Viễn cảnh kinh tế và tư pháp Mỹ một khi ông Trump bị truy tố
Theo các chuyên gia, việc một cựu tổng thống Mỹ bị truy tố ít nhiều tác động đến nền kinh tế cũng như hệ thống tư pháp Mỹ.
Tuần tới, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến đối mặt các cáo buộc hình sự nhắm vào ông, liên quan các bê bối tình cảm và tài chính tranh cử, theo hãng tin Reuters.
Trước đó, vào ngày 30-3, đại bồi thẩm đoàn quận Manhattan (bang New York) đã bỏ phiếu đồng ý truy tố ông Trump liên quan cáo buộc cho rằng vào cuối tháng 10-2016, ông Trump đã chi tiền để bịt miệng 2 phụ nữ từng có quan hệ ngoài luồng với ông vào một thập niên trước đó.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc vận động tranh cử tại bang Texas ngày 25-3. Ảnh: REUTERS
Theo các chuyên gia, việc một cựu tổng thống Mỹ bị truy tố ít nhiều tác động đến nền kinh tế cũng như hệ thống tư pháp Mỹ.
Tác động trước mắt và dài hạn đối với kinh tế
Theo Reuters, sau thông tin ông Trump bị đại bồi thẩm đoàn Manhattan bor phiếu đồng ý truy tố, thị trường tiền tệ tài chính Mỹ không có thay đổi lớn. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm (mốc tham chiếu cho lãi suất vay vốn trên toàn cầu), vốn có thể thay đổi khi các nhà đầu tư cảm thấy rủi ro, cũng không thay đổi.
Ngoài ra, giá trị của đồng USD cũng tăng nhẹ vào ngày 31-3, một ngày sau khi ông Trump bị truy tố. Do đó, trong khi Trump có thể vẫn giữ được sự ủng hộ của các cử tri đảng Cộng hòa, các nhà đầu tư đều tỏ ra lạc quan và không nhận thấy nhiều bất ổn.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Donald Trump đang đối mặt các cáo buộc hình sự liên quan bê bối tình ái và tài chính tranh cử. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, những rắc rối pháp lý của ông Trump có thể đe dọa “những con cá lớn hơn”. Theo dự đoán, ngân sách Mỹ có thể cạn kiệt trong mùa hè này và dẫn đến một viễn cảnh vỡ nợ. Mỹ thể tránh khỏi nguy cơ này bằng cách nâng trần nợ. Để đạt được điều đó, cần có sự thống nhất giữa các chính trị gia đảng Cộng hòa và Dân chủ tại quốc hội.
Tuy nhiên, việc ông Trump bị truy tố nhiều khả năng sẽ khoét sâu chia rẽ giữa 2 đảng phái và khiến viễn cảnh thống nhất lưỡng đảng tại quốc hội ngày càng xa tầm với.
Tác động đến hệ thống tư pháp
Theo trang Politico, bản cáo trạng của ông Trump có thể không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiến hành các cuộc điều tra khác đang nhắm vào ông. Trong đó, nổi bật nhất là vụ việc nhiều người quá khích ngày 6-1-2021 đã xông vào Điện Capitol để phản đối kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 với phần thắng nghiêng về ứng viên Joe Biden – đương kiêm tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, một vụ án hình sự liên bang nhắm vào ông Trump, nếu nó được đệ trình, sẽ được các công tố viên liên bang ưu tiên giải quyết trước. Điều này đồng nghĩa các vụ án ở cấp thấp hơn có thể bị trì hoãn.
Ông Andrew David, giảng viên khoa học xã hội tại ĐH Boston (Mỹ) nhận định bản cáo trạng nhắm vào ông Trump có tác động tích cực và cả tiêu cực đến nền tư pháp Mỹ.
Theo ông, về pháp lý, việc một cựu tổng thống bị truy tố như mọi công dân có thể khiến người dân có niềm tin hơn nữa vào hệ thống tư pháp.
Tuy nhiên, việc một cựu tổng thống bị truy tố hình sự là điều chưa từng có tiền lệ tại Mỹ. Do đó, nó sẽ tạo ra một số vấn đề nhất định và đặt ra nhiều câu hỏi và tình huống khó xử đối với hệ thống tư pháp và có thể cản trở quá trình tố tụng.
Theo GS Jed Handelsman Shugerman của Trường Luật Fordham (Mỹ), còn quá sớm để dự báo các tác động, bởi vì hiện vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào về nội dung được nêu trong cáo trạng.
Tuy nhiên, GS Shugerman nói việc ông Trump bị truy tố sẽ gây tổn hại cho pháp quyền. Ông cho rằng việc xem xét một vụ án cũ kỹ từ 7 năm trước sẽ làm suy yếu và làm mất tính hợp pháp của các vụ truy tố quan trọng hơn nên được đưa ra.
Theo ông, nếu bản án nhắm vào ông Trump được chứng minh là yếu kém về cả sự thật và luật pháp, nó có thể được coi là một vụ truy tố mang tính đảng phái và có động cơ chính trị. Điều này sẽ tạo ra nhiều tiền lệ không tốt.
Ông Trump sẽ kéo dài thủ tục tố tụng?
Theo Politico, trong hầu hết mọi vấn đề pháp lý mà ông Trump có liên quan, ông thường có xu hướng trì hoãn và kéo dài các thủ tục tố tụng.
Trước đó, các cáo buộc trốn thuế do văn phòng luật sư quận Manhattan (bang New York) đưa ra nhắm vào Tập đoàn Trump Organization vào năm 2021 đã mất khoảng 15 tháng mới đưa ra xét xử.
Theo Politico, dù bản án lần này trực tiếp nhắm vào ông Trump, nhưng tình hình có thể vẫn không khác nhiều so với các cáo buộc trước đó. Các luật sư của ông Trump có thể chuyển vụ việc lên tòa án liên bang, lập luận rằng ít nhất một số khoản thanh toán được thực hiện trong thời gian ông làm tổng thống, và do đó tòa án tiểu bang không có thẩm quyền giải quyết và trì hoãn thời gian xét xử.
Ông Trump bị yêu cầu trình diện ngay lập tức: Mật vụ Mỹ phản ứng ra sao?
Cơ quan Mật vụ cần thêm thời gian chuẩn bị, đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống Donald Trump nói.
Ông Trump được cho là sẽ trình diện vào tuần tới để nghe cáo trạng truy tố.
Văn phòng công tố quận Manhattan, thành phố New York muốn ông Trump ra trình diện ngay trong ngày 31/3, sau khi đại bồi thẩm đoàn bỏ phiếu tán thành việc truy tố cựu Tổng thống.
Nhưng các luật sư của ông Trump bác bỏ đề nghị, nói rằng Cơ quan Mật vụ cần thêm thời gian chuẩn bị. Với tư cách là cựu Tổng thống Mỹ, ông Trump đang được hưởng đặc quyền bảo vệ 24/24 của Cơ quan Mật vụ.
Báo Mỹ Politico nắm được thông tin về cuộc trao đổi thông qua một nguồn tin an ninh. Joe Tacopina, luật sư của ông Trump sau đó đã xác nhận nội dung cuộc trao đổi với văn phòng công tố quận Manhattan. Ông Tacopina nhấn mạnh đây là cáo trạng truy tố chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Các bên liên quan cần thời gian chuẩn bị nên ông Trump chưa thể ra trình diện ngay trong ngày 31/3.
Cho đến ngày 30/3, chưa một cựu Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử bị truy tố hình sự. Những gì xảy ra tiếp theo là chưa từng có tiền lệ và chưa có bất cứ khuôn khổ pháp lý nào quy định, hướng dẫn. Ví dụ như Cơ quan Mật vụ có trách nhiệm ra sao khi ông Trump tới Manhattan và liệu cựu Tổng thống có bị còng tay hay không, theo tờ Politico.
Theo luật sư Tacopina, ông Trump nhiều khả năng sẽ ra trình diện tại văn phòng công tố quận Manhattan. Nhưng đội ngũ của cựu Tổng thống chưa ấn định thời điểm cụ thể.
Cơ quan Mật vụ hiện đang trao đổi với các công tố viên, các quan chức tòa án và quan chức sở cảnh sát New York để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Trước đó, thống đốc bang Florida Ron DeSantis, đối thủ tiềm tàng của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024, đã lên tiếng khẳng định cơ quan thực thi pháp luật bang sẽ "không hỗ trợ áp giải ông Trump tới New York".
Ông Trump được cho là sẽ không bị bắt giữ khi xuất hiện ở New York. Cựu Tổng thống chỉ cần lấy dấu vân tay theo yêu cầu, thực hiện các thủ tục khác là có thể được tại ngoại và chờ xét xử.
Phản ứng của Nga về tin cựu Tổng thống Trump bị truy tố Ngày 31/3, Điện Kremlin đã có phản ứng về vụ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố. Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters, Điện Kremlin khẳng định vụ truy tố ông Trump không phải là chủ đề để Nga bình luận và coi vụ việc là vấn đề nội bộ của Mỹ. Trước đây, liên tục xuất hiện...