Viêm bờ mi: căn bệnh nhiều người chưa biết
Nhiều người chưa biết cách giữ gìn mắt đúng cách, hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là viêm bờ mi.
Đôi mắt là tài sản quý giá của mỗi con người là cũng là “cửa sổ tâm hồn”. Thế nhưng, nhiều người lại chưa biết cách giữ gìn mắt đúng cách, hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là viêm bờ mi.
Rất nhiều người chủ quan khi thấy ngứa mắt, cộm mắt, đỏ xung quanh vùng mắt. Đấy có thể là những triệu chứng khởi đầu cho bệnh viêm bờ mi mắt mà nhiều người chưa biết đến.
Nhiều người chưa biết cách giữ gìn mắt đúng cách, hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là viêm bờ mi. Ảnh minh họa
Mắc bệnh vì chủ quan
Theo chia sẻ của bạn Ngọc Minh (22 tuổi, ở Nghệ An) thì hồi học cấp 3, khi phát hiện mình có vấn đề với mắt, hay có những vảy màu trắng như gàu bám ở bờ mi, mí mắt sưng, đỏ, rát, nổi hạt li ti rất khó chịu nhưng do đang học và gia đình khó khăn nên bạn cứ để thế. Cho đến đi học đại học tình trạng bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến viêc học tập, Ngọc Minh mới đến bệnh viện Mắt TW khám, các bác sĩ kết luận đó là triệu chứng của viêm bờ mi. Viêm bờ mi là căn bệnh viêm ở phần da mi và phần lông mi mọc. Thường viêm bờ mi xảy ra khi tuyến bã gần chân lông mi hoạt động kém. Khi tuyến bã nhờn giảm chức năng, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm, ngứa và kích thích mi mắt. Viêm bờ mi thường mạn tính và khó điều trị. Mặc dù thực sự khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
Từ đó đến giờ hơn 4 năm trôi qua nhưng căn bệnh này cứ đeo bám Ngọc Minh, một thời gian lại tái phát, làm bạn rất khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp, cản trở không nhỏ trong công việc.
Cùng có nỗi khổ giống với bạn Ngọc Minh là bác Bình (Đa Sĩ- huyện Thanh Oai, Hà Nội). Bác đã sống chung với bệnh viêm bờ mi trong suốt mấy chục năm. Ngày trước, do công việc của bác là công nhân môi trường, hàng ngày tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm môi trường, chất bẩn độc hại rất hay gây ngứa ở mắt nên bác thường đưa tay lên rụi. Mới đầu mắt bác có triệu chứng đỏ rát, ngứa nhưng sau đó có biểu hiện sưng đỏ, ngứa quanh mắt, lông mi rụng từng cụm. Thấy biểu hiện của bệnh ngày càng nặng bác đi khám được bác sĩ cho biết bác bệnh viêm bờ mi mắt đến này bệnh này của bác vẫn tái phát đi tái phát lại.
Căn bệnh khó chữa trị triệt để
Video đang HOT
Theo bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Trọng Cầu (BV Mắt Hà Đông) đây là căn bệnh khá phổ biến với người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay cũng có rất nhiều trẻ tuổi bị bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bờ mi do ô nhiễm môi trườngđáng báo động, các rối loạn hóc-môn, dùng thuốc và mỹ phẩm bừa bãi… đều là những nguy cơ khả dĩ hình thành nên căn bệnh này.
Viêm bờ mi khó điều trị nhưng vệ sinh tốt có thể kiểm soát được các triệu chứng và phòng bệnh. Ảnh minh họa
Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường thấy chảy nước mắt hoặc đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt có bọt, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi.
Mi mắt có thể xuất hiện chất nhờn và vảy bám vào lông mi làm cho hai mi mắt dính với nhau cả đêm. Người bệnh có thể phải banh mi mắt vào buổi sáng vì sự bài tiết các chất dính này. Đôi khi họ còn có thể nhận thấy các chất bài tiết trong nước mắt khô vào buổi sáng giống như cát. Viêm bờ mi thường mạn tính có thể ảnh hưởng đến lớp ngoài của mi mắt, vị trí mà lông mi mọc ra hoặc phần trong mi là phần tiếp xúc với nhãn cầu.
Tuy nhiên viêm bờ mi có những biến chứng nếu người bệnh chủ quan không đi khám khi lông mi bị rụng, lông mi mọc bất thường hoặc sẹo mi, hoặc những biến chứng khác như lẹo là một nhiễm khuẩn xuất phát từ vị trí gần chân lông mi. Nó là một bướu ở bờ hoặc trong mi mắt đau. Lẹo thường dễ thấy trên bề mặt mi mắt. Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt cũng do bài tiết chất dầu bất thường và các hạt bám ở lông mi giống như gàu bám da đầu. Viêm bờ mi có thể làm tái phát đau mắt đỏ. Đôi khi gây ra tổn thương giác mạc: Kích thích liên tục từ bờ mi bị viêm hoặc lông xiêu có thể gây xước, loét giác mạc.
Chính vì thế, viêm bờ mi khó điều trị nhưng vệ sinh tốt có thể kiểm soát được các triệu chứng và phòng bệnh. Vệ sinh mắt rất quan trọng bệnh nhân cần được hướng dẫn để lật mi theo chiều đứng để vệ sinh và massage mi. Ở tư thế trên các lỗ tuyến sụn mi sẽ được bộc lộ, ta sẽ lau chùi mi từ bên này sang bên kia để loại trừ các vảy bám, dùng dung dịch rửa mắt có trên thị trường để lau rửa mắt thường xuyên. Ta có thể dùng tăm bông, miếng gạc hay chính các ngón tay để làm công việc này. Việc lau chùi cần làm hàng ngày cho đến khi thấy không còn khó chịu gì. Cần lưu ý là việc vệ sinh mi có thể gây nguy hiểm cho mắt nếu không tuân thủ quy trình và dùng dụng cụ thích hợp. Đa phần các triệu chứng của viêm mi sẽ giảm trông thấy sau một thời gian vệ sinh mi và massage mi.
Chườm mi là một động tác nữa bổ sung rất tốt cho các liệu pháp tổng thể điều trị viêm mi. Ta có thể dùng khăn, gạc, các túi gel được sản xuất riêng cho việc này cho vào nước ấm hay lò vi sóng nâng nhiệt độ lên. Sau đó chườm vài phút vào mi mắt. Phương pháp này làm bệnh nhân có cảm giác dễ chịu, các lỗ tuyến ở mi được giãn nờ và giải phóng cặn bã, đóng ghóp vào kết quả điều trị viêm mi. Chườm mi nên được làm hàng ngày và lâu dài.
Bên cạnh tất cả những biện pháp trên người bệnh cũng nên cung cấp cho bác sĩ về thói quen dùng thuốc, sinh hoạt, dinh dưỡng…để hai bên cùng lập kế hoạch điều trị. Cho đến thời điểm hiện tại viêm mi vẫn là căn bệnh mạn tính khó điều trị rất điểm nên đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa.
Theo VNE
Thoái hóa khớp: căn bệnh nguy hiểm ở mọi lứa tuổi
Thoái hóa khớp đang là một bệnh phổ biến và đang ngày càng "tấn công" vào lớp trẻ, nhất là những người làm công việc văn phòng.
Bệnh có thể làm tổn thương đến các khớp và gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa khớp tấn công lớp trẻ
Chị Hạnh Nga, 32 tuổi, là nhân viên văn phòng cho một công ty chuyên về điện tử. Do tính chất công việc của công ty nên chị thường xuyên làm việc với máy vi tính. Dù mới hơn 30 tuổi nhưng chị thường xuyên mệt mỏi, hay đau cổ, vai gáy và lưng dẫn đến thoái hóa các khớp sớm. Khi đi khám, bác sĩ cho biết chị bị thoái hóa khớp sớm và nguyên nhân chủ yêu là do chị làm việc với máy tính lâu, ngồi sai tư thế, đôi khi ngủ ở ghế hoặc gục lên bàn... Đây là những thói quen xấu khiến nhiều chị em văn phòng dễ có nguy cơ bị thoái hóa các khớp cao. Người bị bệnh thường thoái hóa có biểu hiện đau mỏi vùng cổ, sau lan xuống bả vai, cánh tay. Nhiều lúc cảm giác đau như kim châm tê tê sau nếu bệnh nặng có thể đau nhói, buốt từng cơn.
Chị Mai Anh, nhân viên ngân hàng, có cũng bị thoái hóa khớp hơn 2 năm nay cho dù chị mới 35 tuổi. Biểu hiện rõ rệt nhất mà chị gặp phải là hễ thời tiết cứ trở lạnh là chân chị đi lại rất khó khăn. Đặc biệt, những lần đứng lên ngồi xuống là một cực hình với chị. Mặc dù chị có đi khám và uống các loại thuốc về xương khớp nhưng tình trạng bệnh của chị cũng không được cải thiện là mấy.
Ảnh minh họa
Còn anh Hà chồng chị Hương, một nhân viên tư vấn tài chính, lại thường xuyên bị tê bì các đầu ngón chân, đau buốt, đi lại khó khăn... sau khi ngồi quá lâu. Anh thường phải mất vài phút vận động thì hiện tượng này mới đỡ.
Sau khi tìm hiểu các thông tin chị Hương đã sử dụng nhiều biện pháp như xoa bóp, bôi dầu nóng, dán cao, tập thể dục,... nhưng vẫn không đỡ. Chị đã mua cả thuốc giảm đau dành cho viêm cơ, viêm khớp nhưng cũng chỉ giúp anh chống đỡ trong thời gian ngắn, vài ngày sau bệnh lại tái phát. Đi khám các bác sĩ cho biết anh bị thoái hóa khớp nặng để quá lâu nên phải điều trị lâu ngày và tốn kém.
Không nên thờ ơ với bệnh thoái hóa khớp
Theo các bác sỹ chuyên khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện E độ tuổi trung bình của người bị thoái hóa khớp thường là 45- 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người làm công việc văn phòng mới bước vào độ tuổi ngoài 30 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này, Vì thoái hóa khớp diễn ra âm thầm bên trong khớp, bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương nên phần lớn các bệnh nhân đều chủ quan về bệnh. Thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, nhiều người quên bẵng luôn. Thời gian đầu, các bệnh nhân có cảm giác các cơn đau thưa thớt, đau rồi lại giảm nhưng lâu dẫn vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tuần suất dày hơn.
Có bệnh nhân sụn khớp ngón tay bị thoái hóa, tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng, có bệnh nhân khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp dẫn đến tàn phếphải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Những người chờ đến khi bệnh phát triển như các bệnh nhân nói trên mới đến bệnh viện là không ít. Theo các bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp, cứ khoảng 100 bệnh nhân khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn 50% là ở giai đoạn đã quá đau và không thể chịu đựng được nữa.
Ảnh minh họa
Đối với những trường hợp người béo phì và ít vận động, sụn khớp không được kích thích để tái tạo nhanh chóng nếu đã mắc căn bệnh này mà không điều trị kịp thời sẽ bị tàn phế suốt đời. Đối với người thừa cân, béo phì cần có biện pháp giảm cân để đỡ sự quá tải cho hệ xương khớp nhất là khớp gối và cột sống.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân rất thờ ơ với bệnh để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều người bệnh tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị theo cách truyền miệng hay theo các bài thuốc "gia truyền" không rõ nguồn gốc. Cách điều trị này khiến bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch... của người bệnh.
Chính vì thế để phòng ngừa bênh thoái hóa khớp chúng ta cần tập thể dục đều đặn đi bộ, chạy bộ, rèn luyện sức mạnh của đôi chân, tránh bị thừa cân, tránh những động tác quá mạnh, quá đột ngột, nhất là những động tác có thể làm lệnh trục khớp và cột sống. Trong ăn uống, cần giảm muốn, đường, mỡ, tăng protid, can xi và vitamin. Điều trị tích cực các bệnh lý của hệ thống xương khớp vì đây là các yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hóa.
Đối với những người bị bệnh này cần lên kế hoạch chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất... Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1-2 giờ.
Hàng ngày cần có quỹ thời gian để tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyết, nắn chỉnh, chườm thuốc... kết hợp với ăn uống hợp lý, bổ sung collagen type 2 không biến tính, cũng có thể làm giám đau khớp gối, giúp tái tạo lại cầu trúc và làm cho khớp gối vững chắn hơn.
Tuy nhiên, khi đã có các dấu hiệu của thoái hóa khớp, cần đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp tránh để hậu quả nặng nề sau này.
Theo VNE
6 "sát thủ" khiến nàng vướng phải căn bệnh lãnh cảm Ngay cả các quý ông cũng phải biết 6 nguyên nhân này để tránh cho người phụ nữ của mình rơi vào trạng thái lãnh cảm. Thiếu thân mật Cách yêu đương thiếu thân mật có thế tước mất lạc thú và đẩy người phụ nữ vào chứng lãnh cảm. Cần thân mật nhiều hơn là tình dục đơn thuấn. Nếu đời sống...