Việc nhiều nhưng lương bèo bọt, bác sĩ gây mê làm việc đến đột quỵ
Yêu cầu kỹ thuật cao, rủi ro và khối lượng công việc lớn là những điều mà các bác sĩ gây mê tại Trung Quốc phải chịu đựng.
Nhiều người không thể chịu được áp lực ấy, đã qua đời vì bệnh tật.
Nghề chịu thiệt thòi
Những năm gần đây, tại Trung Quốc, hàng loạt các ca tử vong do đột ngột của bác sĩ gây mê đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về thách thức của công việc đầy căng thẳng này.
Bác sĩ gây mê tại Trung Quốc phải làm việc trong môi trường áp lực cao (Ảnh: Sixthtone).
Điển hình, Jiang Jinjian, một bác sĩ gây mê 30 tuổi tại Bệnh viện Ruijin (Thượng Hải), đã qua đời vì đột quỵ. Không lâu sau đó, dư luận lại xôn xao khi bác sĩ Pan Chuanlong (34 tuổi) chết lúc đang làm nhiệm vụ tại tỉnh Quảng Đông. Tháng 1, cộng đồng ngành y lại rúng động khi bác sĩ Zhu Xiang (46 tuổi) qua đời vì đột quỵ.
Những sự mất mát này càng làm nổi bật thách thức lớn mà các bác sĩ gây mê phải đối mặt. Trong đó, sự áp lực có thể kể đến như yêu cầu kỹ thuật cao, rủi ro và khối lượng công việc lớn.
Thực tế, nhu cầu về dịch vụ gây mê ngày càng tăng. Tuy nhiên, sức khỏe tinh thần và thể chất của những người làm nghề vẫn bị các bệnh viện lờ đi.
Liang Wen, Trưởng khoa gây mê tại một bệnh viện ở tỉnh Thanh Hải (Tây Bắc), ví gây mê như một “sân bay”, đóng vai trò hỗ trợ cho phẫu thuật tổng quát, chỉnh hình và các khoa khác làm nhiệm vụ “chiến đấu”.
Video đang HOT
“Vì thế, bệnh viện sẽ ưu tiên tập trung hỗ trợ cho các đơn vị tác chiến. Đó là lí do khiến lực lượng bác sĩ gây mê bị bỏ quên, đặc biệt là ở các bệnh viện nhỏ”, Trưởng khoa Liang Wen nói.
Bác sĩ gây mê thường bị “bỏ quên” ở bệnh viện (Ảnh: Sixthtone).
Ông cho biết khoa gây mê phải “vật lộn” để tạo ra doanh thu cho bệnh viện, nhưng đồng thời phải chịu nhiều khoản chi phí đáng kể. Nghĩa là khoa của ông cung cấp vật tư cho các ca phẫu thuật nhưng lại không được nhận một phần chi phí nào.
Zhang Huixian, bác sĩ gây mê tại bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Hồ Nam, cho hay cơ sở của cô luôn trong tình trạng thiếu thiết bị để thực hiện gây mê ngoại trú. Các bác sĩ phải cạnh tranh để được sử dụng thiết bị hiện đại hơn.
Xie, một bác sĩ gây mê có 3 năm kinh nghiệm, cho hay anh thường làm việc từ 8h đến 18h mỗi ngày. Cuối tuần, anh còn phải túc trực bên điện thoại, thông báo các trường hợp khẩn cấp có thể đến lúc nửa đêm.
Tháng trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm bận rộn nhất trong năm. Thông thường, Xie chỉ tiếp nhận 10 ca phẫu thuật, 40 ca nội soi dạ dày và 20 ca nội soi đại tràng. Nhưng vào ngày lễ, số lượng này tăng gấp 3 lần. Lắm lúc, Xie phải làm việc 2 ngày liên tục mà không ngủ.
Thiếu hụt nhân sự
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Lancet năm 2021, từ năm 2015 đến năm 2017, khối lượng công việc của các bác sĩ gây mê ở Trung Quốc tăng hơn 10% mỗi năm. Riêng trong năm 2017, nước này đã có 51 triệu ca được thực hiện. Trong khi đó, số lượng bác sĩ gây mê lại chỉ tăng 6% mỗi năm.
Các bác sĩ gây mê tại các bệnh viện hạng 3 phải hoàn thành trung bình 592 ca/năm, đối với bác sĩ tại bệnh viện hạng 1 hoặc hạng thấp là 317 ca/ngày.
Năm 2018, nhiều cơ quan Chính phủ, bao gồm Ủy ban Y tế Quốc gia tại Trung Quốc, đã cùng nhau ban hành các hướng dẫn giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ gây mê. Trong khi các cơ sở lớn bắt đầu tuyển dụng hơn 1.300 nhân viên, các bệnh viện cấp huyện vẫn duy trì hoạt động với đội ngũ nhân viên cốt cán.
Sự thiếu hụt nhân sự tại các bệnh viện khiến bác sĩ gây mê rơi vào cảnh làm việc quá sức (Ảnh: Sixthtone).
Đơn cử, bệnh viện cấp huyện của Trưởng khoa Zhang chỉ có 5 bác sĩ gây mê. Bệnh viện Nhân dân cấp 2 Liangping ở Trùng Khánh chỉ có 3 nhân sự, bao gồm 1 bác sĩ gây mê trực ca, 1 bác sĩ hành nghề và 1 trợ lý.
Công nghệ y tế tiên tiến đòi hỏi đội ngũ y tế phải được đào tạo liên tục. Tuy nhiên, đồng nghiệp của Trưởng khoa Zhang và nhiều bác sĩ gây mê khác ít khi được tiếp cận công tác đào tạo của bệnh viện.
Sự thiếu hụt về thiết bị y tế, đội ngũ nhân sự… khiến cho các bác sĩ gây mê rơi vào cảnh làm việc quá sức, trong sự căng thẳng kéo dài. Bởi sự thiếu hụt ấy có thể dễ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng mà chính họ phải chịu trách nhiệm.
Theo Trưởng khoa Zhang, các ca phẫu thuật phức tạp như sọ não có thể kéo dài 5-6 giờ, thậm chí là 7-8 giờ.
“Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ gây mê. Vì thế, chúng tôi không thể để bất kỳ vấn đề nhỏ nhất nào xảy ra”, ông Zhang nói.
Ngoài ra, thu nhập cũng không được trả xứng đáng với áp lực mà đội ngũ đang chịu đựng. Nhiều bác sĩ gây mê cho hay tiền lương cơ bản, phí gây mê phẫu thuật, thưởng hiệu suất hằng quý của họ nằm ở mức thấp so với các khoa khác trong bệnh viện.
Trung Quốc dự định dùng vật liệu tại chỗ để xây dựng căn cứ Mặt Trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển khả năng xây dựng căn cứ Mặt Trăng bằng gạch làm từ đất mặt trăng.
Phác thảo về căn cứ trên Mặt Trăng sẽ được Trung Quốc xây dựng trong vài thập kỷ tới (Ảnh: CNSA).
Một đoạn video gần đây của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) chiếu hình ảnh động về một robot đang làm việc để xây dựng môi trường sống trên Mặt Trăng. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang tiến hành thí nghiệm để biến môi trường trên Mặt Trăng thành nơi con người có thể sống được.
Ngày 15/11, tàu tiếp tế Thiên Châu 8 đã được phóng lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, mang theo một số gạch được làm từ đất mô phỏng đất Mặt Trăng.
Vận chuyển mọi thứ lên Mặt Trăng sẽ vô cùng tốn kém và đầy thách thức, vì vậy việc sử dụng các vật liệu có sẵn ở đây, được gọi là tận dụng tài nguyên tại chỗ, là một cách tiết kiệm chi phí đáng kể. Sử dụng regolith Mặt Trăng để làm gạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng xây dựng môi trường sống trên Mặt Trăng.
Những viên gạch thử nghiệm sẽ được đặt bên ngoài Thiên Cung trong 3 năm để tiếp xúc với tia vũ trụ và trải qua sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Gạch được làm từ 5 thành phần mô phỏng đất Mặt Trăng thông qua 3 phương pháp thiêu kết riêng biệt, nhằm đánh giá sự biến đổi của chúng theo thời gian và có thể đưa ra giải pháp tốt nhất để xây dựng nơi sinh sống.
Giám đốc dự án nghiên cứu này ở Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, ông Đinh Liệt Vân cho biết: "Năm 2015, khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu xem có thể dùng công nghệ in 3D để xây dựng căn cứ Mặt Trăng hay không và những vật liệu nào là phù hợp, thì việc này giống như một điều viển vông.
Nhưng càng tiếp tục làm việc, chúng tôi càng hiểu biết nhiều hơn và nhận ra rằng nhóm của chúng tôi không phải là duy nhất. Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới cũng đang tìm cách giải quyết thách thức này."
Các nhà khoa học Trung Quốc đang giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vật liệu, cấu trúc và công nghệ cần thiết.
Đất Mặt Trăng là hỗn hợp của các mảnh đá, khoáng chất, hạt thủy tinh và các vật liệu khác, thay đổi theo từng vùng trên bề mặt Mặt Trăng. Trên Trái Đất, tro núi lửa từ dãy núi Trường Bạch ở phía đông bắc Trung Quốc được coi là gần với thành phần đất Mặt Trăng và do đó đã được sử dụng để tạo ra đất Mặt Trăng mô phỏng cho các thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu tin rằng việc xây dựng được căn cứ Mặt Trăng không chỉ hỗ trợ công tác tiếp tục khám phá hành tinh này mà còn đặt nền móng cho các nhiệm vụ trong tương lai khi con người nhắm đến những nơi xa hơn, bao gồm cả sao Hỏa.
Bước tiếp theo sẽ là nhiệm vụ của tàu vũ trụ Thường Nga 8 dự kiến hạ cánh xuống cực nam Mặt Trăng trong năm 2028. Con tàu sẽ mang theo một robot thử nghiệm kỹ thuật in 3D để tạo ra một viên gạch từ đá regolith của Mặt Trăng. Nếu nhiệm vụ này thành công, nó sẽ là tiền đề cho việc hiện thực hóa Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế (ILRS).
40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật Trước khi Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật, nội các Hàn Quốc đã họp bí mật và cố thuyết phục ông Yoon không làm việc này. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: Reuters). Korea JoongAng Daily đưa tin, vào ngày 3/12, các thành viên nội các Hàn Quốc đã được triệu tập gấp để họp bí mật...