Viêm gân vùng vai
Bạn bị đau bất ngờ khi cử động vai? Có thể đây là chứng viêm gân thường gặp ở những người có tiền sử thấp khớp.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân vùng vai là do sự kích động thái quá của gân bao bọc khớp vai bởi những động tác bất thường, như chơi một môn thể thao mới (leo trèo, tennis, tập tạ…) hoặc làm những việc cần giơ tay qua vai (sơn phết, quét trần, lau kính…). Càng lớn tuổi thì dây chằng càng yếu và không chịu được áp lực hằng ngày dù chỉ là những động tác quen thuộc.
Cho khớp nghỉ ngơi: Khi bị đau nên ngưng ngay động tác bị nghi ngờ gây đau và cho khớp nghỉ ngơi, nhưng chú ý không để bất động với băng đeo tay vì có nguy cơ tê cứng. Vẫn tiếp tục hoạt động tay bằng cách giữ thấp cùi chỏ, để gần thân và dùng những động tác ít gây đau nhất.
Xoa dịu cơn đau do viêm gân: Sử dụng túi chườm đá để giảm cơn đau. Nếu tình trạng không cải thiện thì nên đến bác sĩ để được chỉ định kháng sinh (uống hoặc chích), thậm chí điều trị chạy sóng siêu âm hoặc ion hóa trị – là 2 phương pháp giảm đau hiệu quả.
Video đang HOT
Thực hiện siêu âm: Có thể chẩn đoán, khoanh vùng bị đau và thực hiện băng, chèn tại chỗ nếu thật sự gặp vấn đề về gân.
Kiểm tra răng: Trong trường hợp đau vai kéo dài và thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì nên đến nha sĩ. Một ổ viêm nhiễm ở răng có thể gây viêm gân.
Nguy cơ kéo dài: Thông thường một cơn viêm gân có thể phục hồi sau 3 tháng. Tuy nhiên nếu đã áp dụng chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì nên tìm bác sĩ về khớp hoặc bác sĩ tư vấn thể thao. Có một số bệnh lý cần phải kiểm tra kỹ, chẳng hạn rạn nứt cối khớp vai.
Một chế độ ăn phù hợp cũng có thể tăng cường sự dẻo dai cho gân, nâng cao hệ miễn dịch kháng viêm cho cơ thể, nhất là tình trạng viêm gân. Nên ăn nhiều cá, dầu hạt lanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E và selen.
Theo VNE
Bệnh viêm gan virut C cần được phát hiện và điều trị sớm
Theo số liệu thống kê ngành y tế, lượng bệnh nhân viêm gan virút C (HCV) ở Việt Nam lên tới gần 2 triệu người. Trong đó số, người bệnh mắc bệnh kiểu gen một chiếm tỷ lệ cao và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.
Bệnh viêm gan virut C (HCV) ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó số người bệnh mắc HCV kiểu gen một (gen khó điều trị) chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, việc điều trị căn bệnh này còn gặp rất nhiều khó khăn khi cơ chế phác đồ điều trị chuẩn hiện nay chưa đạt được hiệu quả và việc tiếp cận các phương thuốc tiên tiến trên thế giới còn nhiều hạn chế.
Bệnh HCV được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì triệu chứng lâm sàng thường không bộc phát rõ ràng (có đến 90% trường hợp không có triệu chứng) nhưng để lại hậu quả rất nặng nề. Bệnh dễ lây truyền qua đường máu và mẹ truyền sang con, giống như HIV. Theo những con đường lây truyền này, có 4 phương thức lây truyền cơ bản: quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, tiêm chích ma túy, truyền máu không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Do bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh không nhận ra họ đã bị nhiễm bệnh và có thể vô tình để bệnh lây lan trong cộng đồng.
Hoạt chất mới Boceprevir được công bố lưu hành và sử dụng tại hội thảo "Kỷ nguyên mới trong điều trị viêm gan vi rút C" ngày 15/9 tại TP HCM.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam. Khoảng 85% bệnh nhân nhiễm HCV sẽ chuyển thành mạn tính và khoảng 20 đến 25% bệnh nhân mạn tính sẽ chuyển qua xơ gan và ung thư gan. Theo số liệu thống kê ngành y tế, lượng bệnh nhân HCV ở Việt Nam có thể đã lên đến con số 2 triệu người, trong đó số người bệnh mắc HCV kiểu gen một chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, số liệu của Bệnh viện Nhiệt Đới, TP HCM cho thấy mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 700 đến 800 lượt bệnh nhân đến khám gan, trong đó có hơn 10% trường hợp nhiễm HCV.
Tuy nhiên, việc chữa trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của HCV, đặc biệt là HCV kiểu gen một còn gặp rất nhiều thách thức. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc chưa có vắc xin tiêm phòng bệnh HCV khiến tỷ lệ nhiễm bệnh này ngày càng cao trong cộng đồng. Hơn nữa, phương pháp điều trị hiện tại vẫn chưa đạt được hiệu quả khỏi bệnh lâu dài cho người bệnh.
Cụ thể, theo Giáo sư, bác sĩ Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM, cơ chế của phác đồ điều trị chuẩn hiện nay (bao gồm peginterferon và ribavirin) giúp bệnh nhân HCV kiểu gen một tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chống lại vi rút. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh lại không có đáp ứng được do không đáp ứng vi rút bền vững SVR, dấu hiệu của sự lành bệnh về mặt vi rút học.
Bác sĩ Phiệt cũng cho biết, khác với viêm gan siêu vi B, người bị nhiễm HCV có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá phức tạp, tỷ lệ khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người bệnh, sắc tộc (bệnh nhân châu Á có nhiều gen đáp ứng điều trị tốt hơn tới 80% so với các châu lục khác) và týp siêu vi. Tại Việt Nam, týp siêu vi khó điều trị chiếm tới hơn 30%, các týp khác khoảng 20% và týp 6 cao hơn, chiếm 60%. Do đó, bệnh cần sớm được phát hiện để theo dõi sự tiến triển hoặc được điều trị ngay nếu cần thiết.
Trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Dược phẩm Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd đã công bố quyết định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho phép lưu hành và đưa vào sử dụng dòng thuốc mới chứa hoạt chất Boceprevir. Hoạt chất này được sử dụng để điều trị các bệnh nhân mắc HCV kiểu gen một, giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh HCV từ 40% đến 70% đối với những bệnh nhân đã thất bại trong việc điều trị trước đó và cả bệnh nhân chưa từng được điều trị. Đây có thể xem là một tín hiệu tích cực giúp bệnh nhân HCV có thêm cơ hội chữa khỏi bệnh, đồng thời giúp họ cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo VNE
'Viêm da điện thoại' vì thường 'nấu cháo điện thoại' Nguy hiểm lắm đấy các teen ạ, đừng đùa với điện thoại di động nhé ^^. 5 cách ăn trứng sai lè Một bạn gái họ Trần, ở Trung Quốc, mới mua chiếc điện thoại bóng bẩy, màu sắc và thường xuyên "nấu cháo điện thoại" với bạn trai. 3 ngày sau, vùng má bên phải, và tay của cô ấy xuất hiện...