Viêm thanh quản
Khản tiếng, đau rát cổ họng, nói khó, mất tiếng… là những biểu hiện của tình trạng bị viêm thanh quản.
Tại sao viêm?
Thanh quản có dạng hình ống, cấu tạo gồm có sụn, niêm mạc, nằm phía trước cổ. Chúng ta nói được là nhờ vào sự làm việc của cặp dây thanh âm nằm trong thanh quản (hay còn gọi là hộp âm thanh). Không chỉ có nhiệm vụ trong phát âm, thanh quản còn có nhiệm vụ trong quá trình thở.
Tại buổi truyền thông về bệnh viêm thanh quản, do Hội Tai mũi họng TP.HCM và các đơn vị tổ chức gần đây ở TP.HCM, các bác sĩ tây y cho rằng, do tính chất công việc, những người thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng, cả các cổ động viên… làm kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến làm tổn thương dây thanh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó còn có những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm cũng khiến cho dây thanh bị viêm nhiễm. Tất cả những yếu tố nói trên sẽ dẫn đến bị khản (khàn) tiếng, đau rát họng, sốt, nói khó, và có thể bị mất tiếng (nói không ra tiếng) do thanh quản bị viêm.
Ở khía cạnh y học cổ truyền, PGS-BS Nguyễn Thị Bay cho rằng: nguyên nhân viêm thanh quản là do tà khí, có các bệnh danh như: táo hỏa thương âm; phong nhiệt phạm phế; phong hàn phạm phế…
Theo tây y, biểu hiện bệnh gồm có 3 nhóm triệu chứng chủ yếu: rối loạn phát âm (biến đổi giọng nói) – khàn tiếng, mất tiếng, giọng đôi (do liệt một dây thanh làm biến giọng); khó thở thanh quản; tiếng thở rít. Ở góc độ y học cổ truyền, với mỗi bệnh danh có những biểu hiện khác nhau, chẳng hạn với bệnh danh táo hỏa thương âm thì có triệu chứng sốt, đau họng, ho, khàn tiếng, mất tiếng, khó thở. Ở bệnh danh phong hàn phạm phế thì có sốt, khò khè, ho, họng đau…
Theo các bác sĩ, khi bị viêm thanh quản ban đầu là thể cấp tính, niêm mạc và dây thanh đỏ, sung huyết, phù nề… thường thì lúc này sẽ chữa trị triệu chứng, bằng các cách như: xông, hạ sốt, dùng thuốc để giảm phù nề và chống nhiễm khuẩn… Trong lúc chữa trị, người bệnh không được nói to, la ó, không uống nước đá lạnh, tránh khói thuốc lá, không dùng rượu. Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm ở tuần thứ hai trở đi. Nếu không chữa trị dứt điểm, để dây dưa, thì bệnh có thể chuyển sang giai đoạn viêm thanh quản mãn tính, lúc này sẽ khó khăn hơn…
Theo Thanh Tùng
Thanh niên
Sắc vỏ quả lê với vỏ cây mía chữa viêm họng
Mùa nắng nóng với những thói quen thích uống lạnh, nằm máy lạnh nhiều... dễ bị ho - viêm họng với các triệu chứng như ngứa trong họng, khản tiếng, ho, đau họng khi nuốt.
Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Muối sống (muối hạt) 50g, nước cốt chanh 1 muỗng cà phê, pha với 300ml nước sôi. Dùng súc miệng nhiều lần trong ngày hoặc ngậm để nuốt dần.
Quả trám chua tươi 7 quả (bỏ hạt), thân cây cỏ lau tươi 3g (hoặc mía lau, rễ tranh). Nấu với 750ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Vỏ quả lê 12g, vỏ cây mía lau 16g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống như trên.
Lá chè tươi 16g (khô 6g), đường phèn 30g, hoa hồng trắng 8g, hoa đu đủ đực 16g, mật ong 30g, vỏ quýt giã nhỏ. Cho mật ong vào bát, để hoa hồng trắng lên trên rồi rắc vỏ quýt vào hoa hồng. Đem hấp cách thủy. Khi hoa hồng chín thì quấy lên với mật ong cho ra nước. Chia 3 lần uống trong ngày.
Vỏ quả lê 12g, vỏ cây mía lau 16g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống.
Quả quất (kim quất, tắc) ướp muối 5 - 10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 40ml, uống thay nước chè. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội, chia uống trong ngày. Người ta còn phối hợp với nước cốt gừng (1 thìa cà phê) và mật ong (1 thìa canh) để tăng cường hiệu quả trị liệu.
Củ sen 15g, táo tây 1quả, nước chanh vắt 2 thìa cà phê. Rửa củ sen thật sạch, thái miếng nhỏ, xay chung với táo tây cùng với lượng nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn thì cho nước chanh vào khuấy đều chia 2 - 3 lần để uống trong ngày. Món này có thể dùng 2 - 3 lần trong tuần để phòng ngừa viêm họng.
Theo Bee
Đừng chủ quan khi bé khò khè, khản tiếng Nhiều bé bị khản tiếng, kèm theo hiện tượng khò khè, có đờm nhưng cha mẹ chủ quan cho rằng khản tiếng vài ngày là khỏi. Thực ra, đó là dấu hiệu của viêm thanh quản cấp, khi đó, dây thanh quản có nguy cơ phù nề, "bít" tắc khiến bé khó thở, tím tái. Nguy hiểm không kém viêm phổi Đến bây...