Việc quản lý tài khoản, nâng cao nhận thức người dùng rất quan trọng
Một số chuyên gia kinh tế cho biết: Thách thức với người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.
Các đại biểu trải nghiệm công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Hơn 2 năm qua, dưới sự tác động của COVID-19, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ, tiêu dùng không tiền mặt là công cụ hỗ trợ cho ngành bán lẻ Việt Nam vượt qua đại dịch.
Theo bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước ( Bộ Công thương), mặc dù COVID-19 kéo dài nhưng lĩnh vực bán lẻ vẫn đạt sự tăng trưởng và trong 5 tháng đầu năm 2022, mức tăng trưởng vẫn duy trì như trước khi đại dịch diễn ra.
“Để thúc đẩy tiêu dùng không tiền mặt, hạ tầng kỹ thuật số, doanh nghiệp cung ứng và người mua đều phải có kiến thức nhất định; đồng thời có các chương trình giáo dục để người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ có kiến thức, kỹ năng, áp dụng thanh toán tiền mặt trở thành hoạt động thường xuyên, đảm bảo an toàn, bảo vệ người tiêu dùng”, bà Lê Việt Nga cho biết.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nếu không bảo mật tốt, sẽ ảnh hưởng đến quyền được bảo mật thông tin của người tiêu dùng. Nếu thông tin rơi vào tay kẻ xấu, có thể dẫn đến hậu quả mà người tiêu dùng không mong muốn. Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Cần hoàn chỉnh để ‘bịt’ mọi kẽ hở, làm sao cho quản lý vừa thuận tiện, vừa chặt chẽ từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng, tránh sơ hở, thiệt hại không mong muốn.
PGS TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính cho rằng: Việt Nam đã phát triển nhiều hình thức khác nhau để vừa giảm thiểu tới mức tối đa thanh toán không dùng tiền mặt nhưng bảo mật của Việt Nam không theo kịp, trở thành vấn đề quan trọng. Trong khi đó, sự phát triển của khoa học công nghệ rất mạnh mẽ, nhưng đi đôi với đó là tội phạm công nghệ tinh vi hơn.
Do đó, việc quản lý tài khoản, nâng cao nhận thức của người sử dụng rất quan trọng vì hầu hết vụ mất tiền thời gian vừa qua có liên đới tới người sử dụng. Ở đó, người sử dụng vô tình hoặc không hiểu biết mà để lộ lọt thông tin sẽ rất nguy hiểm. Việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân trong không dùng tiền mặt càng quan trọng. Theo PGS TS Đinh Trọng Thịnh, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp kỹ thuật số, đặc biệt doanh nghiệp bảo mật kỹ thuật số.
“ Xã hội không tiền mặt mang lại nhiều giá trị thiết thực. Với cá nhân, các giao dịch sẽ được an toàn, dù bảo mật là thách thức lớn nhưng sẽ được phát triển và được quan tâm trong khi việc trải nghiệm mang lại sự lý thú, không bị gián đoán, liên kết với hàng nghìn nhà cung cấp, như với MB đang bán 30.000 sản phẩm trên nền tảng”, ông Lưu Trung Thái – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc MBBank cho biết.
Trong bối cảnh “không bình thường” khi COVID-19 diễn ra, ông Lưu Trung Thái cho hay, MB nhìn thấy yêu cầu tăng trải nghiệm online rất nhanh, khách hàng không muốn đến ngân hàng mà muốn có thêm các trải nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng, đặt ra yêu cầu MB phải chuyển đối số và tăng tốc mạnh mẽ. Năm 2021, tại MB đã có trên 93% giao dịch qua chuyển đổi số. Với định hướng trở thành doanh nghiệp số trong ngành ngân hàng, ngoài thị phần chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền của MB luôn đứng thứ nhất. Theo đó, MB ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. MB cũng xử lý thành công về công nghệ để phục vụ 15 triệu khách hàng đạt tới 99,11%.
Tuy vậy, thách thức đặt ra trong chuyển đối số theo lãnh đạo MB là các vấn đề liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ, cạnh tranh. “Việc chuyển đổi số là đầu tư với quy mô lớn nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra lại là câu hỏi rất lớn, trong khi dịch vụ cơ bản miễn phí nên bao giờ tạo ra hiệu quả thực sự là rất khó”, ông Lưu Trung Thái cho biết. Hiện MB liên tục triển khai dự án nhưng quan niệm coi chuyển đổi số là quá trình chứ không phải là dự án.
Nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn hàng không
Ngày 25/5, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết đã phối hợp với xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tập huấn kiến thức về an toàn hàng không, xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho người dân nhằm giảm thiểu các vụ việc vi phạm an toàn bay.
Khói rơm rạ bủa vây sân bay Nội Bài. Ảnh tư liệu: Lê Phú/Báo Tin tức
Đây là lần thứ hai Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tuyên truyền về an toàn hàng không cho các đối tượng liên quan. Trước đó, vào tháng 4/2022, Cảng đã tuyên truyền nội dung này cho các đơn vị phục vụ mặt đất ngay sau khi các hoạt động bay nội địa phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Tích lũy kinh nghiệm từ các đợt tập huấn, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã sử dụng nhiều hình ảnh trực quan sinh động từ chính các hoạt động của người dân giáp ranh sân bay, tập trung vào 4 nhóm gồm: Giảm tầm nhìn, va chạm trên không, va chạm dưới đất và hư hỏng trang thiết bị của Cảng.
Theo ông Trương Hữu Linh, Trưởng phòng Giám sát an toàn hàng không (Cảng vụ hàng không miền bắc), các hành vi gây giảm tầm nhìn của phi công là việc đốt rơm rạ, chiếu đèn laser... Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, trước đây nông dân thường đốt rơm rạ gây khói mù, ảnh hưởng tầm nhìn của phi công. Việc chiếu đèn laser khi tàu bay đang cất, hạ cánh cũng làm chói mắt khiến phi công bị phân tán tại thời điểm tập trung cao độ điều khiển tàu bay.
Các hành vi có khả năng gây va chạm trên không như: thả diều, thả đèn trời, xây dựng công trình trái phép gần sân bay hay các hoạt động thu hút chim... tiềm ẩn nguy cơ va chạm với tàu bay đang bay.
Các hành vi có khả năng gây va chạm dưới đất như sử dụng thiết bị bay tự động gồm: vật thể bay không người lái (UAV/Drone), flycam; chăn thả và để lọt gia súc vào khu bay. Các vật thể bay không người lái, gia súc chạy lọt vào khu bay có khả năng va chạm với tàu bay khi cất, hạ cánh hoặc đang vận hành trên đường lăn, sân đỗ.
Các hành vi có khả năng gây hư hỏng trang thiết bị cảng như: đốt rác gần các công trình, thiết bị sân bay, lấy trộm trang thiết bị sân bay... có thể làm hư hỏng hệ thống trang thiết bị, ảnh hưởng đến quá trình tàu bay khai thác tại cảng.
Ở 4 nhóm hành vi này, theo Nghị định số 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, người vi phạm có thể bị xử phạt lên tới 40 triệu đồng (chiếu tia laser vào tàu bay); 60 triệu đồng (sử dụng vật thể bay không người lái, flycam) tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi; hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch của bà con cũng có thể bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng...
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xuân Đỗ Thị Bích Vân cho biết, sau khi tập huấn, bà con nông dân đã nhận thức được tác hại của việc đốt rơm rạ đối với hoạt động bay; đồng thời, xã đã xây dựng và triển khai tới người dân trên địa bàn kế hoạch xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ. Cụ thể, thay vì đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch, nông dân được hướng dẫn biện pháp xử lý rơm rạ an toàn, khoa học.
Tại buổi tập huấn, đại diện Công ty cổ phần sinh thái Nông Việt đã thông tin cho bà con phương thức ứng dụng vi sinh vào phân hủy rơm rạ, giảm thiểu tác hại đến môi trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân...
Ra mắt tài liệu 'Hỗ trợ hình ảnh cho trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ' Ngày 17/5, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hình cho trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ". Giám đốc Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến chia sẻ thông tin về cuốn tài liệu. Ảnh: Thu Hương Cuốn sách là một hợp phần của Bộ tài...