không ai còn đủ tâm trí để tư duy. Về đến nhà, nghệ nhân Đoàn Giàu lấy viên đá vừa nhặt được ấy ra ngắm nhìn lần nữa. Đúng là có dáng dấp một khuôn mặt người nhưng không rõ ràng lắm. Vài hôm sau, anh dùng dầu “trang điểm” thoa lên toàn bộ bề mặt viên đá (như cách làm thông thường). Mặt đá bóng loáng. Dùng thêm ít dầu “nhấn” mạnh vào chỗ có lớn màu vàng nhạt, rồi anh mang hòn đá ra phơi dưới nắng.
Vài tiếng đồng hồ sau quay lại, nghệ nhân Đoàn Giàu bất ngờ nhận ra “gương mặt người” trên viên đá rất giống chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một cuộc hội ý với anh em sưu tầm đá ở Lâm Đồng được Đoàn Giàu triệu tập ngay sau đó. Và, khi nhìn thấy tác phẩm, ai ai cũng bất ngờ. Đoàn Giàu bảo: “Tôi đặt tên tác phẩm này là “Chân dung Cha già” được không?”. Có người gật đầu, nhưng cũng có ý kiến góp vào: “Phải gọi là “Chân dung Bác” hoặc “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” sẽ rõ nghĩa hơn, mới nói được cái thần của viên đá hơn!”.
Sau khi sở hữu tác phẩm “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tên tuổi Đoàn Giàu được giới chơi đá cảnh trong cả nước biết đến, trong đó có không ít “đại gia”. Ở rất nhiều cuộc triển lãm, ban tổ chức bao giờ cũng “yêu cầu” nghệ nhân Đoàn Giàu rước tác phẩm “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” đến để trưng bày cho mọi người cùng thưởng lãm. Có lẽ cũng bởi vậy mà tác phẩm độc nhất vô nhị này của nghệ nhân Đoàn Giàu còn vượt ra ngoài biên giới, nhiều nhà sưu tầm đá cảnh ở một số nước cũng “đánh tiếng” hỏi mua lại viên đá với cái giá rất cao. Trong nước, cũng đã có người đặt thẳng vấn đề với chủ nhân Đoàn Giàu: “Mình muốn có viên đá ấy trong bộ sưu tập đá…” cũng với cái giá tiền tỷ. Nhưng, “nhân thạch cảm ứng thiên” mà! Đó là tác phẩm kỳ vĩ của tạo hóa mà mình là người có duyên mới may mắn có được. Cho nên, dù bất kỳ giá nào, mình cũng không bán!”, nghệ nhân Đoàn Giàu lần nữa khẳng định.
Thế nhưng, một ngày nọ, tác phẩm “quý hơn bất kỳ thứ tài sản nào” ấy của Đoàn Giàu đang để trong nhà bỗng dưng… không cánh mà bay! Vụ mất cắp ấy rất đáng ngờ… Hôm đó, anh Đoàn Giàu đang ngồi trong phòng ở nhà riêng một mình thì nhận được cú điện thoại của một người bạn là giám đốc một công ty có trụ sở đóng ở Đà Lạt: “Có hai thằng em của mình đang trên đường xuống Di Linh ghé ông để xem đá đấy nhé! Chúng nó sẽ lựa và nếu thuận ý, ông bán cho chúng một vài tác phẩm!”. Rồi, giọng người đàn ông trong điện thoại nửa đùa nửa thật: “Kể cả tác phẩm quý nhất của ông mà ông bảo không bao giờ bán ấy, nếu bỗng dưng ông đổi ý, tôi sẵn sàng mua…”.
Lát sau, hai thanh niên xuất hiện cùng với chiếc taxi đỗ xịch đứng chờ ngoài cổng. Cuộc trò chuyện, ngã giá giữa Đoàn Giàu với hai thanh niên diễn ra khá lâu. Cuối cùng, hai thanh niên chỉ mua vài chậu cây cảnh với giá hơn một triệu đồng. Lúc này, cả ba người đang ở gian phòng phía trước. Trao tiền xong, một trong hai thanh niên xin phép sử dụng phòng vệ sinh trước khi đi về. Anh ta ra phía sau khoảng mười phút là quay lên và cùng người thanh niên kia ra taxi. Chiếc taxi phóng nhanh khiến cho Đoàn Giàu linh cảm có điều chẳng lành. Anh vội quay vào phòng trong thì hỡi ôi, tác phẩm “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” không còn ở vị trí mà vừa mới đây thôi anh đã say sưa giới thiệu với hai khách hàng là “đàn em” của người bạn.
Vụ việc được trình báo đến Công an huyện Di Linh. Cơ quan chức năng đã vào cuộc nhanh chóng nhưng rất đáng tiếc là cho đến tận nay, tác phẩm độc nhất vô nhị được trả giá tiền tỉ ấy của nghệ nhân Đoàn Giàu vẫn bặt âm vô tín! Nghệ nhân Đoàn Giàu lại nói với tôi một câu như lời than thở: “Mình đúng là chưa đạt đỉnh về nhân duyên với viên đá ấy nhưng chắc chắn sẽ theo đuổi vụ mất cắp này chứ không thể chịu thua được; bởi có thể, kẻ đứng sau hai tay thanh niên kia chính là người bạn mà mình tin tưởng…”. Nghe anh nói, tôi chỉ biết im lặng…
Theo Khắc Dũng
Lao động
Tìm thấy 3 nạn nhân cùng một gia đình tử nạn vì chìm bè
Sáng 4/9, Công an huyện Di Linh xác nhận, lực lượng chức năng huyện này đã tìm thấy 3 người mất tích trong vụ chìm bè trên sông Đạ Dâng (thượng nguồn sông Đồng Nai).
Khu vực xảy ra vụ lật bè khiến 3 người trong một gia đình thiệt mạng
Như đã đưa tin, vụ việc xảy ra vào sáng 1/9. Một nhóm gồm 12 người, trong đó có anh Nguyễn Văn Quảng (26 tuổi), chị Vũ Thị Bích Tuyền (23 tuổi, vợ anh Quảng) và chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (24 tuổi, em ruột anh Quảng, cả 3 cùng ngụ xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) lên chiếc bè tự chế được kết bằng 14 chiếc thùng phuy để qua sông Đạ Dâng sang làm rẫy tại xã Đan Phượng (huyện Lâm Hà). Ngoài 12 người, trên bè còn chở 7 chiếc xe máy.
Khi cách bờ gần 10m thì bất ngờ chiếc bè gặp phải sóng to làm lật nhào. Những người biết bơi vùng vẫy bơi được vào bờ thoát nạn. Riêng vợ chồng anh Quảng và chị Huyền bị nước cuốn trôi. Khi xảy ra sự cố, nhiều người cố gắng tìm cách cứu nạn nhân nhưng bất thành.
Sau khi sự cố xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường triển khai công tác cứu hộ, tìm kiếm người bị nạn. Đến chiều 1/9, thi thể anh Quảng được tìm thấy đưa về gia đình lo hậu sự. Hai ngày sau đó, xác chị Tuyền và chị Huyền cũng được lực lượng cứu hộ vớt được cách nơi xảy ra vụ chìm bè vài trăm mét.
Ông bà Nguyễn Văn Bê, người vừa mất đi 2 người con ruột và con dâu như ngây dại, giọng ông như lạc đi và không thể nói thành lời.
Theo một nguồn tin, chiếc bè xảy ra sự cố do một nhà tài chợ cho người dân làm phương tiện qua lại trên sông để thuận tiện trong việc đi làm nương rẫy. Chiếc bè được cố định với một sợi dây thép căng ngang sông, người dân theo đó sẽ đến được bờ bên kia và ngược lại.
Ông Nguyễn Quang Thống - Trưởng Công an huyện Di Linh cho biết, trước đây, địa phương cũng đã tổ chức rà soát, kiểm tra và cũng đã phát hiện có một số bến đò tự phát dọc sông Đồng Nai (thuộc địa bàn hai xã Đinh Lạc và Phú Hiệp) không đảm bảo an toàn. Chính quyền cũng đã tổ chức vận động người dân không nên sử dụng loại hình lưu thông này. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế qua lại để làm ăn giữa hai bên sông của người dân khá lớn, đường bộ thì phải đi vòng khá xa (khoảng 40km) nên tình trạng người dân tự kết bè tạm bợ để vượt sông vẫn xảy ra mà rất khó quản lý.
"Sắp tới, để bảo đảm an toàn cho người dân, chúng tôi sẽ kiến nghị phải có biện pháp giải quyết khó khăn về đi lại ở khu vực này cho bà con. Riêng với gia đình nạn nhân có người thiệt mạng, UBND huyện cũng đã đến thăm viếng và hỗ trợ 10 triệu đồng để lo hậu sự" - ông Thống chia sẻ.
Trung Kiên
Theo Dantri
Chìm bè trên sông, 1 người chết, 2 người mất tích Chiếc bè tự chế chở 12 người đang băng qua sông thì bất ngờ xảy ra sự cố. Tất cả mọi người bị hất văng xuống sông, 1 người thiệt mạng và 2 người khác đang mất tích. Khu vực xảy ra vụ lật đò Vụ việc xảy ra vào sáng 1/9, một nhóm gồm 12 người cùng 7 chiếc xe máy đã...