Viễn cảnh Trump trở lại năm 2024 khó thành hiện thực
Trump đã nhiều lần nói về giấc mơ tái tranh cử năm 2024, nhưng giới phân tích nhận định khó có khả năng ông trở lại đường đua này.
Donald Trump đã thua trong cuộc tranh cử tổng thống, nhưng các đối thủ của ông cũng chưa thể giành được chiến thắng mà họ mong muốn: phá hỏng phong trào của Trump, khiến nền tảng ủng hộ hoàn toàn quay lưng với Trump hay khiến ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời khỏi “sân khấu” chính trị Mỹ.
Tổng thống Mỹ đang thống trị các cuộc thảo luận về cả hiện tại và tương lai. Các tuyên bố rằng ông sẽ chiến thắng bầu cử nếu không có gian lận đã giúp Tổng thống Mỹ thu về hơn 200 triệu USD tiền ủng hộ cho chiến dịch kể từ sau ngày bầu cử. Nhiều người trong đảng Cộng hòa đã bắt đầu chia sẻ giấc mơ tái đắc cử tổng thống năm 2024 của Trump.
Thực tế này khiến nhiều người không thích Trump cảm thấy lo ngại, khi họ sợ rằng “cơn ác mộng” mang tên Trump sẽ không bao giờ kết thúc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng viễn cảnh Trump tranh cử năm 2024 khó có khả năng trở thành hiện thực.
Tổng thống Donald Trump tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm 16/10/2018. Ảnh: AP.
Video đang HOT
John F. Harris, biên tập viên của Politico, nhận định có 3 lý do chính để hoài nghi rằng việc Trump tiếp tục chi phối đảng Cộng hòa và nhận thức của công chúng sẽ kéo dài sau ngày 20/1.
Lý do đầu tiên là lịch sử cho thấy Trump khó có khả năng một lần nữa giành được vị thế quan trọng trong chính trường Mỹ. Ngoại trừ cựu tổng thống Grover Cleveland cách đây 128 năm, lịch sử Mỹ chưa ghi nhận trường hợp tổng thống nào quay lại tái tranh cử sau khi để mất Nhà Trắng sau nhiệm kỳ đầu tiên. Giới quan sát cũng cho rằng không có lý do nào cho thấy Trump sẽ trở thành ngoại lệ tiếp theo.
Lý do thứ hai là Tổng thống Trump khó có thể tiếp tục duy trì sự chú ý của dư luận trong tương lai. 4 năm trước, Trump thu hút chú ý của đông đảo dư luận với những quan điểm táo bạo, khác biệt về thương mại, nhập cư, toàn cầu hóa cùng nhiều vấn đề khác. Nhiều người khi đó đã kỳ vọng Trump sẽ làm nên một nước Mỹ hoàn toàn khác.
Nhưng 4 năm qua, nhiều người dần quay lưng với Trump khi nhận ra điều ông thực sự quan tâm không phải là các ý tưởng cải thiện cuộc sống của người dân, thay vào đó là những bực bội cá nhân. Hiện tại, không ai có thể theo dõi những bài đăng trên Twitter và tin rằng ông quan tâm tới các vấn đề của công chúng hơn bản thân mình, theo Harris.
Biên tập viên của Politico cho rằng lý do thứ ba khiến Trump khó trở lại đường đua tranh cử 2024 là chính trị không đứng yên, nhưng Trump thì hầu như không như vậy. Sau khi rời Nhà Trắng, Trump sẽ bị “ám ảnh” với một thực tế rằng nếu ông có khả năng tự thay đổi, ông đã không phải rời Nhà Trắng.
Như khi đại dịch đòi hỏi Trump phải thay đổi để thích ứng với cuộc khủng hoảng lớn của đất nước, ông đã không làm như vậy. Harris cho rằng Trump không thay đổi bởi ông không nhận thức được nhu cầu đó và cũng không biết phải làm nó như thế nào.
“Đó là sự kết hợp giữa việc phán đoán sai và trí tưởng tượng kém. Điều này không thể hỗ trợ cho sự lạc quan về khả năng giữ quyền lực của ông trong những tình huống mới đang chờ đợi ông sau khi rời Nhà Trắng”, Harris viết.
Harris thêm rằng thời gian qua đi, những người Cộng hòa tham vọng nắm quyền kiểm soát đảng và trở thành tổng thống không cần phải đối đầu hay đánh bại Trump, như cách các đối thủ của Tổng thống Mỹ đã cố làm năm 2016 và thất bại. Họ chỉ cần đơn giản vượt qua Trump, bằng cách tận dụng các vấn đề có thể tạo ra tiếng nói lãnh đạo đủ sớm để biến Trump, ở độ tuổi 74, trở thành người không còn phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều người sẽ lo ngại về 88 triệu người theo dõi trên Twitter và khả năng Trump sẽ thiết lập mạng lưới tin tức của riêng ông sau khi rời nhiệm sở. Harris không phủ nhận Trump không thiếu cách để truyền tải các thông điệp của ông, nhưng cho rằng thông điệp sẽ vẫn là các cáo buộc gian lận bầu cử.
“Các thuyết âm mưu dĩ nhiên có thể có sức mạnh dù không có bằng chứng. Nhưng đây không phải cơ sở hứa hẹn để Trump trở lại Nhà Trắng hoặc khiến ông ấy trở thành người chi phối”, Harris viết.
Israel sẵn sàng cho khả năng Mỹ không kích Iran
Quân đội Israel được lệnh chuẩn bị cho kịch bản Trump phát động đòn tấn công Iran trước khi rời Nhà Trắng, theo các quan chức giấu tên.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) gần đây được chỉ đạo sẵn sàng mọi phương án với kịch bản Mỹ tung đòn tấn công quân sự vào Iran trước khi Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ, các quan chức cấp cao Israel giấu tên tiết lộ hôm 25/11.
Các nguồn tin am hiểu tình hình cho biết chính phủ Israel lệnh cho quân đội thực hiện các động thái chuẩn bị trước vì lo ngại nguy cơ không kịp trở tay nếu Mỹ tấn công Iran, chứ không phải Tel Aviv có thông tin đáng tin cậy về đòn tập kích sắp diễn ra.
Binh sĩ Israel diễn tập gần biên giới Syria năm 2015. Ảnh: AFP .
"Những tháng cuối trong nhiệm kỳ của Trump là giai đoạn rất nhạy cảm. Những biện pháp chuẩn bị cũng liên quan đến khả năng Iran trực tiếp trả đũa nhắm vào Israel hoặc thông qua những nhóm dân quân tại Trung Đông", một nguồn tin giấu tên tiết lộ.
Tờ NYTimes tuần trước cho hay Trump đã yêu cầu cấp dưới nêu các phương án phương án tấn công cơ sở hạt nhân Natanz của Iran trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục hôm 12/11 với các cố vấn hàng đầu. Trump chỉ từ bỏ ý định khi các cố vấn can ngăn, vì hành động này có nguy cơ làm leo thang căng thẳng quân sự ở khu vực.
Cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân chính của Iran ở Natanz có thể làm bùng phát xung đột tại khu vực và đặt ra thách thức nghiêm trọng về chính sách đối ngoại với Tổng thống đắc cử Joe Biden khi ông nhậm chức. Giới chuyên gia cho rằng điều này khó xảy ra nhưng không phải bất khả thi, nhất là với một người khó đoán như Trump.
Imad Harb, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Arab ở thủ đô Washington, cho biết nhiều yếu tố có thể thúc đẩy Trump ra lệnh tấn công Iran trong những tuần tới, như để lại di sản là tổng thống Mỹ trừng phạt được Tehran, ngăn Biden đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân và để lại "món quà chia tay" cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Israel coi Iran là mối đe dọa hiện hữu và mối nguy lớn nhất đối với tương lai của đất nước, trong khi Iran cũng thường xuyên đe dọa Israel. Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau hàng loạt vụ không kích của Israel nhằm vào lực lượng Iran triển khai tại Syria hồi năm 2018, khiến nhiều công dân Iran thiệt mạng.
Trump đăng lại cáo buộc '6.000 phiếu giả bầu cho Biden' Tổng thống Mỹ đăng lại bài viết của một người dùng Twitter cáo buộc "6.000 phiếu giả được bầu cho Biden" ở Arizona, dù tổng thư ký bang đã giải thích vấn đề này. "Báo cáo: 6.000 phiếu giả cho Biden tìm thấy ở Arizona, giờ Biden chỉ dẫn trước Trump 4.000 phiếu", một người dùng Twitter viết và đăng kèm ảnh chụp...