Viêm kết mạc mùa xuân: Phòng, trị có dễ?
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân là một trong những loại viêm kết mạc do dị ứng. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân. Khi đó hoa nở rộ và chính phấn hoa là nguyên nhân chính gây ra dị ứng.
Mỗi độ xuân về, một số em thiếu niên thấy mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt và hay tái phát. Khi lộn mi, thấy ở mi mắt có những hạt lớn nằm sát nhau giống như lát sỏi. ây là những triệu chứng cần cảnh giác vì có thể các em đã mắc phải một chứng bệnh có tên khá lạ: viêm kết mạc mùa xuân. Bệnh đặc biệt thường chỉ xảy ra ở trẻ nam từ 5 tuổi đến 20 tuổi, rất hiếm khi xảy ra ở người lớn, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, khô nóng.
ặc điểm của viêm kết mạc mùa xuân
Dị ứng mắt thường xảy ra trên người có cơ địa dị ứng kèm theo các loại bệnh dị ứng khác của cơ thể như: hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng…
Khi bị dị ứng, mắt của bạn trở nên nhạy cảm quá mức với một số chất, mặc dù có thể những chất đó không phải là tác nhân gây hại. Ví dụ, bụi được xem là chất vô hại đối với mắt người bình thường, nhưng đối với mắt bệnh, khi gặp bụi, mắt sẽ tiết ra rất nhiều nước và dịch nhầy.
Khi một vật lạ (hạt phấn hoa, bụi…) rơi vào mắt, kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào, dưỡng bào này vỡ sẽ làm thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù… Dị ứng làm khởi phát một số triệu chứng như viêm kết mạc (đỏ mắt) và hen suyễn. Khi xảy ra đồng thời cả dị ứng mắt và mũi người ta gọi là viêm mũi – kết mạc dị ứng.
Khám mắt cho bệnh nhân để phát hiện bệnh sớm. Ảnh: Trần Minh
Vào mùa xuân hoa nở nhiều, các loại phấn hoa bay tỏa vào không khí, nếu vào mắt người có cơ địa dị ứng sẽ gây nên những triệu chứng bệnh. Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa.
Bệnh hay tái phát theo mùa. Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen.
Video đang HOT
Hãy làm thử bài trắc nghiệm sau đây để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng mắt hay không: Gia đình hay người thân bạn có tiền sử bị dị ứng mắt hay không? Mắt bạn có thường cảm thấy ngứa, đặc biệt là trong mùa xuân (mùa phấn hoa) hay không? Bạn đã từng bị viêm kết mạc bao giờ chưa?
Bạn có phải dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc thông mũi để giảm bớt các triệu chứng ho, hắt hơi hoặc sung huyết hay không? Khi có phấn hoa trong không khí bên ngoài, mắt bạn có giảm bớt đỏ ngứa nếu như bạn ở trong môi trường kín có điều hòa ở chế độ bật hay không? Mắt bạn có bị chảy nước khi bạn sử dụng mỹ phẩm hoặc ở gần vùng có hương thơm quá mạnh không?
Nếu hầu hết các câu trả lời của bạn là có, rất có thể bạn đã bị dị ứng mắt hoặc là người có cơ địa dị ứng, nên cần cảnh giác với bệnh viêm kết mạc mùa xuân.
iều trị thế nào?
Điều trị viêm kết mạc mùa xuân cũng giống như viêm kết mạc dị ứng khác. Quan trọng nhất là làm sao tìm được dị nguyên và tránh tiếp xúc với nó thì bệnh không thể tái phát được. Bệnh nhân cần đi khám bệnh và dùng thuốc theo đúng chỉ định, không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt.
Thuốc uống và thuốc nhỏ mắt có rất nhiều và cũng đáp ứng rất tốt với bệnh. Trong trường hợp nhẹ hoặc vài lần đầu bị bệnh, ta chỉ nên dùng thuốc nhỏ mắt là đủ. Thuốc nhỏ mắt cũng nên dùng loại tác dụng từ yếu đến mạnh. Vì đôi khi phải điều trị nhiều lần nên ta sẽ đỡ bị tác dụng phụ của những thuốc mạnh.
Thuốc uống chỉ dùng khi bệnh nặng và cách dùng cũng theo nguyên tắc trên. Vì là bệnh tái phát thường xuyên nên bệnh nhân cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Cũng không nên lấy toa thuốc cũ dùng lại vì mỗi thời điểm có thể phải dùng loại thuốc khác nhau. Tuyệt đối không sử dụng mãi một loại thuốc sẽ gây những tác dụng phụ ở mắt.
Người bệnh nên nhớ, tác dụng phụ của một số mỹ phẩm hoặc các loại thuốc như thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh cũng có thể gây dị ứng mắt. Một số người bị dị ứng với các chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được chỉ định sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.
Nếu thường xuyên dùng thuốc vẫn không hết, đôi khi phải thay đổi môi trường sống, chẳng hạn như chuyển đến vùng khí hậu ôn hòa, ít ẩm thấp để sống một thời gian. Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
Phòng bệnh là quan trọng hơn cả
Phương pháp phòng bệnh đơn giản và phổ biến nhất là hạn chế tối đa tiếp xúc với các phần tử gây dị ứng mắt. Nếu bạn cảm thấy ngứa mắt? Giữ môi trường sống của bạn sạch sẽ, hút bụi các ngóc ngách trong ngôi nhà, tạm thời cách li với các loài động vật, giữ thú cưng tránh xa khỏi giường, ghế đệm.
Nếu trong không khí có nhiều phấn hoa, nên ở trong nhà nơi có điều hòa. Màng lọc của máy điều hòa nhiệt độ sẽ giúp lọc ra các chất gây dị ứng, nhưng bạn cần thường xuyên làm sạch bộ lọc.
Bạn nên đeo kính măt ôm sát mặt để hạn chế chất gây dị ứng bay vào mắt. Nên đóng cửa sổ khi lái xe hơi. Năng tập rèn luyện thể lực để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lùi các chứng dị ứng.
Trong lúc chờ đợi khám bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm bớt khó chịu cho mắt: ắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa. Nhỏ các thuốc rửa mắt (nước muối sinh lý 0,9%) hay nước mắt nhân tạo cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bặm bám vào mắt. Tránh dụi mắt, nhất là ở trẻ em.
BS. Nguyễn Hiền Thu
Theo SK&ĐS
Thời tiết ẩm ướt: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
Sáng 13/2, đường phố Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn hẹp, nhiều phương tiện tham gia giao thông phải bật đèn để đảm bảo an toàn. Thậm chí nhiều tòa nhà cao tầng tại Thủ đô cũng "biến mất" vì bị sương mù bao phù.
Theo các chuyên gia, thời tiết mùa xuân và đầu mùa hè ở miền Bắc nước ta có đặc điểm riêng là độ ẩm cao mà chúng ta thường quen gọi là tiết trời nồm. Độ ẩm trong không khí cao làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp và gia tăng nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh.
Thời tiết nồm ẩm, nếu có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang đạt chuẩn để phòng ngừa dịch bệnh.
Chất lượng không khí ở mức xấu
Chỉ số không khí cập nhật theo giờ trên website: moitruongthudo.vn vào lúc 8h ngày 13/2 cho thấy, Hà Nội có 8/10 trạm quan trắc ghi nhận chất lượng không khí ở mức kém (màu cam), chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 103 - 148, gồm: Hoàn Kiếm 103, Tây Mỗ 105, Mỹ Đình 109, Trung Yên 3 là 123, Thành Công 127, Minh Khai 147, Phạm Văn Đồng 147 và Hàng Đậu 148; có 2/10 trạm quan trắc có chỉ số AQI ở ngưỡng trung bình (màu vàng) là Kim Liên 88, Tân Mai 99.
Tính đến 11h trưa ngày 13/2 (trên website: moitruongthudo.vn), chỉ số AQI tại các trạm quan trắc tăng cao hơn. Riêng khu vực Hoàn Kiếm có chỉ số AQI ở mức trung bình - 88, 5/10 trạm quan trắc ghi nhận chất lượng không khí ở mức xấu, chỉ số AQI cao dao động từ 155 - 167 như: Thành Công, Hàng Đậu, Minh Khai... Các khu vực còn lại ở mức kém.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT): nguyên nhân của tình trạng sương mù nhiều ở Hà Nội vào sáng 13/2 là do nhiệt độ tăng sau nhiều ngày chìm trong giá lạnh, độ ẩm không khí thấp, ban ngày trời nắng, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao. Đặc biệt, vào lúc nửa đêm và đầu giờ sáng, trời lặng gió nên dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt gây sương mù vào sáng sớm. Vì vậy, các chất ô nhiễm trong không khí không thể phát tán lên cao và đi xa dẫn đến ô nhiễm...
Trong điều kiện chất lượng không khí như hiện nay, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TNMT Hà Nội), cũng đưa ra những khuyến cáo cho người dân, nhóm nhạy cảm (bao gồm: Trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe. Khi tham gia giao thông mọi người cần tuân thủ triệt để luật giao thông để hạn chế ùn tắc đường. Tăng cường điều tiết giao thông tại một số khu vực có mật độ giao thông cao như: Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai... Các khu vực ngoại thành, người dân cần hạn chế đốt rác và phụ phẩm nông nghiệp. Người dân nên hạn chế ra ngoài trời để bảo vệ sức khỏe. Nếu có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang đạt chuẩn có thể ngăn được bụi mịn (PM2.5)...
Trước đó, trong các ngày 11, 12/3 chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức xấu và kém do thời tiết nồm ẩm.
Chủ động bảo vệ sức khỏe
Các chuyên gia y tế phân tích, độ ẩm cao tạo điều kiện tốt cho các virus, vi khuẩn, nấm mốc, bọ bụi nhà... phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (bệnh viêm mũi họng cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và gia tăng tình trạng dị ứng. Độ ẩm kích thích trực tiếp vào niêm mạc đường thở dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến có các triệu chứng ho, hắt hơi, khó thở...Thời tiết nồm làm kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản. Ngoài ra còn có nguy cơ làm gia tăng bệnh cúm, tiêu chảy...
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Tiến - chuyên gia lao và bệnh phổi: Để hạn chế ảnh hưởng xấu của độ ẩm cao, cần có những biện pháp sau để giảm độ ẩm trong không khí. Tốt nhất trong phòng có dụng cụ đo độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí trong phòng ở mức 40 - 60% bằng các biện pháp như đóng cửa kính phòng kết hợp với dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa 2 chiều chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô. Khi đun nấu, tắm rửa... làm tăng độ ẩm trong không khí trong phòng thì cần có quạt thông gió.
Song song với các biện pháp điều trị kiểm soát các bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính, cần chú ý tiêm phòng cúm vào mùa thu đông cho những bệnh nhân này.
Một bệnh thường xảy ra vào mùa đông - xuân khi trời nồm ẩm, đó là cúm mùa. PGS.TS Đào Xuân Cơ - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) cảnh báo, cúm mùa H1N1 là loại cúm thường gặp ở Việt Nam do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Do đó, khi có biểu hiện cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi... kèm theo cảm giác mệt mỏi quá mức bình thường, đau tức ngực, sốt cao tăng lên thì nên đến viện để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết nồm ẩm đến sức khỏe người cao tuổi, cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng bằng cách thay đổi thực đơn trong các bữa ăn hằng ngày thật khoa học, hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả tươi thay vì tăng chất đạm, chất béo.
An Thái - Đức Trân
Theo daidoanket
Giảm thị lực, tổn thương giác mạc vì mắc bệnh viêm kết mạc Viêm kết mạc là bệnh rất dễ lây lan và có thể nhanh chóng trở thành dịch. Theo số liệu của Bệnh viện Mắt Trung ương, mỗi ngày có khoảng 150 đến 200 bệnh nhân đến khám viêm kết mạc. "Bùng nổ" số ca mắc viêm kết mạc TS.BS Trần Khánh Sâm - Phó Trưởng khoa Kết Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung...