Viêm phổi ở trẻ nhỏ – căn bệnh nguy hiểm khó lường
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trung bình cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong vì viêm phổi, tại nước ta, mỗi năm có đến 2,9 triệu lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi. Với con số đáng báo động này chúng ta đang là 1 trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng viêm phổi toàn cầu.
Có 2,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm phổi mỗi năm (Ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân gây viêm phổi hay tái phát ở trẻ em
Hiện nay, nhiều người thường cho rằng, nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em bắt nguồn từ vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, đây chỉ là bề nổi, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do viêm, nhiễm trùng lâu ngày không được điều trị dứt điểm, từ đó kích thích quá trình tăng sinh, tái cấu trúc đường thở diễn ra. Điều này khiến cho niêm mạc tại phế nang, phế quản tăng sinh, phì đại và xơ hóa, sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang do đó mà bị suy giảm. Hệ quả tất yếulà gây suy giảm hệ miễn dịch của đường hô hấp ở trẻ, khiến viêm phổi tái phát nhiều lần.
Từ đó quá trình viêm, tái cấu trúc trở thành một vòng xoắn bệnh lý lâu ngày, diễn ra liên tiếp không có điểm dừng, nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Trẻ có các triệu chứng ho khan, ho có đờm, khó thở, sốt cao, đờm đặc….
Bên cạnh đó, tái cấu trúc đường thở còn làm cho niêm mạc phổi, phế quản tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại, sức đề kháng suy giảm, khiến quá trình viêm, nhiễm trùng thường xuyên tái phát, nếu không được điều trị tận gốc sẽ trở thành mạn tính.
Các dấu hiệu nhận biết sớm nhất viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất đó là ho, sốt, thở nhanh hay thở gắng sức.
- Thở nhanh liên tục: Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi). Để kiểm tra nhịp thở của trẻ chính xác nhất, bạn nên đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
Ho, sốt, thở nhanh, thở gắng sức,… là những biểu hiện của trẻ bị viêm phổi (ảnh minh hoạ)
- Trẻ thở gắng sức: Biểu hiện cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Vì vậy nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Video đang HOT
- Sốt vừa đến sốt cao (với những trẻ có hệ miễn dịch yếu đôi khi không có biểu hiện này).
- Trẻ thường bị đau ngực trong lúc ho.
- Trẻ bị nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
- Trẻ tím tái quanh môi và ở mặt do bị thiếu oxy.
Nếu có một trong những triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ. Vậy để điều trị viêm phổi ở trẻ hiệu quả, cần đáp ứng những mục tiêu gì?
Mục tiêu điều trị đẩy lùi viêm phổi ở trẻ em hiện nay
Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em là do tái cấu trúc niêm mạc đường thở. Do vậy, dù là đẩy lùi bằng phương pháp nào thì cũng cần đáp ứng được những mục tiêu sau:
Mục tiêu trước mắt
Cải thiện các triệu chứng của viêm phổi ở trẻ bằng cách giảm ho, long đờm, giúp thanh phế và phục hồi chức năng hô hấp.
Mục tiêu lâu dài
- Giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” gây ra tình trạng viêm phổi ở trẻ em là chống tái cấu trúc, xơ hóa niêm mạc đường thở.
- Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cơ thể của trẻ, từ đó giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phổi tái phát.
- Nâng cao thể trạng cho trẻ.
- An toàn khi sử dụng lâu dài.
Ưu nhược điểm của các phương pháp đẩy lùi viêm phổi ở trẻ em hiện nay
Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để xử lý tình trạng viêm phổi ở trẻ em, phổ biến nhất là dùng thuốc và áp dụng những bài thuốc dân gian. Cả hai phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Do vậy, phụ huynh cần chú ý để có thể lựa chọn được cho bé giải pháp phù hợp nhất.
Phương pháp sử dụng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp điều trị tình trạng viêm phổi ở trẻ em phổ biến hiện nay. Thông thường, chuyên gia sẽ chỉ định kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho, long đờm để điều trị viêm phổi ở trẻ.
Có thể nhận thấy rằng, phương pháp này giúp cải thiện triệu chứng viêm phổi ở trẻ em, đáp ứng được mục tiêu điều trị trước mắt. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bài thuốc dân gian
Ngoài cách sử dụng thuốc kể trên thì từ xa xưa ông cha ta đã có nhiều bài thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm phổi ở trẻ từ những nguyên liệu dân gian như: Xạ can, nhũ hương, bán biên liên, lá trầu không, củ cải trắng,…
Sử dụng bài thuốc dân gian có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, an toàn với mọi đối tượng nhưng lại mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện, hiệu quả đem lại không cao,…
Theo SK&ĐS
Vụ kíp trực Khoa Hồi sức Bệnh viện Cà Mau bị "tố" tắc trách: Nhân viên y tế không giải thích đầy đủ mức độ bệnh của bệnh nhân
Theo Sở Y tế Cà Mau, ngày 17/8, bệnh nhân H. từ tuyến trên chuyển về Khoa Cấp cứu, sau đó vào Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện đa khoa Cà Mau, được chẩn đoán bị viêm phổi tác nhân đa kháng/suy kiệt.
Liên quan đến vụ kíp trực Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện đa khoa Cà Mau bị "tố" đã tắc trách dẫn đến chết người, người nhà bệnh nhân không hài lòng thái độ xử trí của điều dưỡng, thì Sở Y tế Cà Mau cho rằng, do camera quá tải nên không trích xuất được nội dung cần đánh giá.
Trả lời đơn yêu cầu của người dân, Sở Y tế Cà Mau cho biết đã thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá lại quá trình tiếp nhận, thăm khám, điều trị, chăm sóc... đối với bệnh nhân N.N.H. (75 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau, đã tử vong).
Theo Sở Y tế Cà Mau, ngày 17/8, bệnh nhân H. từ tuyến trên chuyển về Khoa Cấp cứu, sau đó vào Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện đa khoa Cà Mau, được chẩn đoán bị viêm phổi tác nhân đa kháng/suy kiệt.
Tại đây, bệnh nhân H. được điều trị theo phác đồ xử trí bệnh viêm phổi nặng. Đến khoảng 1h25 ngày 20/8, bệnh nhân tăng tiết nhiều đờm, thở mệt, người nhà đến báo cho điều dưỡng trực đến hút đàm. Hồ sơ đã ghi nhận, sau hút, bệnh nhân tím tái, ngưng tim. Sau hơn 30 phút hồi sức, kết quả tim đập lại, kíp trực đã cho bệnh nhân thở máy, tiếp tục điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên, diễn biến bệnh không cải thiện, đến khoảng 20h30 ngày 20/8, thì bệnh nhân tử vong.
"Bệnh nhân tử vong do sốc nhiễm trùng do viêm phổi nặng, tác nhân đa kháng thuốc, suy đa cơ quan", Sở Y tế Cà Mau cho biết.
Sở Y tế Cà Mau cho rằng, quá trình tiếp nhận, xử trí bệnh nhân N.N.H, các kíp trực đã thực hiện đúng quy trình, quy định chuyên môn. Các bác sĩ đã tích cực trong khám, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu; còn điều dưỡng ở kíp trực đã thực hiện đúng chức trách được phân công trong theo dõi, chăm sóc.
"Tuy nhiên qua rà soát cho thấy, trong suốt quá trình bệnh nhân vào viện, nhân viên y tế không giải thích đầy đủ về tình trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân N.N.H. cho người nhà bệnh nhân biết", Sở Y tế Cà Mau xác định.
Đáng chú ý, riêng sự việc lúc 1h25 ngày 20/8, khi bệnh nhân diễn biến nặng, người nhà bệnh nhân H. không hài lòng thái độ xử trí của điều dưỡng trực, thì Sở Y tế Cà Mau cho rằng, kiểm tra camera Khoa Hồi sức tích cực - chống độc "tại thời điểm trên do quá tải nên không trích xuất được nội dung cần đánh giá".
Theo Sở Y tế Cà Mau, qua hội Hội đồng bệnh nhân, các ý kiến cho rằng không có vấn đề tắc trách, không không chậm trễ trong việc xử trí bệnh nhân, không có việc bỏ mặc bệnh nhân khi diễn biến nặng. "Việc điều dưỡng hút đờm một lần cho bệnh nhân là do khi thấy bệnh nhân diễn tiến quá nặng cần phải nhanh chóng báo cho bác sĩ và toàn kíp trực cùng giải quyết", Sở Y tế Cà Mau thông tin.
Từ cơ sở trên, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Cà Mau kết luận, điều dưỡng thực hiện thủ thuật hút đờm cấp cứu cho bệnh nhân không có biểu hiện tắc trách.
"Thiếu sót mà nhân viên y tế tại các ê-kíp trực của Khoa Hồi sức tích cực - chống độc cần rút kinh nghiệm là phải thông tin, giải thích rõ tình hình, mức độ, diễn biến của bệnh nhân cho người nhà biết để hợp tác trong quá trình điều trị, tránh sự hiểu lầm và bức xúc", Sở Y tế Cà Mau trả lời người nhà bệnh nhân tử vong.
Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 11/12, một người nhà của bà N.N.H. cho biết, vẫn chưa hài lòng với một số nội dung trả lời của Sở Y tế Cà Mau. Do đó, gia đình sẽ tiếp tục làm đơn để yêu cầu làm rõ thêm.
Kíp trực Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau bị "tố" tắc trách dẫn đến bệnh nhân tử vong. (Ảnh: CTV)
Như Dân trí đã đưa tin, bà N.N.H. (75 tuổi, ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) được người nhà đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) do viêm phổi, suy hô hấp, choáng nhiễm trùng. Qua một thời gian điều trị, sức khỏe bà H. tiến triển tốt nên được cho xuất viện về dưỡng bệnh vào ngày 17/8/2019.
Tối ngày 17/8, bà H. về tới Cà Mau và nhập viện tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau. Bà H. cai máy thở, chuyển sang tự thở oxy được duy trì cho đến đêm 20/8.
Do tình trạng bệnh lý, bà H. thường bị nghẹt đờm dẫn đến khó thở. Đêm 20/8, con trai bà H. thấy mẹ mình bị nghẹt đờm nên gọi nhân viên điều dưỡng trực, được nhân viên điều dưỡng hỏi số giường và nói sẽ qua liền.
Tuy nhiên, gia đình bà H. cho rằng nhân viên trực đã chậm trễ, tắc trách trong việc hút đờm, dẫn đến bà H. hôn mê sâu và tử vong sau đó. Gia đình bà H. đã gửi đơn yêu cầu làm rõ trách nhiệm của kíp trực này.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Quan hệ bằng miệng có lây sùi mào gà? Sùi mào gà lây qua tiếp xúc tình dục, có thể truyền qua da khi tiếp xúc với sang thương bị bong tróc, kể cả với oral sex. Ảnh minh họa Sùi mào gà (mồng gà) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do siêu vi Papilloma ở người, còn gọi là HPV gây nên. Virus này có khoảng hơn 60 type,...