Viêm khớp dạng thấp khác gì viêm xương khớp thông thường?
Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là hai dạng bệnh khớp thường gặp. Bản chất đây là hai bệnh khác nhau hoàn toàn, phân biệt đúng sẽ có giải pháp điều trị hiệu quả.
Về bản chất viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường hoàn toàn khác nhau
Cơ chế gây bệnh khác nhau
Viêm khớp dạng thấp bản chất là một bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch của người bệnh “hiểu nhầm” và tấn công vào các bao hoạt dịch của khớp, dẫn đến sưng, đau khớp và cuối cùng có thể dẫn đến biên dang khơp va gây tan phê. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, các nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố di truyền.
Viêm xương khớp phổ biến hơn, nguyên nhân là sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm xương khớp bao gồm: di truyền, chấn thương, béo phì hoặc thừa cân, áp lực lên khớp lặp đi lặp lại.
Đặc điểm bệnh khác nhau
1. Khu vực bị ảnh hưởng
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội. Bệnh hay gây đau ở các khớp cử động nhiều như đầu gối, ngón tay, cổ tay.
Viêm khớp dạng thấp thường gây biến dạng ổ khớp
2. Khác biệt về triệu chứng
Có những điểm tương đồng và khác biệt trong các triệu chứng của viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm: Khớp đau và cứng; Sưng khớp; Khả năng vận động khớp bị hạn chế; Nóng đỏ quanh khớp; Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên; Xuất hiện các nốt thấp; Tổn thương các khớp đối xứng; Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân; Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan.
Video đang HOT
Các triệu chứng viêm xương khớp bao gồm: Đau khớp, đặc biệt là sau khi sử dụng lặp đi lặp lại khớp bị ảnh hưởng; Khớp cứng vào buổi sáng kéo dài đến 30 phút; Sưng và nóng các khớp sau khi không hoạt động; Sưng khớp làm hạn chế vận động khớp.
3. Khác biệt về cận lâm sàng
Có những điểm tương đồng trong chẩn đoán, chụp Xquang của một khớp bị ảnh hưởng có thể phát hiện một trong hai bệnh vừa nêu. Có thể chọc hút dịch khớp để phân tích thành phần. Kết quả của các xét nghiệm này giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.
Hình ảnh của viêm xương khớp (bên trái) và viêm khớp dạng thấp (bên phải)
Xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán bệnh viêm xương khớp, nhưng có thể giúp phát hiện viêm khớp dạng thấp. Sự kết hợp của khám sức khỏe, xét nghiệm và tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm: Kiểm tra và phát hiện yếu tố thấp; Thử nghiệm protein phản ứng C; Kiểm tra Anti-CCP.
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.
Điểm khác biệt trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp
Điều trị viêm xương khớp: tập trung làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường gồm:
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau.
Các lựa chọn điều trị viêm xương khớp khác, bao gồm liệu pháp vật lý để ổn định và tăng cường các khớp bị ảnh hưởng, điều trị nhiệt, nghỉ ngơi và giảm cân.
Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp cũng được sử dụng.
Viêm khớp dạng thấp được điều trị: bằng cách sử dụng 5 loại thuốc chính:
Thuốc giảm đau;
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs);
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs);
Chế phẩm sinh học;
Corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone
Điểm giống nhau trong điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường:
Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng có thể can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp khi có chỉ định. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.
Điều trị bằng thuốc Đông Y thế hệ 2
Đối với các bệnh lý xương khớp bao gồm cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân thường phải điều trị kéo dài. Dùng thuốc Tây có ưu điểm là có tác dụng giảm đau nhanh tuy nhiên thường gây tác dụng phụ.
Thuốc giảm đau dùng phổ biến có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ngoài việc kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid.
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài. Thuốc Đông y cũng có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được kiểm chứng.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO và được thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Cần cách tiếp cận liên ngành với bệnh đau mạn tính
Với việc Tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận hội chứng đau mạn tính (chronic pain) là một căn bệnh độc lập, chuyên gia tại Trung tâm phục hồi chức năng liên ngành Nga kêu gọi phải có cách tiếp cận liên ngành để đối phó với bệnh phức tạp này.
Đau mạn tính nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến cuộc sống của người bệnh xáo trộn - Ảnh: Photoxpress
Theo Rossiyskaja Gazeta, văn bản phân loại bệnh quốc tế mới của Tổ chức y tế thế giới (WHO) sau lần xem xét lại lần thứ 11 sẽ có hiệu lực vào ngày 1.1.2022 với việc các chuyên gia y tế đã nghiên cứu 10 năm và tiếp nhận trên 10.000 thay đổi so với lần xem xét thứ 10. Đặc biệt, đau mạn tính (chronic pain) được công nhận là một bệnh riêng.
Theo các nghiên cứu dịch tễ học nước ngoài, khoảng 20% cư dân của các nước phát triển gặp phải hội chứng đau mạn tính, còn ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ đó đạt tới 40%. Nguyên nhân chính của đau mạn tính là các bệnh về hệ thống cơ xương: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, tổn thương các khớp của cột sống và đĩa đệm.
Theo cơ quan thống kê Rosstat Nga, có 19,2 triệu người Nga mắc các bệnh cơ xương khớp khác nhau đã được đăng ký, nhưng Hiệp hội các chuyên gia về các bệnh đau khẳng định 30 - 35 triệu người Nga mắc hội chứng đau mạn tính. Thường thì đây là những cơn đau lưng, đau đầu và những cơn đau do hậu quả chấn thương... Và để chữa đau, y học lại không loại bỏ được nguyên nhân đầu tiên gây bệnh. Trên thực tế, từ trước đến nay, một bệnh nhân bị đau mạn tính thường được coi là một bệnh thần kinh, một bệnh tưởng (hypochondriac) khi người bệnh chỉ đơn giản là phóng đại vấn đề của mình.
Bác sĩ A. Loboda - chuyên khoa tại Trung tâm Phục hồi chức năng liên ngành Nga giải thích rằng có 3 loại đau. Loại thứ nhất khi hệ thần kinh cảm giác phản ứng đối với một số kích thích có hại, có khả năng gây hại hoặc phản ứng của các đầu dây thần kinh đối với tổn thương là vết bầm tím, vết thương, bỏng.
Loại thứ hai là đau thần kinh (neuropathic pain) khi cơn đau dữ dội xuất phát từ vị trí chấn thương dọc theo dây thần kinh. Ví dụ, nếu chấn thương ở vùng vai thì cơn đau có thể lan đến đầu ngón tay.
Loại thứ ba là đau do rối loạn chức năng, hoặc đau mạn tính kinh điển, khi vết thương đã lành. Nếu hai loại đau đầu tiên có chức năng cảnh báo hoặc bảo vệ thì loại đau thứ ba không có chức năng đó, vì thế loại đau này được gọi là rối loạn chức năng. Loại đau này khác nhau ở chỗ không có lý do nào rõ rệt, nhưng não không nhận thức chính xác những gì đang xảy ra, xuất hiện một sự bất hòa giữa cơ thể và cấu trúc nhận thức.
Thông thường, cơn đau trở thành mạn tính ở những người bị lo lắng và trầm cảm. Trong nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đau mạn tính là những người dùng các chất gây nghiện.
Vị chuyên gia Nga giải thích rằng cảm giác đau làm thay đổi nhận thức của bản thân về thế giới xung quanh. Người bệnh bị xã hội xa lánh, anh ta di chuyển ít hơn, lo lắng, không ngủ đủ giấc, không hồi phục và không thể làm việc bình thường. Người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực chỉ làm tăng thêm nỗi đau.
Chính vì vậy, một bác sĩ sẽ không giải quyết được hội chứng đau mạn tính, vì nó phức tạp. Một cách tiếp cận liên ngành là cần thiết để đối phó với bệnh. Trên thế giới, người ta chú ý nhiều đến việc điều trị bệnh đau mạn tính ví dụ, ở Mỹ có tới 15.000 trung tâm điều trị đau.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Bỗng dưng thấy đau gót chân, rất có thể 4 căn bệnh này đang "tìm đến" Đau ở gót chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một trong những bệnh sau. Bệnh gút Nếu bạn cảm thấy gót chân bị đau trong hoạt động thường ngày, rất có thể bạn đã mắc bệnh gút. Bệnh gút bắt nguồn từ nồng độ axit uric cao trong cơ thể. Axit uric thường gây kích ứng và đau...