Viêm hạch bạch huyết mạc treo: Bệnh dễ nhầm lẫn
Các hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong khả năng của cơ thể chống lại bệnh tật. Trong viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột, các hạch bạch huyết trong màng ruột gắn vào thành bụng bị viêm – thường là do kết quả của một bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Bệnh thường lành tính và không để lại hậu quả gì. Tuy nhiên, nếu hạch sưng to gây nhiễm trùng mà không được theo dõi điều trị, có thể lây lan vào máu gây nhiêm trùng huyết đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Mạc treo gắn nối ruột với khoang bụng. Nó cũng giúp nhu động của ruột theo phạm vi nhất định trong ổ bụng. Nếu không cho mạc treo, ruột có khả năng sẽ thường xuyên xoay xoắn vặn trên chính nó gây tắc nghẽn.
Vì sao bị viêm hạch bạch huyết mạc treo?
Mặc dù ít được biết đến, còn có các hạch bạch huyết trong trường mạc – các mô mỏng gắn ruột đến thành bụng. Nguyên nhân phổ biến nhất của các hạch mạc treo ruột sưng là nhiễm virut, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột – thường được gọi là cúm dạ dày. Viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột cũng có thể do nhiễm vi khuẩn Yersinia, có thể đến từ việc ăn thịt heo nấu chưa chín hoặc uống sữa chưa được tiệt trùng hoặc nước bị ô nhiễm.
Một số trường hợp gặp ở trẻ em bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên trước hoặc trong khi viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột và các chuyên gia suy đoán rằng có thể có liên kết.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây viêm hạch mạc treo sẽ có thể là do nhiễm trùng huyết với các bệnh đường ruột và các loại kí sinh trùng gây nên viêm, đặc biệt phổ biến ở hồi tràng…
Video đang HOT
Viêm hạch bạch huyết mạc treo dễ nhầm với viêm ruột thừa.
Dễ nhầm với viêm ruột thừa
Viêm hạch mạc treo xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự viêm ruột thừa. Tuy nhiên, viêm hạch mạc treo hiếm khi nghiêm trọng và bệnh có thể thoái lui trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần, điều này làm nó khác với viêm ruột thừa.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột có thể kéo dài vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Chúng bao gồm: đau bụng, thường tập trung ở phía dưới bên phải, nhưng cơn đau đôi khi có thể lan rộng hơn; Sốt; Tiêu chảy. Có thể kèm theo buồn nôn và ói mửa; người mệt mỏi…
Trong một số trường hợp sưng hạch bạch huyết được tìm thấy tình cờ khi khám siêu âm kiểm tra một vấn đề khác. Viêm hạch mạc treo mà không gây ra các triệu chứng có thể cần kiểm tra đánh giá thêm bằng các xét nghiệm máu, chụp cắp lớp vi tính (CT) quét của bụng có thể giúp phân biệt giữa viêm ruột thừa và viêm hạch bạch huyết mạc treo ruột. Siêu âm bụng cũng có thể được sử dụng.
Điều trị và phòng bệnh thế nào?
Với bệnh nhân bị viêm hạch mạc treo nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi kết hợp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý có thể giúp cơ thể nhanh hồi phục; Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước từ sốt, nôn mửa và tiêu chảy; Có thể làm giảm đau bụng bằng cách dùng một chiếc khăn ẩm ấm để chườm vùng bụng.
Tóm lại bệnh viêm hạch mạc treo thường mắc riêng lẻ và hiếm khi gây biến chứng. Nhưng nếu sưng hạch bạch huyết gây ra do nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn nguy hiểm mà không được điều trị thì vi khuẩn có thể lây lan vào máu, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng (nhiễm khuẩn huyết). Chính vì vậy khi thấy có các biểu hiện của bệnh, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị triệt để.
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương
Theo SK&ĐS
Trẻ sinh tháng nào khỏe mạnh và thông minh nhất? Câu trả lời làm nhiều mẹ bất ngờ
Tháng sinh có một số ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Đâu là thời điểm tốt nhất để thụ thai và sinh con là câu hỏi khiến nhiều cặp vợ chồng băn khoăn.
Đâu là thời điểm tốt nhất để thụ thai?
Cuối thu, đầu đông là thời điểm bạn không nên thụ thai, mang bầu vì thời điểm này thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao khiến mẹ bầu dễ bị ốm, nhiễm virus, dễ gây dị tật thai nhi. Sinh con vào mùa hè hay mùa đông, mẹ sữa gặp nhiều khó khăn, vất vả do thời tiết lúc này khá khắc nghiệt, trẻ sơ sinh dễ bị sốt, nhiễm trùng da, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Trong khi đó, trẻ em sinh vào tháng 4 có sức khỏe và trí thông minh vượt trội theo quan điểm y học.
Sức khỏe và trí thông minh của em bé có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Đứa trẻ sinh vào tháng Tư có nghĩa là người mẹ thụ thai vào tháng Bảy và tháng Tám. Vào thời điểm này, có nhiều loại hoa quả tính hàn, giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác ốm nghén, kén ăn của thai kỳ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bước vào mùa thu, khi hậu mát mẻ và cảm giác thèm ăn của mẹ bầu tăng lên. Điều này có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Lúc này, ánh nắng mặt trời không quá gay gắt, bà bầu có thể phơi nắng, hấp thụ vitamin D tự nhiên, giúp xương của thai nhi phát triển.
Em bé được sinh ra vào tháng Tư là thời điểm cuối xuân, đầu hè, khí hậu mát mẻ, phù hợp và có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Các bà mẹ lúc này cũng tránh được nguy cơ bị cảm lạnh khi cho con bú hay tắm rửa. Mẹ sữa có thể đưa trẻ ra ngoài sưởi nắng vào buổi sáng sớm mà không sợ bé bị ốm.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Thủng túi thừa trong ruột non vì nuốt phải tăm Chiều 9-10, bác sĩ Đặng Đức Hoàng, Trưởng khoa ngoại tổng quát Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân L.T.T. (13 tuổi, ngụ phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) bị thủng túi thừa trong ruột non, viêm ruột thừa thứ phát do nuốt phải tăm. Bác sĩ Đặng Đức Hoàng,...