Viêm xoang nhiễm khuẩn và những điều cần biết
Viêm xoang nhiễm khuẩn là tình trạng niêm mạc phủ trong xoang bị viêm do tác nhân vi khuẩn gây nên.
Ngoài các biểu hiện đặc trưng của viêm xoang như sốt, chảy mũi, ngạt mũ, đau xoang,… thì bệnh nhân còn có thể có triệu chứng tại ổ nhiễm khuẩn ban đầu. Bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh trong điều trị.
1. Viêm xoang nhiễm khuẩn là gì
Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến trên lâm sàng. Bệnh có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, bất thường cấu trúc mũi xoang, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn,… Trong đó, viêm xoang nhiễm khuẩn là tình trạng thường gặp hàng đầu, đặc trưng bởi niêm mạc xoang bị viêm do vi khuẩn xâm nhập.
Vi khuẩn có thể xâm nhập tới xoang do nhiều con đường khác nhau để phát triển và gây viêm xoang do nhiễm khuẩn chẳng hạn như xâm nhập trực tiếp, theo các đường lân cận từ các cơ quan đang bị nhiễm khuẩn (mũi, họng,…), bội nhiễm trên một tình trạng viêm do virus đang xảy ra.
Những loại vi khuẩn thường gây viêm xoang nhiễm khuẩn ở người thường được ghi nhận trên thực tế kể đến như Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Influenza, và Moraxella Catarrahalis,…
Viêm xoang nhiễm khuẩn có thể biểu hiện bằng nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như bệnh diễn tiến kéo dài không thuyên giảm (>10 ngày), các triệu chứng biểu hiện rầm rộ (sốt cao, nước mũi vàng, xanh, đau nhiều,…), hoặc sốt tái phát sau khi đã ngưng sốt vài ngày,…
Viêm xoang nhiễm khuẩn nguyên nhân viêm xoang thường gặp hàng đầu
Video đang HOT
2. Triệu chứng của viêm xoang nhiễm khuẩn
Cũng tương tự như các tình trạng viêm xoang do các nguyên nhân khác, viêm xoang nhiễm khuẩn cũng có các triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm xoang khi người bệnh mắc phải. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Triệu chứng tại chỗ: Đau vùng xoang bị viêm (xoang hàm trên, xoang trán), đau các điểm đau đặc trưng của xoang khi ấn vào (xoang hàm – điểm trên đường ngang qua cửa mũi trước cách cánh mũi 1cm, xoang sàng- hố nằm dưới đầu trong cung mày, xoang trán- hố nằm trên đầu trong cung mày), có thể có nóng hoặc đỏ da ngoài vùng xoang, chảy mũi (nước mũi có thể có mủ xanh hoặc vàng, có thể có mùi thối, rỉ máu, thấy chảy nhiều hơn ở bên có xoang bị viêm),…
Soi mũi có thể thấy các cuốn mũi sưng nề, chấy nhầy phủ các cuốn mũi hoặc đọng lại ở các cuốn mũi, chảy ra cửa mũi trước hoặc sau tùy xoang bị viêm.
- Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân khi bị viêm xoang thường có sốt, đau đầu, mệt mỏi,…
- Triệu chững xét nghiệm: Bệnh nhân viêm xoang do nhiễm khuẩn thường có bạch cầu tăng trong đó chủ yếu là tăng bạch cầu đa nhân trung tính, hình ảnh mờ xoang trên phim Xquang, CT-Scan hoặc phim MRI.
Bên cạnh các triệu chứng của bệnh viêm xoang, người bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn còn có thể biểu hiện bằng các triệu chứng của bệnh ban đầu như viêm họng, viêm amydal, viêm mũi, đau răng,…
Triệu chứng của viêm xoang nhiễm khuẩn – Ảnh Internet
3. Điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn như thế nào?
Đối với viêm xoang nhiễm khuẩn, ngoài các biện pháp điều trị chung cho bệnh viêm xoang như làm thông thoáng mũi xoang, vệ sinh mũi xoang, xông nước nóng có menthol, kháng viêm,… thì việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc.
Kháng sinh thường được lựa chọn để sử dụng cho bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn là amoxicillin/acid clavulanic. Đôi khi có thể dùng cefuromxim, ceftriaxone,… Thời gian điều trị thường kéo dài từ 5-7 ngày, có thể lên đến 10-14 ngày và phối hợp nhiều loại kháng sinh nếu bệnh nặng.
Nếu tình trạng bệnh của bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị kháng sinh thì cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh hoặc có thể được chỉ định làm phẫu thuật điều trị trong trường hợp cần thiết.
Có thể thấy rằng, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất và thường gây nên tình trạng nặng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, viêm xoang do nhiễm khuẩn hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả nếu được nhận biết sớm và chính xác. Do đó, ngay khi có các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh nguy hiểm thế nào?
Xem điện thoại trong nhà vệ sinh được nhiều người coi là cách thư giãn, nhưng thói quen này được các chuyên gia cảnh báo là có thể đem lại hiểm hoạ về sức khoẻ.
Trong thời đại mà cuộc sống gắn liền với công nghệ, nhiều người "dính chặt" lấy chiếc điện thoại mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi vào nhà vệ sinh cũng cầm theo để nhắn tin, lướt mạng, chơi game... Có những người coi việc tranh thủ dùng điện thoại khi đi vệ sinh cũng là thư giãn, là hưởng thụ cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người nào đang duy trì thói quen này hãy lập tức từ bỏ, vì nó có thể đem lại nguy hiểm.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nhà bạn với hàng tỷ vi khuẩn Ecoli, Salmonella, C.difficile, đều rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, nhiễm trùng máu...
Khi bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, vi khuẩn sẽ bám vào các bề mặt của chiếc điện thoại. Bạn rửa tay để loại bỏ vi khuẩn trên da mình, nhưng chiếc điện thoại đâu có được vệ sinh bằng cách đó? Sau nhiều lần ra vào toilet, điện thoại của bạn tích tụ vô số vi khuẩn. Những mầm bệnh này theo tay đi vào mắt, mũi, miệng của bạn, bởi bạn chạm vào điện thoại phần lớn thời gian trong ngày.
Gây bệnh cho nhiều cơ quan
Thời gian đủ và cần thiết cho một lần đi vệ sinh không nên quá 10 phút. Nhưng nếu có thêm chiếc điện thoại làm bạn, bạn có thể ngồi trong đó 20, thậm chí 30 phút. Việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể làm rối loạn phản ứng của cơ thể, dẫn đến các bệnh về mắt, đường ruột và xương khớp.
Cụ thể, việc xem điện thoại ở nơi thiếu sáng như nhà vệ sinh khiến cho thị lực của bạn giảm sút đáng kể, lâu dần gây nhìn kém, khô nhức mắt.
Do đầu, vai luôn hướng về trước để xem điện thoại khi ngồi đi vệ sinh, vùng vai - cổ chịu áp lực lớn, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
Ảnh minh hoạ
Việc ngồi lâu lướt điện thoại khiến cơ thể dần quen với việc tốn nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh. Sự thiếu tập trung trong lúc "giải quyết nỗi buồn" dần dà sẽ làm thay đổi cơ chế bài tiết chất thải của cơ thể, dẫn đến khó bài tiết. Điều này dẫn đến táo bón và nguy hiểm hơn là bệnh trĩ.
Gây thiếu máu lên não
Việc xem điện thoại khi đi vệ sinh sẽ chẳng liên quan đến tình trạng thiếu máu lên não nếu như bạn không ngồi hàng giờ chăm chú vào các thông tin trên điện thoại mà quên rằng cơ thể đang không hề có chỗ dựa thoải mái. Việc ngồi một chỗ và chăm chú vào màn hình quá lâu sẽ khiến cho máu dễ bị dồn lại, khó lưu thông. Và khi bạn đột ngột đứng dậy, máu không kịp di chuyển vào những vị trí co cứng, cơ thể sẽ không giữ được cân bằng. Bạn thấy chân tê, choáng và chóng mặt.
Về lâu dài, thói quen đó sẽ khiến cho việc lưu thông máu trong cơ thể không được đồng đều, gây thiếu máu lên não và giảm sút trí nhớ trầm trọng.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao dù vẫn rửa tay đúng cách Đảm bảo các bước rửa tay đúng cách mà bỏ qua lưu ý quan trọng này vẫn sẽ khiến tay bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn lại ngay sau khi rửa. Hãy cùng khám phá lưu ý đó là gì qua bài viết sau. Aiken hân hạnh là nhãn hiệu đồng hành cùng Chương trình "Niềm tin chiến thắng" do Vụ Truyền...