Viễn cảnh chạy đua tên lửa hạt nhân Ấn – Trung
Việc Ấn Độ tăng tốc chương trình tên lửa liên lục địa có thể khiến Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực.
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-V hôm 15.9 – Ảnh: Reuters
Dẫn lời một số quan chức cấp cao, giới truyền thông Ấn Độ loan tin chính quyền đang bắt đầu phát triển một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn xa nhất từ trước đến nay trong kho vũ khí của nước này.
Sức mạnh Thần lửa
Tờ The New Indian Express dẫn lời một nhà khoa học thuộc Tổ chức Phát triển và nghiên cứu quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ tiết lộ cơ quan này đang bí mật phát triển tên lửa có tầm bắn 6.000 km. Hiện tên lửa có tầm bắn xa nhất của nước này là Agni-V (5.000 km). Theo nguồn tin trên, tên lửa đang được phát triển là Agni-VI và trong tương lai có thể được mở rộng tầm bắn lên đến 10.000 km.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần, Giám đốc DRDO Avinash Chander, kiến trúc sư trưởng chương trình tên lửa Agni (tên vị Thần lửa của đạo Hindu), dự đoán New Delhi có khả năng phát triển tên lửa tầm bắn 10.000 km trong vòng 2 năm rưỡi. “Tầm bắn là phạm trù dễ giải quyết nhất”, tờ The Times of India dẫn lời ông Chander nói. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi DRDO lần thứ hai thử thành công tên Agni-V hôm 15.9. Với Agni-V, Ấn Độ lần đầu tiên đã có thể đặt nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh vào tầm ngắm. Không dừng lại ở đó, Ấn Độ vẫn chưa hài lòng với tầm bắn 5.000 km của Agni-V nên quyết tâm phát triển Agni-VI để thực sự trở thành một thế lực ICBM.
Bên cạnh đó, từ Agni-V trở đi, tên lửa Ấn Độ sẽ được lắp đặt thiết bị chứa nhiều đầu đạn dẫn đường độc lập (MIRV), có thể chứa nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc và khi được bắn đi, các đầu đạn sẽ tách ra để phá hủy cùng lúc nhiều mục tiêu khác nhau. “Trong khi Agni-V có thể mang đến 3 đầu đạn hạt nhân, tên lửa thế hệ kế tiếp có thể mang 10 đầu đạn, đủ sức tấn công nhiều mục tiêu khác nhau”, The New Indian Express dẫn lời một chuyên gia của DRDO cho hay. Cũng theo tờ báo, Agni-VI sẽ sẵn sàng bước vào giai đoạn thử nghiệm trong vòng 3 năm nữa.
Áp lực chạy đua vũ trang
Chương trình phát triển ICBM của Ấn Độ nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Trung Quốc triển khai các tên lửa trang bị MIRV, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng trong khu vực. “Giới chức Ấn Độ đã khẳng định ICBM của mình có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Diễn biến trên, kết hợp với động thái tăng khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Thái Bình Dương, có thể thúc đẩy Trung Quốc triển khai tên lửa được trang bị MIRV”, tờ The Times of India dẫn báo cáo Danh sách vũ khí hạt nhân toàn cầu 1945 – 2013 viết. Tác giả của báo cáo là 2 chuyên gia Hans Kristensen và Robert Norris thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ. Theo ông Kristensen, nếu Ấn Độ và Trung Quốc đồng loạt phát triển ICBM trang bị MIRV, cả khu vực sẽ bị đẩy vào cuộc chạy đua hạt nhân đầy căng thẳng.
Báo cáo trên ước tính Trung Quốc có ít bom hạt nhân nhưng đang sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân và sẽ tăng thêm, còn Ấn Độ có khoảng 90 – 110 đầu đạn và cũng lên kế hoạch gia tăng khả năng sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, trang tin Washington Free Beacon dẫn lời giới chuyên gia nhận định các tên lửa đạn đạo DF-31 (tầm bắn 7.200 – 8.000 km) và DF-31A (11.200 – 12.000 km) của Trung Quốc nhằm vào Nga và Ấn Độ, còn DF-41 (12.000 – 14.000 km) được thiết kế để xuyên phá hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Các chuyên gia Kristensen và Norris còn cảnh báo không thể không tính đến nhân tố Pakistan, đối tác thân thiết với Trung Quốc và là “láng giềng khó chịu” của Ấn Độ. Islamabad được cho là đã sản xuất từ 100 – 120 đầu đạn và đủ vật liệu hạt nhân để chế tạo thêm. Do vậy, những diễn biến trên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chạy đua vũ khí trên bình diện cả khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Mỹ không giới hạn xuất khẩu quốc phòng cho Ấn Độ Trong nỗ lực thay thế Nga để trở thành nhà cung cấp công nghệ quân sự hàng đầu cho Ấn Độ, Mỹ hứa hẹn dỡ bỏ mọi rào cản trong xuất khẩu khí tài, đẩy mạnh các chương trình hợp tác phát triển vũ khí và sẽ đối xử với Ấn Độ “bằng vai phải lứa” với các đồng minh thân cận như Anh hay Úc. Tuyên bố trên được Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra trong chuyến thăm New Delhi đang diễn ra, theo tờ The Times of India. Dự kiến, hợp tác về lĩnh vực này là một chủ đề trọng tâm trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào tuần sau. Trong khi đó, trang Washington Free Beacon đưa tin Trung Quốc vừa kêu gọi Mỹ nới lỏng việc kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng công nghệ hiện đại và dỡ bỏ các giới hạn lâu nay về công nghệ quốc phòng. Theo đó, trước thềm cuộc họp Ủy ban Hợp tác thương mại Mỹ – Trung sắp tới, giới chức Bắc Kinh đã cung cấp cho phía Washington danh sách chi tiết các mảng công nghệ không gian và quân sự mà họ muốn được điều chỉnh. Tuy nhiên, Washington Free Beacon dẫn lời một số quan chức và chuyên gia Mỹ cho biết điều này sẽ khó thành hiện thực trong tương lai gần. H.G
Theo TNO
Nguy cơ tấn công vẫn lơ lửng trên đầu Syria
Nhà Trắng muốn Quốc hội Mỹ hoãn biểu quyết về tấn công Syria nhưng Tổng thống Barack Obama và đồng minh vẫn bảo lưu lựa chọn giải pháp quân sự.
Tổng thống Obama nói Mỹ "không phải là sen đầm" - Ảnh: AFP
Sáng 11.9 (giờ VN), Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu trước toàn dân về những diễn biến mới nhất đối với vấn đề Syria, theo ABC News. Với thông điệp được cho là đã thay đổi một phần lớn so với nội dung được chuẩn bị trước đó, ông Obama hoan nghênh đề xuất cho Syria giao nộp vũ khí hóa học để tránh bị tấn công và đề nghị Quốc hội hoãn lại cuộc bỏ phiếu cho phép chính thức mở chiến dịch quân sự nhằm vào quốc gia Trung Đông.
Tổng thống Obama cũng xác nhận sẽ phái Ngoại trưởng John Kerry gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 12.9, đồng thời nói thêm rằng: "Tôi sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin". Ông còn cho biết Mỹ sẽ làm việc cùng 2 đồng minh Pháp và Anh với sự tham vấn của Nga và Trung Quốc để thúc đẩy nghị quyết về kế hoạch giao nộp vũ khí hóa học của Syria tại HĐBA LHQ.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn thận trọng tuyên bố còn quá sớm để biết được kế hoạch đó có thành công hay không và các lực lượng duy trì trạng thái sẵn sàng cho một hành động giới hạn về quy mô và thời gian nếu con đường ngoại giao thất bại. Ông còn nhấn mạnh Mỹ không phải là "sen đầm thế giới" và "quân đội Mỹ không làm mấy vụ lẻ tẻ", nhưng tấn công Syria là "hành động cần thiết" để trừng phạt hành động dùng vũ khí hóa học và bảo vệ lợi ích của Mỹ. Tương tự, AFP ngày 11.9 dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố nước này vẫn sẵn sàng "trừng phạt" Syria khi cần.
Trong khi đó, phát biểu với Đài truyền hình al-Maydeen tại Li Băng, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết nước ông cam kết sẽ lập tức mở cửa các địa điểm cất giấu vũ khí hóa học. "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến liên quan đến vũ khí hóa học ở Syria và chúng tôi sẵn sàng hợp tác. Theo một phần của kế hoạch, chúng tôi dự định sẽ tham gia Hiệp ước về vũ khí hóa học", ông Muallem nói. Được biết, Syria là một trong 5 nước trên toàn cầu không ký vào hiệp ước trên bên cạnh CHDCND Triều Tiên, Angola, Ai Cập và Nam Sudan.
Mặc dù vậy, các nỗ lực ngoại giao bắt đầu gặp trắc trở khi Nga, bên đưa ra đề xuất đột phá nói trên, tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ nghị quyết nào đổ lỗi cho chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học hay đưa ra tối hậu thư nào đó. Kênh truyền hình RT dẫn lời Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng thỏa thuận buộc phía Syria giao nộp kho vũ khí hóa học chỉ có thể được triển khai nếu Mỹ và các đồng minh cam kết hủy bỏ kế hoạch dùng vũ lực chống Damascus. Ngược lại, Mỹ và đồng minh Anh, Pháp một mặt kêu gọi nhanh chóng triển khai đề xuất của Nga nhưng muốn có một nghị quyết nêu rõ thời hạn cũng như biện pháp trừng phạt nếu Syria không tuân thủ cam kết.
Theo TNO
Ấn - Trung đối đầu không khoan nhượng Hố ngăn quan hệ Ấn - Trung vẫn tiếp tục bị đào sâu hơn bởi những tham vọng kiểm soát nguồn nước và các cáo buộc lấn chiếm lãnh thổ. Hình ảnh liên quan đến cáo buộc PLA lấn sang vùng Ladakh của Ấn Độ - Ảnh: Jargan.com Vấn đề nhạy cảm về nguồn nước chia sẻ giữa Ấn Độ với Trung Quốc...