Viêm nhiễm “vùng kín” tái phát tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung là các bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Viêm nhiễm “vùng kín” tái phát tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Tôi năm nay 25 tuổi đang là nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Tôi có đikhám phụ khoa và được cho biết thành tử cung dày lên bất thường và kết luận bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung. Tôi đã bị tái bệnh khoảng 4 lần do chủ quan nên bệnh chưa khỏi hẳn. Xin cho biết liệu bệnh của tôi có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không? Tôi nghe nói có phương pháp tiêm vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung, tôi có nên tiêm ngay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Trang Trần)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Trang Trần thân mến,
Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung là các bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Viêm đạo là sự nhiễm trùng ở âm đạo. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả những phụ nữ trẻ. Viêm âm đạo có thể dẫn đến ngứa, chảy nước thậm chí là đau đớn. Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo thường là do sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo hoặc nhiễm trùng. Viêm âm đạo cũng có thể do giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh. Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm ở cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp viêm cổ tử cung là không có triệu chứng gì quan trọng, tuy nhiên, một số trường hợp viêm cổ tử cung là do nhiễm các bệnh qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu và chlamydia.
Ảnh minh họa
Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung (gọi chung là viêm nhiễm “vùng kín”) thường có các biểu hiện như: ngứa âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt chảy máu âm đạo, có mụn ở âm đạo, khí hư có màu đặc biệt (vàng, xanh, xám…) kèm theo mùi hôi khó chịu. Khi phát hiện những triệu chứng như trên, chị em cần phải đi khám phụ khoa, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có hướng điều trị thích hợp.
Video đang HOT
Bạn bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì càng cần điều trị hết liệu trình và theo chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh bỏ giữa chừng vì có thể gây kháng thuốc và điều trị khó khăn hơn.
Thông thường, viêm cổ tử cung gây ra không có dấu hiệu và triệu chứng, và chỉ có thể biết sau khi một thử nghiệm Pap hoặc làm các sinh thiết cho vấn đề khác. Viêm cổ tử cung gây ra bởi bệnh lậu hay chlamydia có thể lây lan sang các lớp lót tử cung và ống dẫn trứng, dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID), một nhiễm trùng của cơ quan sinh sản nữ, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, cổ tử cung và buồng trứng. Và nếu không được điều trị khỏi thì vẫn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, có 2 loại thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung: loại thứ nhất ngừa được 2 tuyp HPV (virus gây ung thư cổ tử cung) 16 và 18, loại thứ 2 ngừa được 4 tuyp 6,11, 16 và 18. Cả 2 loại thuốc chủng này đã được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc chủng ngừa hiệu quả nhất ở các bé gái và các bạn gái trong độ tuổi từ 10 – 26, chưa có sinh hoạt tình dục. Cần tiêm ung thư cổ tử cung 3 liều: liều thứ nhất, liều thứ 2 sau đó 2 tháng và liều thứ 3 sau liều đầu tiên 6 tháng. Tiêm chủng càng sớm hiệu quả càng cao.
Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể về tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV này. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ việc điều trị của bác sĩ chính xác để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Những điều chưa biết về bệnh xói mòn cổ tử cung ở chị em
Xói mòn cổ tử cung là nỗi sợ hãi của rất nhiều chị em vì họ lo lắng rằng, một khi đã bị bệnh này nghĩa là phải đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe. Nhưng nỗi lo lắng đó có đúng không?
Thực tế, trí tưởng tượng của con người mới là điều khủng khiếp nhất bởi nó khiến tinh thần bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu hiểu về xói mòn cổ tử cung thì bạn sẽ không phải sợ hãi hay lo lắng nữa.
Xói mòn cổ tử cung là chứng bệnh viêm cổ tử cung mãn tính sau một thời gian sẽ phát triển thành bệnh xói mòn cổ tử cung. Căn cứ vào độ xói mòn, trên lâm sàng chia viêm lộ tuyến cổ tử cung thành 3 mức độ: nhẹ, bình thường và nặng.
Dưới đây, giáo sư, bác sỹ Quan Ting, Giám đốc bệnh viện đa khoa Quảng Châu sẽ giúp chị em phá vỡ những hiểu lầm phổ biến về căn bệnh này.
1. Phụ nữ có sinh hoạt tình dục mới bị xói mòn cổ tử cung
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân thực sự của xói mòn cổ tử cung vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Kích ứng tại chỗ hoặc chấn thương cổ tử cung, chẳng hạn như sinh nở, phá thai hoặc sinh hoạt tình dục quá thường xuyên có thể gây ra mức độ phá hủy tế bào vảy ở cổ tử cung ở mức độ khác nhau, làm suy giảm sức đề kháng của cổ tử cung, dễ gây ra bệnh viêm cổ tử cung và dẫn đến xói mòn cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiều biểu hiện lâm sàng cho thấy, dù không có sinh hoạt tình dục, nhiều chị em vẫn bị xói mòn cổ tử cung, trong đó có liên quan rất nhiều đến các nội tiết tố nữ.
Do vậy, chưa có sinh hoạt tình dục, không có nghĩa là xói mòn cổ tử cung không xảy ra. Cho dù chưa lập gia đình hoặc chưa sinh hoạt tình dục thì chị em cũng nên quan tâm đến bệnh này để biết cách phòng vệ. Nếu phát hiện tiết dịch âm đạo tăng lên, hoặc khí hư có sự thay đổi màu sắc, kết cấu thì nên đến phòng khám phụ khoa để xác định nguyên nhân, kịp thời điều trị.
Bệnh xói mòn cổ tử cung khiến không ít chị em vô cùng lo lắng. Ảnh minh họa
2. Xói mòn cổ tử cung sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Nhiều phụ nữ bị xói mòn cổ tử cung mãn tính thường lo lắng rằng sự xói mòn cổ tử cung ngày một nặng hơn, lâu hơn sẽ dễ bị ung thư. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Trong lý thuyết, xói mòn cổ tử cung là sự xói mòn tế bào vảy mô trụ ở cổ tử cung. Trong khi đó ung thư cổ tử cung lại là một chứng loạn sản vảy, chủ yếu là do u nhú ở người có nguy cơ cao (bị nhiễm HPV) nhiễm trùng.
Cả hai yếu tố nguy cơ và bệnh học của biến đổi bệnh lý khác nhau cũng khác nhau. Do đó, một sự xói mòn cổ tử cung đơn giản, nếu không kết hợp nhiễm HPV thì không gây ung thư cổ tử cung. Giáo sư Quan Ting cho biết "xói mòn cổ tử cung có thể gây ung thư là sai. Không có mối liên hệ nhân quả giữa ung thư cổ tử cung và xói mòn cổ tử cung. Vì vậy, phụ nữ nếu bị xói mòn cổ tử cung cũng không nên quá lo lắng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh".
Nhưng phụ nữ cũng cần phải nói rõ với bác sỹ của mình về tình trạng bệnh tật. Trong khi khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào cổ tử cung nên được thực hiện để tầm soát ung thư. Bởi vì khám phụ khoa đơn thuần không thể phân biệt được giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung và xói mòn cổ tử cung.
3. Nếu bị xói mòn cổ tử cung thì thụt rửa âm đạo hàng ngày là cần thiết
Xói mòn cổ tử tử cung sẽ làm tăng tiết dịch âm đạo nên nhiều phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo để làm sạch vùng kín. Việc sử dụng chất khử trùng, chống ngứa, kem dưỡng da chống viêm để thụt rửa âm đạo có thể phá hủy các hàng rào bảo vệ, không chỉ vô tác dụng với bệnh này mà có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, gây nhiễm trùng thứ cấp.
4. Xói mòn cổ tử cung là thủ phạm gây vô sinh
Giáo sư Quan Ting nói có 4 khả năng dễ dẫn đến sự xuất hiện của xói mòn cổ tử cung: Thứ nhất là mức estrogen cao; Thứ hai là sinh nở, đặc biệt là sinh nhiều con; Ba là bị viêm phụ khoa; Thứ tư là bị ung thư cổ tử cung. Nếu phụ nữ bị ung thư cổ tử cung thì triệu chứng loét cổ tử cung cũng sẽ xuất hiện.
Như vậy, chỉ có nguyên nhân thứ 4 là có liên quan nhiều nhất đến vô sinh. Nhưng nhiều báo cáo cho thấy, các yếu tố này có mối liên quan thấp. Phụ nữ bị xói mòn cổ tử cung không nên quá lo lắng mà chú trọng vào điều trị. Bởi vì điều trị quá mức sẽ làm cứng cổ tử cung. Khi mang thai và sinh nở trong tương lai, cổ tử cung bị cứng, khó mở rộng sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Theo TNO
8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường... Điều đáng sợ nhất là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường...