“Việc xử lý Dương Chí Dũng sẽ là phép đo quyết tâm chống tham nhũng”
GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận xét như vậy về vụ việc của Dương Chí Dũng tại Vinalines. Theo GS. Thuyết, những hành vi phá hoại của Dương Chí Dũng khiến nhiều người hết sức phẫn nộ…
Thưa ông, theo như kết luận của cơ quan công an vừa được báo chí đăng tải, nguyên Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đã chỉ đạo mua ụ nổi 83M – cục sắt phế liệu – cao hơn giá thực tế nhiều lần thông qua một công ty trung gian để rút ruột 1,6 triệu USD của nhà nước rồi chia nhau. Ông nhận xét gì về sự việc này?
Theo tôi được biết thì 1,6 triệu USD là số tiền Dương Chí Dũng cho vào túi. Còn chênh lệch giữa giá rao bán (5 triệu USD) với giá mua (9 triệu USD) lên tới 4 triệu USD. Và nói cho đúng thì toàn bộ số tiền 9 triệu USD bỏ ra mua cái ụ nổi ấy đều vưt đi, vì nó là một đống sắt vụn, có dùng vào việc gì được đâu? Dương Chí Dũng sẵn sàng ném tiền qua cửa số để rước đồ đồng nát ấy về chỉ vì đó là cơ hội rút ruột công quỹ. Như vậy, có thể thấy đây là một vụ tham nhũng từ đầu chí cuối, từ động cơ đến hành động, tham nhũng một cách tàn bạo, không thể chấp nhận được. Đặt hành vi của Dương Chí Dũng và đồng bọn trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái, ngân sách eo hẹp đến nỗi phải đình, giãn hoãn hàng loạt công trình, đời sống người dân khó khăn, có người (một phụ nữ ở Cà Mau) lâm bước đường cùng đến nỗi phải tự chấm dứt đời mình để khỏi mất thêm tiền chữa bệnh và để gia đình được xếp diện hộ nghèo hong có tiền cho con đi học v.v… thì hành vi tham nhũng của chúng là một tội ác trời không dung, đất không tha. Người dân phẫn nộ, căm giận còn vì nhận thấy ở đây một hành vi phá hoại nền kinh tế, phá hoại đất nước.
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Việc làm của Dương Chí Dũng là hành vi phá hoại nền kinh tế
Dư luận đang chờ xem lần này cơ quan pháp luật sẽ xử lý ra sao. Kết quả xử lý vụ việc sẽ là phép đo quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta.
Theo ông, vì sao Dương Chí Dũng dám hành động như vậy?
Tôi phải nói là trong làm ăn buôn bán, nếu sử dụng tiền túi của mình thì chỉ có người điên mới mua bán kiểu Dương Chí Dũng. Nhưng vì Dũng và đồng bọn xài tiền nhà nước nên lại không “điên” tí nào. Chúng thừa biết với cơ chế quản lý này hoàn toàn có thể lách được nên mới dám phá của như vậy. Vả lại, buôn có bạn, bán có phường. Chắc chắn, chúng không thể ăn một mình mà trót lọt. Trong số 5,7 triệu USD thất thoát, Dũng và đồng bọn chiếm đoạt 1,6 triệu. Vậy còn hơn 4 triệu nữa đi đâu? CQĐT đã chứng minh Hải quan có sự thông đồng rồi. Nhưng mấy anh Hải quan bé tí có thể nuốt trôi cả mấy triệu đô la sao?
Một điểm đáng nói nữa trong vụ việc của Dương Chí Dũng là cùng với hành vi tham ô, rút ruột tiền của nhà nước còn có việc vung tay mua nhà cho người tình. Ông có thể nói gì về điều này?
Video đang HOT
Chỉ vì móc túi nhà nước quá dễ nên anh ta sẵn sàng vung tiền, mua liền một lúc 2 căn hộ hạng sang cho người tình. Một kẻ đồi bại như thế mà trong quá trình bị điều tra còn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải thì thật là làm nhơ bẩn cả ngành Hàng hải.
Ông có liên tưởng gì sự việc vừa xảy ra ở Vinalines với vụ Vinashin mà ông từng có những phát biểu rất “ nóng” tại diễn đàn Quốc hội khóa trước?
Vinalines không phải doanh nghiệp nhà nước đầu tiên bị bọn sâu mọt kiểu Dương Chí Dũng bán đứng. Trước nó, Vinashin nợ đến 85.000 tỷ đồng và nếu tính lãi từ số nợ này thì mỗi năm cũng phải trả ngân hàng cỡ 16.000 tỷ đồng nữa, cộng dồn 3 năm (từ 2010 đến nay) thì số lãi nợ này phải lên thêm 50.000 tỷ đồng nữa rồi. Nếu vậy, tổng số nợ của Vinashin đã lên đến 140.000 tỷ đồng. Thế mà mỗi năm Vinashin chỉ làm ra 14.000 tỷ đồng thì kể cả không đầu tư sản xuất, không trả lương công nhân cũng không thể đủ khả năng trả 1 phần số lãi phát sinh từ số nợ, chứ đừng nói việc trả cả khoản nợ đó. Đã có nhiều người dân đặt câu hỏi: Sau Vinashin, Vinalines, đến lượt Vina nào nữa? Tôi tin các Vina này cũng sẽ không phải doanh nghiệp nhà nước cuối cùng rơi vào thảm trạng thua lỗ và tham nhũng. Bởi vì đó là cái chết đã được báo trước của mô hình quản lý “cha chung không ai khóc”.
Dương Chí Dũng phong tay mua rac thai vi đang xai tiên nha nươc
Rõ ràng đã có những lỗ hổng “chết người” ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa thay đổi được?
Doanh nghiệp nhà nước sử dụng đến 70% tài nguyên thiên nhiên và 40% ngân sách quốc gia nhưng đóng góp cho ngân sách thua xa doanh nghiệp tư nhân. Đó là những tảng đá đang dìm nền kinh tế xuống đáy sông, không sao ngóc lên được. Nhưng vì sao Nhà nước vẫn ôm lấy các doanh nghiệp ấy, điều này thật khó giải thích cho xuôi tai.
Nhiều người cho rằng chiêu thức rút ruột tiền nhà nước như Dương Chí Dũng làm ở Vinalines không phải mới, không phải trò quá cao siêu, tinh vi, lắt léo đến mức không thể bắt, không lần ra được?
Tôi cho rằng những chiêu thức của họ hoàn hoàn không có gì mới. Nhìn chung thì có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang tha về nước những thứ rác thải như ụ nổi 83M này. Vinashin cũng từng tha con tàu Hoa Sen già lụ khụ về để bán sắt vụn. Vấn đề là tại sao các doanh nghiệp đó không mua hàng mới hoặc đặt hàng các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước mà cố đi tha ở nước ngoài về những máy móc, dây chuyền, thiết bị quá cũ như vậy? Hỏi thì hỏi thôi, nhưng câu trả lời đã quá rõ ràng: Họ tha những thứ thiên hạ vứt đi về làm rác ở nước mình chỉ cốt để lập lờ đánh lận con đen, rút ruột nhà nước.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là tại sao cả hệ thống kiểm soát vẫn không chặn được những thương vụ vô lối này?
Tôi nghĩ là có nhiều nguyên nhân, phải xem xét từng vụ việc cụ thể mới có thể biết nguyên nhân nào là chính. Nhưng người dân thì hoàn toàn có quyền nghi ngờ ở đây có lợi ích nhóm, có sự chia chác, vì cả cái tàu Hoa Sen hay cái ụ nổi to lù lù như thế, một mình làm sao ăn nổi?
Xin cảm ơn ông!
Cấn Cường – Phương Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Vụ "ụ nổi sắt vụn 83M": Bộ Công an đề nghị Cảnh sát Nga truy tìm hơn 4 triệu USD
Trong thương vụ mua bán "ụ nổi sắt vụn" 83M với Dương Chí Dũng, Công ty Global Success là công ty của Nga đã "ẵm" ngon số tiền gần 4,4 triệu USD từ nguồn tiền hợp đồng mua ụ nổi. Bộ Công an đang đề nghị Cảnh sát Nga phối hợp điều tra.
Ngay sau khi điều tra phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong thương vụ ụ nổi M83 của Vinalines với các công ty nước ngoài gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của nhà nước, đặc biệt là khoản tiền tham ô các đơn vị này chia chác nhau, Bộ Công an đã xác định Công ty Global Success và vị giám đốc đã "ẵm" số tiền gần 4,4 triệu USD do Công ty AP từ nguồn tiền hợp đồng mua ụ nổi 83M.
Vì vậy, Cơ quan điều tra đã thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Nga và đề nghị Cảnh sát Liên Bang Nga phối hợp điều tra về việc này.
Trong thương vụ ụ nổi 83M, Biết rõ là ụ nổi đã gần như trở thành đống sắt vụn nhưng Dương Chí Dũng vẫn dùng chiêu trò phê duyệt dự án mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư từ 14,136 triệu USD lên 19,5 triệu USD. Trong đó, giá mua ụ nổi lên tới 9 triệu USD qua công ty AP chứ không mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka mà giá của công ty này bán ụ nổi 83M chỉ là 2,3 triệu USD.
Bộ Công an truy tìm hơn 4 triệu USD bị công ty nước ngoài "ẵm" mất.
Theo báo cáo chi phí tổng hợp của Vinalines cung cấp tổng đầu tư thương vụ mua ụ nổi 83M là hơn 525 tỷ đồng với tất cả các hạng mục từ mua, vận chuyển, sửa chữa, neo đậu... Giám định viên đã kết luận tổng thiệt hại do các sai phạm nêu trên là gần 370 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, Bộ Công an đã cử đoàn công tác sang Singapore để ghi lời khai của ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP làm rõ "kịch bản" chia chác tiền tham ô tài sản của các cán bộ, lãnh đạo Vinalines.
Bản thỏa thuận ngày 7/7/2007, công ty Global Success là Công ty của Nga có chi nhánh tại Hồng Kông và Công ty AP ký với nhau có nội dung bản thỏa thuận này ghi rõ việc ăn chia số tiền 9 triệu USD bán ụ nổi 83M. Theo đó, Công ty Global Success được hưởng 4,334 triệu USD, riêng Giám đốc Công ty này được hưởng 1,134 triệu USD, và bên thứ 3 do Công ty Global Success chỉ định được hưởng 1,666 triệu USD...
Sau khi Vinalines chuyển 9 triệu USD, Giám đốc Công ty Global Success lập tức yêu cầu ông Goh chuyển 1,666 triệu USD cho Công ty Phú Hà (tại Việt Nam) thông qua ngân hàng UOB - Chi nhánh TPHCM, ghi rõ: Công ty AP chuyển cho Công ty Phú Hà để thanh toán cho các công việc chuẩn bị tài liệu xuất khẩu, hải quan và thuế xuất khẩu ụ nổi 83M.
Công ty Phú Hà là "sân sau" của Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines. Sơn đã nhận số tiền này đêm về choa Dương Chí Dũng chia chác.
Cùng với việc Bộ Công an đang truy tìm những nguồn tiền thất thoát bị các công ty nước ngoài "ẵm" mất trong vụ mua ụ nổi 83M, Cơ quan CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48, Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố các bị can: Dương Chí Dũng (SN 1957, nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines), Mai Văn Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi No. 83M), Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên), Mai Văn Khang (cán bộ ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong,tỉnh Khánh Hòa), Trần Hải Sơn (nguyên Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) cùng về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong đó 4 bị can: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều còn bị đề nghị truy tố thêm tội danh "Tham ô tài sản".
Anh Thế
Theo Dantri
Lời khai người đưa tiền tỷ 'lót tay' Dương Chí Dũng 10 tỷ tiền "lại quả" cho Dương Chí Dũng trong một phi vụ làm ăn, Sơn đưa làm 2 lần, tại khách sạn Victory, TP.HCM và nhà riêng. Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt 1,6 triệu USD, Dương Chí Dũng cùng đồng bọn đã bàn nhau để mua "khối sắt vụn" với giá đắt như vàng sau đó chia chác...