Viên chức trốn việc cả thập kỷ mà không ai hay biết
Một viên chức ở Tây Ban Nha đã bị cấm làm việc tại các cơ quan nhà nước trong 9 năm sau khi liên tục trốn việc suốt 10 năm mà không ai hay biết.
Carles Recio bị đuổi việc sau 10 năm trốn việc
Carles Recio, cựu giám đốc cục lưu trữ tỉnh Valencia, đều đặn đến cơ quan vào lúc 7.30 sáng, đi về rồi trở lại vào 4 giờ chiều, ngay trước khi tan tầm. Trong suốt cả thập kỷ, không một ai để ý thấy có gì khác thường và ông thoải mái kiếm được 50.000 EUR mỗi năm cho đến khi đồng nghiệp tỏ vẻ nghi ngờ khi thấy Carles liên tục vắng mặt.
Carles kể ông vẫn hoàn thành hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy sự thật hoàn toàn trái ngược. Tòa án cũng không chấp nhận lời biện giải của ông. Sau này Carles lại kể ông không thể làm việc tại cơ quan vì bị đồng nghiệp bắt nạt.
Công tố viên bác quyết định truy tố Carles vì trốn việc 10 năm không phải là tội hình sự.
“Tôi làm việc cật lực để người khác gặt hái thành quả của mình”, Carles tuyên bố khi quyết định truy tố bị hủy bỏ.
Một tòa án dân sự kết tội Carles vì không có ý định đi làm, hoàn thành trách nhiệm của mình trong thời gian liên tục kéo dài. Tuy nhiên, tòa chưa thông báo liệu ông có phải bồi hoàn mức lương mình đã nhận hay không.
Video đang HOT
Thẩm phán cũng chỉ trích chính quyền Valencia vì thái độ thờ ơ với sự việc và không có biện pháp trừng phạt nào với Carles.
Đầu năm 2018, chính quyền Valencia cũng đã phải hủy bỏ chương trình nghệ thuật có tựa đề “Tình yêu với Valencia: Tác phẩm của người đàn ông chưa bao giờ làm việc” sau khi phát hiện ra chính Carles là nghệ sĩ đằng sau chương trình này.
Carles dùng danh tính giả để tổ chức chương trình. Ông được mô tả là một “tay viết bị phỉ báng nhiều nhất trong nghệ thuật đương đại ở Valencia”.
Ngô Vân
Theo Dân trí
Hà Giang: Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự với người sửa chữa, thêm... vào bài làm của thí sinh
Đó là một trong những quy định đã nêu rất rõ trong Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Nếu sự việc này xảy ra tại vụ điểm thi "cao bất thường" ở Hà Giang sau khi có kết luận thì những cán bộ để ra sai phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8,75 là 50 em; số thí sinh có điểm từ 9 trở lên là 57 em. (Ảnh: vtv.vn)
Truy cứu trách nhiệm hình sự và cấm đảm nhiệm công việc liên quan từ 1 - 5 năm
Quy chế thi THPT quốc gia 2018 đã nêu rất rõ về việc xử lý cán bộ tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác vi phạm quy chế thi.
Theo đó, người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
Cảnh cáo đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau là để cho thí sinh quay cóp; mang tài liệu và vật dụng trái phép vào phòng thi đã được quy định; Chấm thi không đúng hướng dẫn chấm hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót; Ra đề thi vượt quá phạm vi chương trình THPT; Truyền dữ liệu thi không đúng cấu trúc, không đúng thời hạn, không đúng quy định của Bộ GDĐT.
Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau: Ra đề thi sai; Trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi; Lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác; Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.
Đặc biệt, buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau: Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi; Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi; Làm lộ số phách bài thi; Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; Cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm; Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; Gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí sinh.
Quy chế cũng nêu rất rõ: Người tham gia tổ chức thi và những người có liên quan đến việc tổ chức thi không phải là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật về lao động; bị đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên, học viên) khi có một trong các hành vi sai phạm quy định.
Các hình thức xử lý vi phạm quy định trên do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định theo quy trình quy định. Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền có thể cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi từ 1 đến 5 năm.
Thí sinh: Để người khác làm bài thay... sẽ bị hủy kết quả thi, tước quyền vào học
Đối với thí sinh vi phạm, Quy chế thi cũng nêu rõ, trong trường hợp , huỷ bỏ kết quả thi đối với những thí sinh, để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp...
Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.
Quy chế cũng quy định, tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức...
Đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Quy chế.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Đức Vĩnh - nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định rằng: Sai phạm ở chính khâu chấm thi. Bởi ở khâu coi thi, với đề thi năm nay, Hà Giang cũng khó tìm đủ người để làm hai môn Toán, Lý và tiếng Anh và "gà bài" cho học sinh, để giúp các em này đạt điểm mỗi môn từ 9 trở lên.
"Về quy trình, khi quét bài thi của thí sinh, có 3 người gồm nhân viên máy tính, cảnh sát PA83 và một giám sát- thường là thư ký hội đồng thi. Ba người này làm việc trong một phòng thi riêng biệt không ai được phép vào trong thời gian quét bài- trừ chủ tịch hội đồng chấm thi. Đặt giả sử, nếu ba thành viên này thông đồng với nhau hoặc được sự chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng thi, thì mọi chuyện đều có thể xảy ra", ông Vĩnh bày tỏ ý kiến.
Được biết, chiều nay 14/7, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã đến Hà Giang để phối hợp điều tra vụ điểm thi "cao bất thường" tại địa phương này mà dư luận đang quan tâm.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Thiếu trường ở Bạc Liêu, học sinh bị 'ém' 45 em/lớp Tỉnh Bạc Liêu đang thiếu trường tiểu học, khiến có lớp phải "ém" tới 45 em/lớp khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Bà Lê Hồng Thu, phó chủ tịch UBND TP Bạc Liêu trả lời ý kiến chất vấn chiều 13-7 - Ảnh: CHÍ QUỐC Tại phiên họp HĐND tỉnh Bạc Liêu chiều 13-7, đại biểu hỏi: "Thời gian tới mỗi năm học...