Viêm da mủ là bệnh gì?
Viêm da mủ là tình trạng trên da xuất hiện những mụn mủ, tập trung nhiều ở những vùng da nhiều lông và nhiều mồ hôi, ở các nếp kẽ, lỗ chân lông.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, bệnh viện đại học Y dược TP HCM, cho biết viêm da mủ hay còn gọi là nhiễm trùng da. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường gặp nhất vào mùa hè, thường không nguy hiểm tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, phổ biến nhất là do hai loại vi khuẩn: tụ cầu vàng và liên cầu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh sẽ xuất hiện ở những nhóm người khác nhau, trong đó thường gặp hơn ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, người suy giảm miễn dịch và nhóm người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh.
Theo bác sĩ, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện hiện có thể khác nhau. Đối với nguyên nhân do tụ cầu vàng, thường gây tổn thương ở nang lông, khiến lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau đó thành mụn mủ nhỏ. Bệnh gây nhọt, nếu số lượng nhiều có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau thường gặp ở người suy nhược, giảm sức đề kháng; viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách…
Video đang HOT
Đối với nhóm nguyên nhân do liên cầu khuẩn, người bệnh dễ bị chốc lây tạo thành từng đám vẩy vàng sâu dính bết tóc, da trợt đỏ, rớm dịch hay chốc loét thường gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng có bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc chốc mép, hăm, viêm quầng…
Nếu người mắc bệnh viêm da mủ được chẩn đoán, điều trị sớm và đúng cách thì chỉ sau 5-7 ngày, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng khô bề mặt, bong vẩy da và bệnh nhân sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh là trẻ sơ sinh, người già hoặc bệnh nhân có kèm bệnh khác cần cẩn trọng. Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong 50% nếu có biến chứng.
Bác sĩ cho biết, tùy từng dạng viêm da mủ mà bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp. Bệnh nhân không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá và không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ… dễ dẫn đến lở loét, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Để phòng bệnh viêm da mủ, phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên ăn quá nhiều đồ nóng có hàm lượng đường cao. Tăng cường bổ sung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với trẻ em nên tắm nước chè tươi, sài đất, mướp đắng… có tác dụng phòng viêm da mủ rất hiệu quả.
Khi có những triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để phòng biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, viêm não…
Cần lưu ý với những vật dụng làm đẹp để tránh bị lây nhiễm bệnh
Chúng ta nên cẩn thận với mọi thứ mà mình thoa lên mặt. Một số vi khuẩn và nấm có thể có trong các hộp trang điểm, chúng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, các vật dụng làm đẹp như cọ, nhíp, dụng cụ cuốn mi cần phải được làm sạch thường xuyên - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhiều người rất thận trọng với các loại thức ăn chứa hóa chất. Thế nhưng, họ dường như ít cẩn trọng với những vật dụng làm đẹp, theo Health24.
Thực tế là nhiều loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn có thể phát triển và sinh sản trong mỹ phẩm. Vi sinh vật trong thực phẩm có thể gây bệnh đường ruột. Trong mỹ phẩm, vi sinh vật dù không đi vào hệ tiêu hóa mà chỉ tiếp xúc qua da nhưng cũng có thể gây hại cho sức khỏe, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Vào năm 2015, một phụ nữ ở Úc đã bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicilline (MRSA). Bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Vi khuẩn lây lan vào cột sống và khiến cô bị liệt. Trong ca bệnh này, người phụ nữ bị nhiễm khuẩn do mượn một cây cọ trang điểm của một người bạn, theo Health24.
Một số loại mỹ phẩm chứa sáp, kem cộng với độ ẩm cao là nơi hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm phát triển. Ngoài ra, những vật dụng làm đẹp khác như cọ, bọt biển rửa mặt cũng là vấn đề. Với một số người, cọ trang điểm tiếp xúc với da mặt hầu như mỗi ngày. Nó có thể chuyển vi khuẩn sống trên da vào hộp trang điểm và ngược lại.
Các vật dụng làm đẹp, trang điểm có thể chứa nhiều vi khuẩn. Các nghiên cứu phát hiện những loại vi khuẩn xuất hiện phổ biến gồm vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mũ xanh, nấm Aspergillus, nấm Penicillium và nấm Candida, theo Health24.
Những vi sinh vật này có thể gây các loại bệnh từ nhẹ đến nặng như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm da tiếp xúc, loét lạnh và mụn trứng cá.
Những nguyên nhân thường thấy khiến mỹ phẩm bị nhiễm vi khuẩn và nấm là thiếu chất bảo quản mỹ phẩm paraben, không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh khi sản xuất, mỹ phẩm tiếp xúc nhiều với không khí và da, theo nghiên cứu trên tạp chí Health Promotion Perspectives.
Một nguy cơ khác làm nhiễm trùng da là mỹ phẩm giả. Các chuyên gia cảnh báo mỹ phẩm giả có thể gây nhiễm trùng da nghiêm trọng.
Để giảm nguy cơ có thể mắc bệnh khi dùng mỹ phẩm, người dùng cần thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, vứt bỏ những mỹ phẩm khi có mùi lạ, có dấu hiệu bị hỏng. Ngoài ra, các vật dụng làm đẹp như cọ, nhíp, dụng cụ cuốn mi cũng cần được làm sạch thường xuyên. Không dùng chung các cọ hay bất kỳ vật dụng làm đẹp nào với người khác, theo Health24.
Điều bạn cần lưu ý trong mùa đại dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, việc vô tình dùng chung cọ, các dụng cụ làm đẹp với người lạ cũng có thể dễ bị lây nhiễm virus. Vì vậy, bạn cần chú ý vệ sinh các dụng cụ làm đẹp, hạn chế vào các nơi làm đẹp công cộng, tuân thủ các biện pháp phòng dịch, đi ra ngoài luôn đeo khẩu trang, theo Health24.
Nhiều trẻ mắc viêm não, màng não Đang vào mùa dịch, các phụ huynh cần lưu ý phát hiện sớm các triệu chứng viêm não như: sốt rất cao kèm đau đầu (uống thuốc hạ sốt không giảm), buồn nôn và nôn ngay cả khi không đúng bữa ăn, cơ thể kích thích, vật vã... Bệnh nhi viêm não điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng. Ảnh: T.LŨy Thông tin...