Việc riêng ảnh hưởng chuyện chung
Tối cao pháp viện Mỹ lại vừa giáng đòn mới vào bộ máy hành pháp và cá nhân Tổng thống nước này Joe Biden khi ra phán quyết hạn chế quyền hạn của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA).
Tòa này phán rằng EPA không có quyền định ra giới hạn mức độ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bắt buộc đối với các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá.
Sau phán quyết của tòa án tối cao Mỹ, Tổng thống Joe Biden rất khó đạt được mục tiêu đề ra về ứng phó biến đổi khí hậu. Ảnh REUTERS
Trong khi đó, đến nay, dùng quy định của EPA để buộc ngành công nghiệp năng lượng ở Mỹ phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là cách thức được chính quyền của Tổng thống Biden và trước đấy của ông Barack Obama thực hiện.
Bây giờ, sau phán quyết trên, ông Biden chỉ còn cách sử dụng luật để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng đã đề ra về ứng phó biến đổi khí hậu trái đất. Nhưng trước sự chống đối của phe Cộng hòa và của cả bộ phận nhất định trong nội bộ phe Dân chủ ở Thượng viện, ông Biden rất khó có thể thực hiện được cách thức này.
Hệ lụy của phán quyết mới trên từ tối cao pháp viện Mỹ thật khôn lường đối với cả nước này lẫn thế giới trên 3 phương diện cụ thể. Thứ nhất, nó cho thấy tòa án tối cao Mỹ dùng tư pháp làm chính trị và tăng cường can dự trực tiếp vào hoạt động hành pháp của chính phủ. Trong tòa này, phe Cộng hòa hiện chiếm đa số áp đảo nên sẽ còn làm cho chính quyền của ông Biden khốn khó. Thứ hai, ông Biden rất khó, nếu như không muốn nói là không thể, đạt được mục tiêu đề ra về ứng phó biến đổi khí hậu. Thứ ba, công cuộc chung của thế giới ứng phó biến đổi khí hậu trái đất bị vạ lây.
Tokyo đứng trước nguy cơ mất điện
Quan ngại về nguy cơ mất điện ở thủ đô Tokyo đã gia tăng trong ngày 30/6 khi một nhà máy nhiệt điện ở miền Đông Bắc Nhật Bản phải ngừng hoạt động do trục trặc kỹ thuật, trong bối cảnh nhiệt độ trong tháng 6 ở thành phố này tăng lên mức cao kỷ lục trong gần 150 năm.
Tòa tháp Tokyo Tower chỉ được thắp sáng một phần để tiết kiệm điện. Ảnh: AFP
Nhà điều hành nhà máy nhiệt điện than và dầu Nakoso ở tỉnh Fukushima, Joban Joint Power Co cho biết sáng sớm 30/6, tổ máy số 9 của nhà máy đã ngừng hoạt động và hiện nhà máy này đang tập trung nỗ lực nhằm cung cấp điện trở lại cho các khu vực, trong đó có cả thủ đô Tokyo vào tối cùng ngày.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo trong ngày thứ 4 liên tiếp về nguy cơ cắt điện cho Tokyo và các khu vực xung quanh nếu các doanh nghiệp và người dân không tuân thủ các biện pháp cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Trước đó, Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết không có nguy cơ xảy ra mất điện ngay cả khi nhu cầu sử dụng điện ở thủ đô Tokyo tăng cao khi nhiệt độ lên tới 36,4 độ C - mức cao nhất trong tháng 6 kể từ năm 1875.
Hiện nhiều vùng ở Nhật Bản đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ban hành "cảnh báo say nắng", khuyến cáo người dân nên uống đủ nước và bỏ khẩu trang khi ra ngoài ở cả miền Đông và miền Tây Nhật Bản.
Theo Cơ quan quản lý thiên tai và hỏa hoạn Nhật Bản, trong vòng 1 tuần (tính đến ngày 26/6), đã có 4.551 người phải nhập viện vì say nắng hoặc kiệt sức vì nóng trên toàn quốc. Con số này cao gấp 4 lần được ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.
Đà tăng của giá năng lượng gây ra hỗn loạn tại châu Á Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á, đồng thời làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải để trở lại với nhiên liệu hóa thạch. Người dân xếp hàng chờ mua khí gas tại Colombo, Sri...