Viên chức chẳng bằng bán trà chanh vỉa hè
Ngày bé, động lực và áp lực để ta mở sách vở ra học hành chăm chỉ là câu nói của bố mẹ tua đi tua lại hàng tỉ lần bên tai: Học giỏi thì sau này mới kiếm được nhiều tiền.
Mười hai năm đèn sách ở trường phổ thông cộng thêm bốn năm đại học, ta đường hoàng ra đời với niềm lạc quan phơi phới vài năm sau sẽ sắm nhà, sắm xe. Ấy vậy mà, tám tiếng đồng hồ công sở, quanh năm suốt tháng mài mặt trước màn hình vi tính, cộng lại cả năm có khi ta để dành ra mua được cái … bánh xe ô tô.
Ngó nghiêng trên FB, mới phát hiện ra con bạn ngồi cùng bàn thời phổ thông lông bông vừa mới đi du lịch Mỹ kết hợp thăm thằng em du học sinh, chụp ảnh trông lồng lộng như diễn viên điện ảnh. Chẹp miệng, nhớ lại thời xưa, mình làm tổ trưởng, chuyên môn phải dạy kèm nó – thành phần chậm tiến – để hòng mong nâng điểm thi đua của tổ. Thế mà giờ thì mình tất bật cả ngày cũng chỉ tạm đủ sống, mơ đi du lịch Phú Quốc còn khó, chỉ được mỗi cái danh hiệu Viên chức nhà nước hão với hi vọng về già lương hưu kha khá một tí. Còn bạn thì phơi phới tự do, ăn chơi du hí trong khi chỉ làm quản lý quán… trà chanh do mẹ làm chủ. Nghĩ thế lại chua xót rằng thì là mà: Học giỏi thì được ích lợi gì? Phấn đấu chán chê, chạy chọt đủ đường để làm gì?
Biết là phi thương thì bất phú nhưng bán trà chanh vỉa hè mà cũng kiếm tiền nhiều hơn đứt lương công nhân viên chức nhân viên văn phòng, chẳng nhẽ lại không phải là một điều đáng buồn cho xã hội ư?! Người ta không thể cứ làm việc vì tình yêu và sống bằng không khí mãi được. Sự nhiệt tình, tình yêu công việc rồi thì cũng sẽ đến lúc bị mài mòn đi nếu không có gì tạo động lực. Một người sẽ chỉ có thể yên tâm tập trung chuyên môn một khi họ không còn phải vướng bận quá nhiều chuyện cơm áo gạo tiền.
Tiền nhiều thì ai cũng thích. Nhưng làm ra nhiều tiền thì không phải ai cũng làm được.(ảnh minh họa)
Ngồi văn phòng máy lạnh nhưng mà cứ nhấp nhổm lo tính toán cắt giảm chi tiêu vì lương bị giảm trừ do tình hình khó khăn. Tốt nghiệp đại học thất nghiệp đầy đường, một xu cũng không kiếm được. Trong khi, chẳng cần học hành gì, chỉ cần ít bàn ghế, vài ba bộ cốc chén với kiếm một chỗ vỉa hè đèm đẹp rộng rãi, lại đường hoàng kiếm ra tiền tiêu như ai. Ở Hà Nội, ối nhà bán đồ ăn đồ uống vỉa hè mà sắm nhà sắm xe, cho con đi du học, cũng thành cậu ấm cô chiêu như ai. Nhìn vào sự thực ấy, ai mà chẳng muốn nghỉ việc làm một gánh nước vỉa hè. Chẳng thể thành đại gia nhưng tiền về đều đều, siêu lợi nhuận lại chẳng tốn mấy mồ hôi công sức cũng không vi phạm pháp luật. Nhưng trót học cao, có bằng đỏ rồi thì ai dám làm?
Video đang HOT
So sánh chuyện bán nước vỉa hè kiếm nhiều tiền hơn nhân viên văn phòng có bằng cấp, không phải để đòi công bằng xã hội hay có ý dè bỉu phân cấp tiền người nào kiếm thì đáng trọng hơn. Bán nước vỉa hè mà không vi phạm pháp luật thì cũng là đồng tiền chân chính. Mồ hôi công sức người bán trà chanh bỏ ra chắc cũng không hề kém cạnh một nhân viên công chức nhà nước. Nhưng xét về mặt giá trị mà nghề nghiệp đó mang lại cho xã hội, chắc chắn bán nước vỉa hè không thể gọi là một nghề.
Thử tưởng tượng xem, nếu nhà nhà người người ra đường bán hàng thì rồi nền kinh tế của đất nước sẽ thành một tập hợp của các doanh nghiệp “vỉa hè”? Bọn trẻ thấy người lớn kiếm tiền nhờ vỉa hè quá dễ dàng thì lấy đâu động lực để phấn đấu khi mà chính bố mẹ chúng nó tuy miệng bắt học nhưng lại kê bàn dọn ghế ra trước nhà bán nước?! Song, một xã hội được xây dựng trên cơ sở những trí thức thụ động, sáng cắp cặp đi chiều cắp ô về, hằng tháng nhận lương mà chẳng làm gì cho xứng đáng, lại mở miệng kêu rên lương thấp việc chán thì… cũng hỏng.
Tiền nhiều thì ai cũng thích. Nhưng làm ra nhiều tiền thì không phải ai cũng làm được. Lại có câu nói, tiền thì không mua được hạnh phúc nhưng không có tiền thì hạnh phúc cũng chẳng thể đến được. Mà xã hội bây giờ, người có tiền thường sẽ dễ sống hơn, chủ động hơn và tự do hơn. Vậy nên, người ta luôn cố gắng kiếm được nhiều tiền hết mức có thể. Nhưng đôi khi, nghĩ thế nào là đủ mới quan trọng. Bởi vì, tiền có bao nhiêu cũng ít, tiền kiếm nhiều thế nào thì cũng có cách để mà tiêu cho hết. Dù bạn có quyết nghỉ việc ra bán nước vỉa hè hay tiếp tục sự nghiệp tại một văn phòng công sở, hãy cố gắng làm cho tốt việc mình đã chọn, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những gì xứng đáng.
Theo VNE
Học cao thất nghiệp, vợ dở chứng với chồng
Thất nghiệp đã gần 1 năm nhưng Hiền, vợ Nam vẫn nhất nhất ở nhà chờ tìm được việc xứng với bằng cấp. Cô bảo, em là thạc sĩ làm sao chấp nhận được mức lương chỉ 7-8 triệu đồng như dân cử nhân được.
Hiền học giỏi, có tài. Sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính với tấm bằng loại ưu, cô được nhận vào làm việc cho Công ty con của một Tập đoàn Xây dựng. Sau đó, Hiền vừa đi làm, vừa học lên cao học và chỉ 2 năm sau đã lấy được bằng thạc sĩ. Có năng lực, có bằng cấp, chẳng bao lâu cô đã được đề bạt lên làm Trưởng phòng kế toán với thu nhập gần 20 triệu/tháng.
So với Hiền, Nam thua kém hơn vợ. Anh chỉ là chủ nhiệm công trình của một Công ty xây dựng nhỏ với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Thua kém vợ về cả bằng cấp và thu nhập, Nam thường xuyên tìm công trình ngoài để kiếm thêm. Cũng may, từ khi kết hôn đến nay, chưa một lần Hiền so đo với chồng về bằng cấp hay thu nhập.
Tuy nhiên, năm ngoái, ngành xây dựng gặp khủng hoảng. Tập đoàn Xây dựng Hiền đang làm việc quyết định sáp nhập các Công ty con lại với nhau. Công ty của Hiền sáp nhập với một Công ty khác, chị kế toán Công ty kia tuy chỉ tốt nghiệp cử nhân, nhưng đã làm việc ở Công ty hơn 10 năm, có nhiều kinh nghiệm hơn nên được bầu làm kế toán trưởng.
So với Hiền, Nam thua kém hơn vợ. Anh chỉ là chủ nhiệm công trình của một Công ty xây dựng nhỏ với mức lương 8 triệu đồng/tháng. (ảnh minh họa)
Bị giáng chức, thu nhập giảm xuống, lại phải làm nhân viên dưới quyền của người mà trình độ học vấn thấp hơn mình, Hiền không phục nên quyết định xin nghỉ việc. Hiền tự tin rằng, với tấm bằng thạc sĩ, lại từng là kế toán trưởng, cô sẽ nhanh chóng tìm được một công việc như ý muốn.
Hiền trăm tính, ngàn tính lại không tính đến việc nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng. Người thất nghiệp thì nhiều mà doanh nghiệp tuyển dụng lại ít. Mà có tuyển dụng thì mức lương họ đưa ra cũng khá khiêm tốn.
Vậy là Hiền liên tục nộp hồ sơ, đi phỏng vấn, rồi tiu nghỉu quay về. Đáng nói, phần lớn nguyên nhân không phải từ phía doanh nghiệp mà là do Hiền đòi hỏi quá cao. Đang ở mức lương gần 20 triệu đồng/tháng, nên giờ các Công ty tuyển dụng chỉ đưa ra mức lương 7-10 triệu đồng/tháng, cô không chấp nhận được.
Có lần, có một Công ty tuyển trưởng phòng kế toán, đồng ý trả mức lương 10 triệu. Nam cứ ngỡ vợ đồng ý, vậy mà Hiền vẫn từ chối. Cô bảo: Mức lương chỉ bằng một nửa ở Công ty cũ. Mà Công ty này cũng không lớn lắm, cho dù sau này có tăng lương thì còn lâu mới được bằng thu nhập cũ. Chờ cơ hội khác vậy.
Cứ thế, hết tháng này đến tháng khác, Hiền lần lượt từ bỏ nhiều cơ hội đi làm để ở nhà ôm mộng tìm một công việc lương cao, vị trí tốt, xứng với bằng cấp và trình độ của mình.
Trước đây, lương mình thấp, vợ chưa bao giờ phàn nàn nên giờ Hiền thất nghiệp một thời gian dài Nam cũng chỉ biết động viên, khích lệ cô. (ảnh minh họa)
Một, hai tháng đã đành, chứ đằng này đã thất nghiệp gần một năm mà suy nghĩ của Hiền vẫn không thay đổi.
Mới đây nhất, có một doanh nghiệp tuyển kế toán viên, đồng ý trả cho Hiền mức lương 8 triệu, ưu ái hơn so với các ứng viên khác bởi cô năng lực. Vậy mà Hiền vẫn từ chối.
Nghe cô kể, Nam khuyên vợ: Hay em đi làm ở Công ty này đi. Công ty lớn, có cơ hội thăng tiến. Mức lương 8 triệu ở thời điểm khó khăn này cũng chấp nhận được rồi. Vậy mà Hiền vẫn tỉnh bơ: Em là thạc sĩ làm sao chấp nhận mức lương 7-8 triệu như cử nhân được. Anh chẳng có ý chí gì cả. Em không tin, với bằng cấp và trình độ của mình mà không tìm được công việc vừa ý.
Trước đây, lương mình thấp, vợ chưa bao giờ phàn nàn nên giờ Hiền thất nghiệp một thời gian dài Nam cũng chỉ biết động viên, khích lệ cô.
Nhưng Nam cũng lo, trước đây, thu nhập hai vợ chồng cũng được tính là khá nên ăn tiêu khá hoang phí, cô ở nhà nhưng cũng không thay đổi cách tiêu pha. Hiền thất nghiệp đã gần một năm, thu nhập của anh không đủ trang trải các chi phí hàng tháng nào tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước, đám cưới, đám hỏi... Do đó, số tiền hai vợ chồng tiết kiệm để mua đất đang ngày càng vơi đi. Mà Hiền thì không biết khi nào mới tìm được việc khiến cô ưng ý...
Theo Eva
Chạy ai như chạy... việc "Thôi con ạ, cả họ chả có ai học cao, mày cố học cho bố mẹ nở mày nở mặt, còn có cơ hội thoát cảnh tay bốc phân, tay cày cấy, có tí máu đỉa cũng cố hút để sống cầm hơi!". Nghe lời bố, nó quyết chí học. Cánh cửa Đại học dang rộng chào đón nó. 4 năm nó cố...