Viễn chí – thuốc hay trị nhiều bệnh
Viễn chí còn có tên tiểu thảo, Nam viễn chí, dây ruột gà. Viễn chí là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí (Polygala tenuifolia Willd.), (Polygala siribica L.), họ viễn chí (Polygalaceae).
Ở nước ta, có nhiều loài viễn chí (Polygala cardiocarpa Kurz.; Polygala tonkinensis Chodat.; Polygala japonica Houtt.; Polygala brachystachya DC.; Polygala glomerata Lour.; Polygala aurata var macrotachya Gagnep…), đã dùng làm thuốc, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu để ứng dụng làm thuốc. Viễn chí có trên thị trường chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Viễn chí chứa nhiều saponin triterpen, nhựa, dầu béo và polygalitol. Theo Đông y, viễn chí vị đắng cay, tính ôn; vào kinh phế, tâm và thận. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng. Chữa chứng hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động kinh, hóa đàm khái thấu, ung nhọt sưng. Liều dùng: 4-12g, bằng cách sao hoặc tẩm mật ong nướng; sắc hoặc hãm nước uống.
Viễn chí (dây ruột gà) tác dụng dưỡng tâm, an thần, chữa hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, động kinh,…
Viễn chí được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Dưỡng tâm, an thần:
Bài 1 – Viễn chí hoàn: đảng sâm, viễn chí, mạch đông, phục linh, đương quy, bạch thược, sinh khương, đại táo mỗi vị 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g. Quế tâm tán bột để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, hòa bột quế vào uống. Trị chứng bệnh do máu không đủ nuôi tim (tâm huyết bất túc), dễ quên, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mơ.
Bài 2 – Định chí hoàn: nhân sâm (hoặc đẳng sâm) 30g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g, viễn chí 20g. Tất cả sấy khô, tán bột làm hoàn hồ. Chia uống 5 – 7 ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần. Dùng cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, rối loạn trí nhớ.
Trừ đờm, khỏi ho:
Bài 1: viễn chí 12g, trần bì 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm.
Bài 2: viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho có đờm.
Chữa trẻ em sốt cao co giật: viễn chí 8g, sinh địa 8g, câu đằng 8g, thiên trúc hoàng 8g. Sắc uống.
Video đang HOT
Viễn chí còn chữa mụn nhọt sưng do đờm tắc đọng mà sinh ra hoặc sưng vú bằng cách sắc uống, bã đắp chỗ đau. Viễn chí có thể giải độc do phụ tử, ô đầu.
Món ăn thuốc có viễn chí:
Cháo viễn chí táo nhân: viễn chí 10g, toan táo nhân sao 10g, gạo tẻ 50g. Sắc các vị thuốc lấy nước, bỏ bã, cho gạo vo sạch vào nấu cháo. Ăn buổi tối trước khi ngủ. Dùng cho người tim đập mạnh, loạn nhịp, quên lẫn, giảm trí nhớ, mất ngủ, ho, nhiều đờm.
Bột viễn chí: viễn chí tán bột mịn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, uống với nước cơm hoặc cháo. Dùng tốt cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, giảm trí nhớ, tim đập mạnh, loạn nhịp, mất ngủ.
Kiêng kỵ: Người bệnh không có chứng thực hỏa và người âm hư dương vượng không dùng. Có thể dùng viễn chí để giải độc do phụ tử, ô đầu.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo SK&ĐS
7 thói quen gây tổn thương não nghiêm trọng con người cần dừng ngay lập tức
Ngay cả khi nghỉ ngơi thì bộ não của chúng ta vẫn phải làm việc. Chính bởi vậy, không có lý do gì mà chúng ta được phép quên đi việc chăm sóc sức khỏe não bộ.
Ấy vậy mà không ít người chưa ý thức được một điều rằng, có những thói quen chúng ta làm hàng ngày có thể vô tình "tiêu diệt" các tế bào não khiến chúng ta có nguy cơ bị rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo lắng hoặc mắc các bệnh về thể chất như Alzheimer, đột quỵ, động kinh và thậm chí là ung thư.
Và trong khi rối loạn tâm thần phần lớn là kết quả của di truyền, thì chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể đóng góp một phần rất lớn trong việc điều chỉnh và làm dịu hoạt động của não.
Sau đây là 7 thói quen nguy hiểm gây hại cho não cần loại bỏ ngay lập tức.
1. Bỏ bữa sáng
Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp, và điều đó rất có hại cho não. Não của bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể và chiếm tới 20% tổng lượng glucose có sẵn trong hệ thống của bạn mỗi ngày.
Khoảng 2/3 ngân sách năng lượng của bộ não, được sử dụng để giúp các tế bào thần kinh bắn ra các tín hiệu đến phần còn lại của cơ thể. 1/3 còn lại được chỉ định để bảo trì và chăm sóc tế bào.
2. Mất ngủ
Bạn sẽ không ngạc nhiên với việc không ngủ đủ giấc dẫn đến tình trạng uể oải và hay quên vào ngày hôm sau. Lý do là vì ngủ không đủ giấc làm tổn hại các tế bào thần kinh kiểm soát hoạt động. Điều đó khiến các giác quan và phản xạ của bạn bị kém đi, có thể khiến bạn gặp những tai nạn nguy hiểm.
Vì vậy, lần tới khi bạn cảm thấy quá bận rộn để ngủ đủ giấc, hãy nhớ rằng cho đến khi bạn ưu tiên giấc ngủ của mình, bạn sẽ không thể hoạt động tốt nhất.
3. Ăn quá nhiều
Các nghiên cứu của University College London cho thấy mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa béo phì và mất trí nhớ. Mặc dù lý do không rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng béo phì xảy ra khi chúng ta ăn uống thiếu dinh dưỡng, kết quả là chúng ta lại ăn quá nhiều để đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi bạn ăn nhiều, bạn vẫn có thể bị "đói não".
4. Hút thuốc lá
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tác hại của việc hút thuốc. Hút thuốc rõ ràng làm hỏng màng tế bào và khả năng sống thần kinh trong các khu vực của não quản lý sự cân bằng, phối hợp, và cả kỹ năng vận động tinh và thô. Nó cũng làm ảnh hưởng đến vỏ não - nơi xảy ra các quá trình bao gồm ngôn ngữ, bộ nhớ và nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cai thuốc lá có thể khôi phục một số độ dày đã mất của vỏ não, ngay cả với những người nghiện hút thuốc lá nặng.
5. Để cơ thể bị mất nước
Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ 70% nước, vì vậy nó rất quan trọng đối với mọi chức năng cơ thể, bao gồm cả chức năng não. Tình trạng mất nước tác động lên não cũng xảy ra rất nhanh.
Bạn không cần phải căng thẳng về việc uống một lượng nhất định mỗi ngày, nhưng hãy chú ý đến cơn khát của bạn vì đây là một chỉ số tuyệt vời về nhu cầu nước. Cố gắng uống liên tục trong suốt cả ngày để giữ mức ổn định và não của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.
6. Ăn quá nhiều đường
Cơ thể và bộ não của chúng ta cần đường để hoạt động, nhưng khi ăn quá nhiều đường một cách thường xuyên, các tế bào của cơ thể, bao gồm cả tế bào não sẽ có nguy cơ trong tình trạng viêm mãn tính.
Điều đó tác động đến khả năng cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm và bắt đầu bỏ đói bộ não. Cuối cùng, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao.
7. Stress
Căng thẳng mãn tính cũng có thể có tác động tiêu cực trên toàn cơ thể, bao gồm cả não. Khi bạn thường xuyên bị căng thẳng mãn tính, hormone cortisol sẽ tích tụ trong não và gây ra tổn thương lâu dài.
Nó không chỉ có thể làm chết các tế bào não, nó thực sự khiến não co lại. Khi hiệu ứng thu nhỏ này chạm vào vỏ não trước trán, khả năng học hỏi và ghi nhớ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Điều bắt buộc là bạn phải tìm cách thư giãn trước khi quá muộn.
Theo Helino
Bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh Bốc hỏa kháng trị khi các cơn bốc hỏa tái diễn mặc dù đã sử dụng estrogen đúng liều. Bốc hỏa kháng trị Bốc hỏa kháng trị khi các cơn bốc hỏa tái diễn mặc dù đã sử dụng estrogen đúng liều. Bước đầu tiên là xác định xem họ đang dùng thuốc gì có thể làm giảm sự hấp thu của estrogen...