Việc tiêm chủng cho người cao tuổi ở Nhật Bản được tiến hành dần dần
Giới chức Nhật Bản ngày 21/2 cho biết nước này sẽ chỉ nhận được số lượng hạn chế vaccine ngừa COVID-19 trong những tháng đầu tiên của chương trình tiêm chủng, theo đó việc chủng ngừa cho người cao tuổi tại nước này sẽ được tiến hành dần dần.
Nhân viên y tế diễn tập tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Kawasaki, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono, người được Chính phủ Nhật Bản giao phụ trách chương trình tiêm vaccine phòng dịch COVID-19, hãng dược phẩm Pfizer đang tăng cường sản xuất vaccine tại châu Âu nhưng khó có khả năng Nhật Bản sẽ nhận được số lượng lớn vaccine từ nay cho đến tháng 5 tới.
Ông Kono nhấn mạnh Nhật Bản dự kiến bắt đầu tiêm chủng cho người cao tuổi từ tháng 4 tới nhưng số lượng vaccine được phân bổ cho nhóm người này trong giai đoạn đầu sẽ rất hạn chế nên việc chủng ngừa cho người cao tuổi sẽ được thực hiện dần dần.
Nhật Bản đã đàm phán để nhận được hơn 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do các nhà sản xuất thuốc phương Tây bào chế. Tuy nhiên, nhà chức trách Nhật Bản hiện mới chỉ phê duyệt 1 loại vaccine duy nhất là Pfizer, trong khi nước này lại phụ thuộc vào các nguồn cung nhập khẩu vốn đang gặp khó trong khâu sản xuất và kiểm soát xuất khẩu.
Nhật Bản đã thương lượng để nhận được 144 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer trong năm nay và lô vaccine thứ 2 gồm 450.000 liều đã đến Nhật Bản vào ngày 21/2. Nhật Bản đã triển khai chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 từ tuần trước, trong đó đội ngũ bác sĩ và y tá là nhóm đối tượng được tiêm trước tiên. Chính phủ Nhật Bản ưu tiên chủng ngừa cho khoảng 4,7 triệu nhân viên y tế, nhiều hơn khoảng trên 1 triệu người so với ước tính ban đầu.
* Ngày 21/2, Nga bắt đầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho những người vô gia cư với 40 người tại thành phố Saint Petersburg đã được chủng ngừa thông qua một hoạt động thiện nguyện.
Một nhân viên thuộc tổ chức phi chính phủ Nochlezhka chuyên hỗ trợ những người vô gia cư tại thành phố lớn thứ 2 ở Nga nhấn mạnh: “Ở đây có nhiều người có nguy cơ lây nhiễm. Điều quan trong là họ được tiêm phòng (vaccine ngừa COVID-19)”.
Số liệu chính thức cho thấy tại trong số 5 triệu dân của thành phố Saint Petersburg có khoảng 15.000 người vô gia cư. Tuy nhiên, tổ chức Nochlezhka cho rằng số người vô gia cư tại thành phố Saint Petersburg trên thực tế còn cao hơn nhiều, ít nhất là gấp đôi con số được công bố này.
Ngoài ra, một tổ chức phi chính phủ khác cũng phát động chương trình tiêm chủng tương tự tại thủ đô Moskva và được giới chức thành phố này ủng hộ.
Video đang HOT
Nga đã đăng ký lưu hành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên là Sputnik V vào tháng 8/2020. Hai tháng sau đó, nước này tiếp tục phê duyệt loại vaccine thứ 2 là EpiVacCorona. Đến tháng 1 vừa qua, Nga chính thức triển khai chương trình tiêm chủng quy mô lớn. Mới đây nhất, hôm 20/2, Nga thông báo đăng ký loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 có tên là Kovivak.
Theo số liệu chính thức, Nga hiện ghi nhận tổng cộng 4,6 triệu ca nhiễm, trong đó 83.293 ca tử vong do COVID-19.
Văn hóa 'làm việc đến chết' đe dọa Thủ tướng Abe
Khi ông Abe gần đây hai lần vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe, "chiếc hộp pandora" chính trị đã bị mở.
Chính trị gia Akira Amari, đồng minh của Thủ tướng Shinzo Abe, lúc đầu lên tiếng bảo vệ, sau đó đổ lỗi cho các trợ lý của Thủ tướng đã để ông làm việc quá nhiều. Trong khi đó, các nhà lập pháp đối lập "chộp" lấy cơ hội này để đặt câu hỏi liệu ông Abe còn đủ sức chèo lái đất nước.
Thông tin Thủ tướng Abe vào viện làm dấy lên nỗi ám ảnh về gambaru của Nhật Bản, văn hóa làm việc hết sức có thể và kiên trì vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Khi trở lại dinh thự sau lần vào viện mới nhất, ông Abe nói "tôi sẽ trở lại làm việc và cố gắng hết sức mình".
Thủ tướng Shinzo Abe tại họp báo Covid-19 ở Tokyo hồi cuối tháng 3. Ảnh: Reuters.
Gambaru, tâm lý "làm việc đến chết", rất phổ biến ở xã hội Nhật Bản, nơi theo đuổi mục tiêu có thể mang nhiều ý nghĩa hơn kết quả.
"Thủ tướng khẳng định ông ấy ở đó để lãnh đạo chính mình", Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói khi được hỏi lý do ông Abe, 65 tuổi, làm việc 147 ngày liên tục.
Thủ tướng Nhật Bản từ lâu bị viêm loét đại tràng, một bệnh đường ruột mạn tính. Nhiều người lo lắng rằng áp lực của đại dịch cùng vấn đề sức khoẻ cuối cùng sẽ có thể dẫn tới kịch bản như năm 2007, khi Abe bất ngờ xin từ chức vì lý do sức khỏe.
Việc đưa tin rộng rãi về sức khỏe cũng như thời gian làm việc kéo dài nhiều giờ của ông Abe có thể giúp xây dựng câu chuyện rằng Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực làm việc cho tới khi không thể cố thêm, theo Koichi Nakano, giáo sư chính trị tại Đại học Sophia, Nhật Bản. "Xét về nhiều khía cạnh, đây là con đường bảo toàn tiếng tăm tốt nhất cho ông ấy", giáo sư Nakano nói.
Nó cũng cho phép ông Abe, cùng đảng Dân chủ Tự do, gạt bỏ chỉ trích rằng nhà lãnh đạo này bỏ rơi công chúng giữa lúc Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng y tế và kinh tế, theo Nakano.
Nhật Bản đã ghi nhận hơn 63.000 ca nhiễm và hiện vật lộn đối phó với đợt bùng phát mới, dù từng nằm trong số quốc gia đầu tiên kiểm soát thành công nCoV. Trong suốt mùa hè, khi phần còn lại của Đông Á đã kiểm soát tốc độ lây nhiễm, Nhật Bản chứng kiến làn sóng gia tăng trở lại. Hơn một nửa trong tổng số ca nhiễm nCoV của quốc gia này được báo cáo kể từ tháng 7.
Nhiều người tỏ ra không hài lòng với cách chống dịch của chính phủ, từ phản ứng ban đầu chậm chạp, không thừa nhận cuộc khủng hoảng khi muốn tránh hủy hoặc hoãn thế vận hội 2020, cho tới khó khăn trong kiểm soát ca nhiễm.
Tobias Harris, chuyên gia giàu kinh nghiệm về chính trị Nhật Bản, nhận định Thủ tướng Abe có thể sẽ tiếp tục làm việc ngay cả khi sức khỏe của ông xấu đi. "Sau khi vượt qua nhiều chỉ trích vì thừa nhận bị đau dạ dày và phải từ chức năm 2007, Abe chắc chắn sẽ quyết tâm tránh một kết cục tương tự", Harris nói.
Quyết tâm này một phần được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ di sản kinh tế của ông, chính sách Abenomics, được xây dựng để đưa Nhật Bản thoát khỏi hàng thập kỷ giảm phát. Thị trường chứng khoán khôi phục trở lại được xem là dấu ấn trong nhiệm kỳ thứ hai của Abe trước khi đại dịch tấn công.
Đồng thời, những lo ngại về sức khỏe của Abe cũng như lời nhắc nhở về "hình ảnh xấu" mà chính phủ của ông luôn muốn xóa bỏ: karoshi hay chết vì làm việc quá sức. Nghiên cứu của chính phủ năm 2016 chỉ ra 1/5 người lao động Nhật Bản có nguy cơ này.
Thủ tướng Abe từng nhấn mạnh đổi phong cách làm việc như con đường "tái sinh" của Nhật Bản, trong đó tạo điều kiện để phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động. Dù có một số dấu hiệu thay đổi, Nhật Bản vẫn nổi tiếng với văn hóa làm việc yêu cầu nhân viên phải có mặt ở công ty nhiều tiếng mỗi ngày.
Trong thời gian đầu đại dịch, nhiều công ty Nhật Bản khá chậm chạp trong việc chuyển sang hình thức làm việc từ xa. Yêu cầu này chỉ được thực hiện nghiêm túc hơn sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi tháng 4. Nhưng ngay sau khi dỡ tình trạng khẩn cấp hồi cuối tháng 5, các chuyến tàu điện ngầm ở Nhật Bản lại bắt đầu chật kín hành khách. Ngay cả khi chuyên gia y tế kêu gọi tăng cường biện pháp cách biệt cộng đồng vì số ca nhiễm mới tăng lên hồi giữa tháng 7, tình hình vẫn không được cải thiện.
"Ở châu Âu, kỳ nghỉ hè dài là điều đáng tự hào. Nhưng ở Nhật Bản, luôn bận rộng mới được xem là dấu hiệu thành công", Mari Imada, nhân viên bán hoa đã nghỉ hưu, người từng làm việc ở Paris, Pháp trong 20 năm, cho biết.
Thủ tướng Abe là một minh chứng cho niềm tin đó. Ông đã làm việc gần 150 ngày liên tục kể từ đầu tháng 1 khi chính phủ nỗ lực hết sức để ngăn đại dịch và cứu vãn thế vận hội 2020, sự kiện được quyết định rời sang năm sau.
Ngoài ra, lũ lụt nghiêm trọng ở đảo phía nam Kyushu, đợt nắng nóng đỉnh điểm và GDP sụt giảm kỷ lục trong quý hai đã khiến chính quyền ông Abe lo lắng.
Thủ tướng Shinzo Abe (thứ 2 từ bên phải) tới Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo hôm 24/8. Ảnh: AP.
Thủ tướng Shinzo Abe đã liên tiếp vấp chỉ trích khi tìm cách ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Thậm chí một số nhà phê bình trong chính đảng Dân chủ Tự do cũng nói về khả năng kết thúc thời gian cầm quyền kéo dài gần thập kỷ của ông trên chính trường Nhật Bản. Một phe đối lập nhỏ lẻ đã vận động mở đường cho đảng chính trị mới, có thể ra mắt vào tháng 9 tới.
Tuy nhiên, Kaori Enjoji, biên tập viên của CNN, nhận định dù Abe rời cương vị thủ tướng là bước chuyển đổi chính trị quan trọng, đảng Dân chủ Tự do cũng khó có thể bị đe dọa.
Nhật Bản không theo chế độ tổng thống, thay vào đó lãnh đạo đất nước được chọn bởi quốc hội, nơi đảng Dân chủ Tự do chiếm đa số. Nếu Abe từ chức, đảng có thể nhanh chóng chỉ định lãnh đạo mới và người này gần như chắc chắn trở thành thủ tướng.
Ngoài ra, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga hôm nay khẳng định "còn quá sớm để nói về thời kỳ 'hậu Abe', bởi nhiệm kỳ của ông vẫn còn hơn một năm nữa".
Về ngắn hạn, thay đổi lãnh đạo có thể giúp tăng thêm mức độ tín nhiệm cần thiết cho bất kỳ bước đi nào tiếp theo của chính phủ trong cuộc chiến chống Covid-19, gồm cả các biện pháp tiếp theo để cứu kinh tế và việc làm. Chiến dịch nhằm thúc đẩy du lịch nội địa mà chính phủ công bố tháng trước, giữa lúc số ca nhiễm mới tăng trở lại, làm nổi bật khó khăn trong kết nối các biện pháp với nhu cầu của người dân.
Nhà phân tích Enjoji cho rằng dù ông Abe có kiên trì với cương vị thủ tướng hay mở đường cho người kế nhiệm, một trong số nhiệm vụ lớn nhất họ phải đối mặt là tổng tuyển cử, phải được tổ chức trước tháng 10 năm sau. Ngoài ra, việc liệu Nhật Bản có thể tiếp tục đăng cai Olympics vào năm sau hay không cũng là một nhiệm vụ quan trọng không kém.
Nhật Bản sẽ ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho đối tượng nào? Nhật Bản sẽ ưu tiên cung cấp vaccine ngừa Covid-19 cho các nhân viên y tế, người cao tuổi, và người có bệnh nền nếu có vaccine. Lý do các đối tượng trên được ưu tiên bởi các nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, còn người cao tuổi và người có bệnh nền là những đối tượng dễ...