Viễn cảnh của sự bất tử
Những hình ảnh tư liệu quý báu của một nhiếp ảnh gia người Anh đã hé lộ thế giới bí ẩn của những người tin rằng họ sẽ được khoa học hồi sinh trong tương lai.
Cuộc sống sau khi chết, đối với nhiều người, là sự tồn tại của linh hồn. Theo đó, khi xác thân tiêu biến, sẽ còn lại một cái gì đó huyền bí hiện vẫn chưa thể chứng minh bằng khoa học. Tuy nhiên, đối với những người bị ám ảnh bởi kỹ thuật đông lạnh, “một cuộc sống thứ hai”, hoặc chính xác hơn là cuộc sống được hồi sinh sau khi chết, mới là mục tiêu của họ.
Viễn cảnh của sự bất tử là cuộc nghiên cứu kéo dài 6 năm do nhiếp ảnh gia người Anh Murray Ballard thực hiện. Ông đã bôn ba khắp thế giới và ghi lại những hình ảnh ấn tượng về thế giới người đông lạnh, một hướng đi không chỉ thu hút những người “cuồng” khoa học, mà còn được góp sức bởi các công ty kinh doanh sự bất tử, ít nhất là về thể xác để đợi ngày hồi dương.
Phải thừa nhận là quy mô của ngành này không lớn lắm, theo nhiếp ảnh gia Ballard, người đã có dịp tham quan cơ sở của Hiệp hội Kéo dài sự sống Alcor ở Phoenix, bang Arizona (Mỹ) Viện Đông lạnh ở Detroit (bang Michigan) Công ty Suspended Animation (Chết giả) ở Boytan Beach, bang Florida (Mỹ) KrioRus ở Moscow (Nga)…
Đến nay, vẫn chưa rõ đây là chuyện chỉ có trong khoa học viễn tưởng hay thật sự là một phương pháp giúp con người bất tử – Ảnh: chanarchive.org
Video đang HOT
Đông lạnh là kỹ thuật bảo tồn xác chết trong nitrogen lỏng ở nhiệt độ -196°C, đã được khởi đầu từ thập niên 1960.
Phương pháp bảo tồn cơ thể người hiện vẫn chưa thể đảo ngược với trình độ khoa học hiện nay, nhưng những người theo thuyết đông lạnh vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó trong tương lai, các xác chết nằm bất động trên có thể được hồi sinh nhờ vào công nghệ hiện đại hơn.
Khó có được số liệu thống kê chính xác, nhưng ước tính có khoảng 2.000 người đã đăng ký chương trình mạo hiểm này, và đã có 250 người hiện trong tình trạng đông lạnh, cùng với hơn 100 thú cưng. Và số những người thích thú với viễn cảnh bất tử nhờ vào phương pháp này có Giám khảo chương trình X-Factor nổi tiếng Simon Cowell, theo báo Daily Mail.
Dự án của Ballard bắt đầu từ năm 2006, sau khi nhiếp ảnh gia này đọc được tin tức gây chú ý: Đông lạnh thất bại đã làm tiêu tan hy vọng hồi sinh của hai người ở Pháp. Ông đã gọi điện cho một nhóm chuyên ngành đông lạnh xác chết ở Anh và tham gia các cuộc gặp cũng như những khóa huấn luyện kỹ thuật này.
Cơ hội thực sự đến khi Ballard gặp được một trong những nhà sáng lập KrioRus, tổ chức đông lạnh Nga, và ghi lại hình ảnh cả 2 nơi yên nghỉ của người đầu tiên được áp dụng phương pháp trên.
Đó là ngôi mộ của người này ở ngoại ô thành phố St.Petersburg, và nơi lưu trữ phần đầu ở Moscow. Bảo quản đầu đòi hỏi chi phí ít hơn trường hợp lưu trữ cả thi thể. “Những cá nhân này không muốn quay lại cuộc sống với cùng một thân xác ban đầu. Thay vào đó, họ muốn một cơ thể mới. Họ chỉ quan tâm đến việc bảo quản bộ não, phần mà họ cho rằng sẽ lưu giữ ký ức và nhân dạng thực sự của mình”, theo Wired dẫn lời Ballard.
Khác với khoa học chính thống, những khoa học gia theo thuyết bất tử nhờ đông lạnh thường tự chế công cụ mà họ cho là có thể phục vụ được mục tiêu mà họ theo đuổi. Ngoài ra, công nghệ đông lạnh chẳng có mấy tiến triển trong suốt 6 năm qua, nhưng đối với những người trong ngành, bất cứ kỹ thuật khoa học mới nào cũng có thể liên quan đến công việc của họ.
Và những thi thể đang nằm trong dung dịch nitrogen lỏng cũng chẳng thể thúc giục những người chịu trách nhiệm phải nhanh chóng hồi sinh cho mình. Dù sao đi nữa, ai đã đồng ý ký vào thỏa thuận đông lạnh cơ thể đều được cảnh báo trước là có thể mất từ 20 đến 50 năm, hay 200 năm trong trường hợp viễn cảnh mà họ luôn mơ tưởng trở thành hiện thực.
Theo thanh niên
Phát hiện vi khuẩn có khả năng giúp người trường sinh bất tử
Bacillius F- tên của chủng vi khuẩn - được phát hiện xung quanh núi Mamontova ở nước cộng hòa Yakutia thuộc Nga. Núi Mamontova nằm trong vùng Siberia lạnh giá. Chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) tại Siberia đã nghiên cứu các đặc tính của protein và một số yếu tố khác của Bacillius F dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Họ kết luận quá trình tiến hóa của chúng chậm hơn chủng vi khuẩn cùng loại trên mặt đất tới 3 triệu năm,AFPđưa tin.
Vi khuẩn Bacillius F trong băng vĩnh cửu.
"Trong môi trường sống vô cùng khắc nghiệt, khả năng chịu đựng của Bacillius F thật đáng kinh ngạc. Chúng sinh sôi ở nhiệt độ chỉ 5 độ C", Nadezhda Moronova, người phát ngôn của Viện Hóa sinh và Y học cơ bản thuộc RAN, phát biểu.
Khi các nhà khoa học đưa Bacillius F vào cơ thể chuột, khả năng chống bệnh của các con vật tăng dần theo thời gian, đồng thời tốc độ lão hóa giảm. tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chuột nhiễm vi khuẩn Bacillius F tăng 20 tới 30%. Ngoài ra nguy cơ mù vì tuổi già của chúng cũng giảm.
"Nhiễm vi khuẩn Bacillius F khiến thể trạng của chuột già thay đổi theo hướng tích cực", các nhà khoa học Nga bình luận.
Tuổi thọ trung bình của những con chuột được tiêm vi khuẩn là 906 ngày, cao hơn 1,5 lần so với những con khác (589 ngày).
Nhóm nghiên cứu nhận định vi khuẩn Bacillius F trong băng có thể giúp con người sống tới 100-140 năm. Các chuyên gia muốn thực hiện thêm nhiều thử nghiệm nữa để tìm hiểu rõ hơn về khả năng kéo dài tuổi thọ của chúng. Tuy nhiên, họ cho rằng việc nhóm chuột tham gia thử nghiệm sống lâu hơn 1,5 lần so với những con chuột khác là một điều vô cùng ấn tượng.
Theo ICTnew
Tai nạn "hiểm" trong thể thao Nỗi đau thể xác trong những sự cố này không ăn nhằm gì so với nỗi đau tinh thần. Chú có quyền chọn một trong các giải pháp sau: 1. Anh thả tay 2. Anh siết tay 3. Anh lên gối 4. Chú thả bóng 5. Tất cả các giải pháp trên * Cảnh "nóng" mát mắt * Ối anh bò ơi, em...