Viêm bàng quang “cơn ác mộng” dẫn bạn đến nguy cơ vô sinh
Viêm bàng quang đem đến cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Song, đừng nghĩ rằng nó chỉ ảnh hưởng đến đường tiểu tiện; viêm bàng quang còn có thể dẫn đến vô sinh.
Viêm bàng quang là một trong những chứng nhiễm trùng rất phổ biến, chủ yếu do vi khuẩn đường ruột Escherichia coli, Staphyllococcus gây ra, thường “tấn công” vào “phái đẹp” hơn là “cánh mày râu”.
Loại bệnh này đem đến cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Song, đừng nghĩ rằng nó chỉ ảnh hưởng đến đường tiểu tiện; viêm bàng quang còn có thể dẫn đến vô sinh. Khi mắc chứng bệnh nói trên, người bệnh thường xuyên có nhu cầu đi tiểu nhưng khi vào phòng vệ sinh thì không thể thực hiện hoặc phải hết sức “cố gắng” mới ra được một chút. Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm soát, sẽ dẫn đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa, thận của người bệnh đã bị nhiễm trùng.
Ảnh minh họa
Một khi bộ phận sinh dục có vấn đề cộng với tình trạng tổn thương của thận thì chắc chắn rằng đời sống sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, trong đó bao gồm cả sinh hoạt tình dục. Tất nhiên, khi sinh hoạt tình dục bị rối loạn, khả năng hiếm muộn, vô sinh ở bạn sẽ rất cao.
Để phòng tránh viêm bàng quang, việc đầu tiên là phải thiết lập một thời gian biểu khoa học, hợp lý cho công việc, nghỉ ngơi, vận động. Uống thật nhiều nước mỗi ngày và đặc biệt hạn chế uống rượu, cà phê, trà đen bởi chúng dễ khiến co thắt cơ bàng quang. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng rau quả tươi trong khẩu phần ăn (nhất là xà lách xoong). Tắm nước ấm có khả năng xoa dịu mọi chứng sưng do nhiễm trùng gây nên. Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ kết hợp với việc mặc quần áo thoáng mát (chẳng hạn như quần áo bằng chất cotton). Tránh nhịn tiểu và nên đi tiểu trong vòng 10 phút sau khi quan hệ tình dục.
Nếu mới bị viêm bàng quang, bạn vẫn nên tuân thủ những lưu ý trong việc phòng bệnh, nhất là nên uống nhiều nước vì như thế sẽ giúp bạn tống bớt số vi khuẩn gây bệnh, không cho chúng kịp sinh sản và làm hại đến bạn. Đừng chần chừ, nếu bệnh không thuyên giảm sau hai ngày uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ngâm chân nước ấm… mà hãy đến bác sĩ khám bệnh càng sớm càng tốt và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, tránh để xảy ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, làm bệnh tái phát trở lại. Khi được chỉ định dùng kháng sinh, ngay cả khi triệu chứng bệnh biến mất sau vài ngày điều trị, người bệnh cũng không nên tự ý dừng thuốc mà hãy hoàn thành đủ một đợt kháng sinh theo toa nhằm trị bệnh một cách dứt điểm, đem lại an toàn cho sức khỏe.
Theo VNE
7 mẹo "vàng" giữ cho bàng quang khỏe mạnh
Bàng quang không thực hiện tốt chức năng của nó thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc tiểu tiện. Vì vậy, việc bạn cần làm là giữ cho bàng quang khỏe mạnh.
Video đang HOT
Không ai muốn gặp rắc rối trong chuyện tiểu tiện. Nhưng có tới 30% trong số những người độ tuổi 30-70 gặp tình trạng mất tự chủ trong chuyện tiểu tiện. Giải pháp mà họ lựa chọn là uống thuốc.
Nhưng bạn cần biết rằng, mất kiểm soát chuyện tiểu tiện có nguyên nhân sâu xa từ bàng quang. Bàng quang không khỏe mạnh thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc tiểu tiện. Vì vậy, việc bạn cần làm là giữ cho bàng quang khỏe mạnh để giảm thiểu những rắc rối có thể gặp liên quan đến tiểu tiện.
Để bàng quang luôn khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Ổn định trọng lượng
"Tăng cân quá nhiều sẽ gây sức ép lên bàng quang của bạn" bác sĩ Jill Maura Rabin, tại Trung tâm Y tế ở Long Island Jewish nói. Tập thể dục đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống vừa phải với hàm lượng trái cây tươi và rau quả phong phú có thể giúp bạn giữ ổn định trọng lượng ở mức khỏe mạnh. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều chất xơ trong rau xanh cũng giúp bàng quang khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ.
"Tất cả mọi thứ mà bạn làm để duy trì sức khỏe bình thường cũng rất quan trọng cho sức khỏe bàng quang," bác sĩ Jill Maura Rabin nhấn mạnh.
2. Tập Kegel
Bài tập Kegel được biết đến với công dụng lớn nhất là tăng cường các cơ vùng chậu giúp cho "chuyện vợ chồng" thêm thuận lợi. Tuy nhiên, bài tập này cũng rất có lợi cho bàng quang.
Bài tập Kegel liên quan đến việc ép và thư giãn cơ bắp khung chậu, kết nối thông qua dây thần kinh bàng quang. Tập Kegel giúp các dây thần kinh ở bàng quang đàn hồi tốt, nhờ đó có thể duy trì sự kiểm soát bàng quang về lâu dài. "Bài tập này đặc biệt quan trọng để tăng cường cơ bắp khung chậu của bạn trước và khi bạn có con vì sinh con có thể làm hỏng sự hỗ trợ tự nhiên cho bàng quang và niệu đạo", Tiến sĩ Rabin nói.
Vậy nên, bài tập này được coi là phù hợp với cả nam hay nữ, người trẻ cũng như người già.
Tập Kegel để giữ cho bàng quang khỏe mạnh. Ảnh minh họa
3. Cẩn trọng khi dùng thuốc
Có ít nhất 300 loại thuốc khác nhau có thể gây ra chứng tiểu không tự chủ, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, nhuận tràng... Đây là một trong các tác dụng phụ của những loại thuốc này nhưng không mấy người chú ý đến nó. Đối với nhiều người, việc dùng thuốc điều trị bệnh mới là quan trọng và cho rằng các tác dụng phụ có thể tự biến mất khi họ kết thúc đợt dùng thuốc.
Nhưng thực tế, một khi bàng quang đã bị ảnh hưởng thì nó sẽ có hậu quả về lâu dài là gây mất kiểm soát trong tiểu tiện và các bệnh khác ở bàng quang. Vì vậy, khi dùng bất kì loại thuốc nào, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
4. Tránh các loại thức uống không có lợi cho bàng quang
Bia, cà phê, chè, và nước ngọt hoặc bất cứ thức uống chứa cồn hoặc caffeine nào đều có thể làm tăng hoạt động của bàng quang và dẫn đến rò rỉ tiểu tiện. Chìa khóa để khắc phục tình trạng này chính là uống điều độ.
"Rất nhiều người uống quá nhiều chất lỏng chứa cồn và caffeine, đó là lý do đơn giản khiến cho bất cứ ai phải vào phòng tắm nhiều hơn vì thức uống này có tác dụng lợi tiểu", Tiến sĩ Rabin nói. Đó là một trong số những nguyên do khiến bàng quang phải hoạt động quá tải, dẫn đến mất kiểm soát.
Thay vào đó bạn nên uống nước lọc, hạn chế các loại đồ uống trên để có thể giữ đủ nước cho cơ thể, đồng thời cũng giữ gìn sức khỏe của bàng quang.
Uống nhiều nước để giữ cho bàng quang khỏe mạnh. Ảnh minh họa
5. Không hút thuốc
Hút thuốc trong thời gian dài không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang mà khói thuốc lá và nicotine cũng hoạt động như chất gây kích thích bàng quang ngay lập tức. Điều này có thể kích thích bàng quang bài tiết nước tiểu liên tục, thậm chí bàng quang không thể kiểm soát được sự tiểu tiện này. Tiến sỹ Rabin cho biết thêm rằng chứng ho mãn tính liên quan đến hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến rò rỉ tiểu tiện mất kiểm soát.
6. Tránh bị nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) có thể gây ra những cơn tiêu tiểu không tự chủ tạm thời bởi vì các vi khuẩn thường xâm nhập vào bàng quang làm suy yếu các cơ ở niệu đạo, bác sĩ Rabin nói.
Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để làm rỗng cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Hãy uống nước ép nam việt quất, đặc biệt là khi bạn bắt đầu có những dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Trong quá trình phòng và trị bệnh, không nên uống quá nhiều rượu vì hàm lượng axit có thể làm trầm trọng thêm chứng tiểu không tự chủ.
7. Tránh bị táo bón
Táo bón là một nguyên nhân gây ra rối loạn hoạt động của ruột, đường tiết niệu. Và hậu quả có thể kéo theo là rối loạn chuyện tiêu tiểu. Vậy nên, để giữ cho bàng quang khỏe mạnh, bạn cần giữ cho mình tránh bị táo bón.
Bổ sung chất xơ và nước để giữ cho ruột hoạt động trơn tru là cách tốt nhất để phòng ngừa táo bón. Do đó nên duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ và chất lỏng như một cách để bảo vệ bàng quang của mình khỏe mạnh nhé!
Theo VNE
Són tiểu - Bệnh không của riêng ai Nhiều người cho rằng, són tiểu chỉ có thể xuất hiện ở người già do không kiểm soát được hay ở phụ nữ mang thai, do sự chèn ép của thai nhi, nhưng theo BS Dương Phương Mai, BV Từ Dũ TP.HCM thì, són tiểu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người trẻ. Tuy không ảnh hưởng nhiều...