Việc nhà không chỉ dành riêng cho đàn bà
Ngoài thời gian cả vợ lẫn chồng lao động bên ngoài để kiếm tiền ra, thì những lúc về nhà công việc giặt giũ, cơm nước, nuôi dạy con cái cả hai vợ chồng đều phải có tránh nhiệm.
Đọc xong bài viết “Phụ nữ hỗn láo mới sai chồng làm việc nhà” của tác giả tên Bốn, tôi thật sự bất bình. Tại sao giờ là thời đại nào rồi mà còn sót lại loại người cổ hủ, gia trưởng như anh vậy nhỉ. Cái thời Chí Phèo đã lùi xa hàng thế kỷ rồi anh ơi.
Thay vào đó là thời đại bình đẳng trong đời sống vợ chồng, trong việc kiến tiền cũng như giao tiếp, quan hệ xã hội… Việc lo liệu kinh tế trong gia đình không chỉ có mỗi một người đàn ông phải gánh vác. Người phụ nữ giờ đây cũng đóng một vai trong quan trọng trong việc làm kinh tế để chung sức xây đắp gia đình hạnh phúc.
Không thể có chuyện đàn ông chỉ có làm việc 8 tiếng/ngày bên ngoài là xong. Rồi khi về nhả chỉ biết ngồi đọc báo, xem ti vi để đợi vợ dọn cơm ra và sẵn ăn đâu – Ảnh minh họa
Chính vì vậy mà ngoài thời gian cả vợ lẫn chồng lao động bên ngoài để kiếm tiền ra, thì những lúc về nhà công việc giặt giũ, cơm nước, nuôi dạy con cái cả hai vợ chồng đều phải có tránh nhiệm chứ không thể có chuyện đàn ông chỉ có làm việc 8 tiếng/ngày bên ngoài là xong. Rồi khi về nhà chỉ biết ngồi đọc báo, xem ti vi để đợi vợ dọn cơm ra và sẵn ăn đâu. Mà muốn có một bữa cơm ngon đầm ấm cả gia đình thì người chồng cần phải biết san sẻ những công việc nhà cùng vợ.
Đừng có thói đời ích kỷ, ngồi đợi ăn sắn như thế. Mà hãy bắt tay ngay vào việc, hãy sắn tay áo lên cùng vợ lau nhà, giặt quần áo, rửa chén bát vàchăm con.
Hãy bỏ đi suy nghĩ trong đầu “đàn ông chỉ làm việc lớn”, còn việc vặt vãnh ở nhà chỉ là phần của đàn bà. Như thế là không đúng đâu. Xã hội hiện đại, đàn bà cũng tham gia làm việc để xây dựng đất nước, cũng phải làm việc kiếm tiền như đàn ông. Vậy thì hà cớ gì đến khi về đến nhà chúng tôi lại phải làm đủ các thứ việc nhà khác nữa.
Video đang HOT
Trong khi đó đàn ông thì sau mỗi buổi tan tầm lại tự cho mình cái quyền được la cà quán xá để tụm năm, tụm ba uống với nhau vài cốc bia hơi vỉa hè. Đến khi uống đã tới tầm, say khướt đến nỗi chân nam đá chân chiêu thì mới biết đường mò về nhà là sao?
Hơn thế nữa khi về nhà là lại lăn ra ngủ, còn không thì lại chỉ việc ngồi xem ti vi, đọc báo. Bỏ mặc cho bao nhiêu việc không tên dành cho vợ thì thật bất công. Các anh nên thay đổi, hãy nhìn lại xem mình đang đứng ở đâu trong xã hội này chứ đừng có nhìn váo quá khứ mà áp đặt hết việc nhà cho vợ như thế. Các anh nên cải tiến suy nghĩ nếu muốn giữ được gia đình yên ấm, hạnh phúc. Còn cứ theo kiểu lười biếng, tất cả việc nhà đều đẩy cho vợ thì sớm muộn gì các anh cũng đẩy hạnh phúc gia đình đến bờ tan vỡ.
Theo Nguoiduatin
Gian nan 'cõng' điện về bản
Công ty Điện lực Lai Châu (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) đã hoàn thành cấp điện lưới quốc gia cho những xã vùng cao xa xôi, khó khăn nhất, vượt kế hoạch 6 tháng. Như vậy là đến nay, 100% số xã và 84% số hộ dân nông thôn của tỉnh Lai Châu đã có điện.
Điện về nơi bản xa...
Thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, hơn 10 năm trước, hệ thống lưới điện của tỉnh Lai Châu còn rất thô sơ. Toàn tỉnh chỉ có 396 km đường dây trung thế, 89 km đường dây hạ thế, 102 trạm biến áp với 37,3% số xã và 29,4% số hộ dân nông thôn có điện. Tivi, nồi cơm điện, quạt điện... với đa số người dân Lai Châu lúc bấy giờ vẫn chỉ là những loại hàng thuộc diện xa xỉ.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn 10 năm, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của CBCN Công ty Điện lực Lai Châu (PC Lai Châu), lưới điện Lai Châu đã không ngừng vươn xa, thắp sáng các bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đến tháng 6/2015, 100% số xã, 84% số hộ dân nông thôn của Lai Châu đã có điện. Bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh đã khởi sắc. Lai Châu cơ bản đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Ai từng sống ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu như: Nậm Khao, Nậm Hàng, Bum Tở, Tạ Bả (huyện Mường Tè); Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ); Khổng Lào, Pa Vây Sử, Mai Ly Chải (huyện Phong Thổ); Phúc Than, Mường Than (huyện Than Uyên); Khun Há, Sơn bình, Bản Bo (huyện Tam Đường)... mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của lưới điện quốc gia, cảm nhận được sự thay đổi rõ nét về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, của từng gia đình khi điện về thắp sáng bản, làng, xua đi những cảnh nghèo tăm tối.
Điện về, bản làng bừng sáng với những âm thanh sôi động từ các tivi, đầu đĩa... Người dân được nghe những tin tức, thông báo kịp thời của chính quyền địa phương qua hệ thống loa phát thanh. Có điện, bà con được tiếp cận với khoa học - công nghệ mới, có điều kiện tiếp cận các mô hình làm kinh tế giỏi, những kinh nghiệm trong sản xuất, làm giầu chính đáng ở các địa phương trong cả nước. Trẻ em được vui chơi, ca hát, học bài dưới ánh điện sáng trưng, vĩnh biệt những ngày dài cặm cụi tìm "con chữ" dưới ngọn đèn dầu leo lét. Mạng lưới ý tế cơ sở được đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại...
Công nhân Cy Điện lực Lai Châu trên đường tác nghiệp đảm bảo lưới điện cung cấp an toàn, ổn định tới các bản làng.
Ông Hoàng Tư Phạ (bản Tả Pạ, xã Tả Pạ, huyện Mường Tè) vui vẻ: "Có điện, cuộc sống của chúng tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Giờ xay ngô, xay lúa tôi không phải đi cả ngày đường xuống thị trấn nữa mà đã có máy xay xát ngay tại xã".
Ông Đỗ Ngọc An - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu chia sẻ: Việc đưa điện tới các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Nhiều gia đình đã chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp, du canh, du cư sang sản xuất hàng hóa, định canh, định cư, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.
"Giai đoạn 2004-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Lai Châu đạt trên 13%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 60,75% xuống còn 23,48%... Thành quả này có sự đóng góp to lớn của ngành điện nói chung và PC Lai Châu nói riêng trong việc đầu tư, cấp điện lưới quốc gia cho các thôn, bản chưa có điện và mở rộng, nâng cao chất lượng điện cho nhân dân trong khu vực đã có điện trên địa bàn tỉnh" - ông An khẳng định.
Gian nan "cõng" điện ...
Với đặc thù địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hiểm trở, đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, không tập trung, để hoàn thành mục tiêu đưa điện lưới quốc gia về với 100% xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, PC Lai Châu và các đơn vị thi công đã gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Ngày nắng như đổ lửa, đi bộ, trèo đèo, lội suối đã vất vả, những ngày mưa khó khăn càng nhân lên gấp bội, khi công nhân phải đối diện với những nguy cơ về sạt lở đường, lở núi. Đáng nói, hệ thống giao thông đa phần đường núi, dốc, gập gềnh nên khi thi công, hầu như các đơn vị điện lực phải dùng sức người, phương tiện thủ công kéo dựng cột điện, máy biến áp, đưa vật tư, thiết bị lên núi, xuống đèo.
Ông Nguyễn Xuân Toàn - phụ trách thi công Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp và thương mại Tân Việt - chia sẻ: "Địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường nên đưa điện đến các xã vùng sâu, vùng xa của Lai Châu khó gấp hàng trăm lần so với đồng bằng. Có lúc chúng tôi phải dùng sức người để kéo cột điện vượt dốc hơn 10 km giữa lúc trời nắng như đổ lửa; khi tiến hành thi công lại thiếu nước trầm trọng. Có khi, vừa dựng xong cột thì gặp mưa lũ, cột điện bị cuốn phăng đi, phải làm lại từ đầu...".
Đó là chưa kể đến việc giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án điện gặp rất nhiều khó khăn do công trình lưới điện trải dài, đi qua nhiều địa bàn huyện, xã. Có những dự án phải mất tới 5-6 tháng mới xong khâu giải phóng mặt bằng.
Niềm vui của bà con ở bản làng xa xôi khi có điện, được xem tivi.
Trước những khó khăn đó, PC Lai Châu đã kịp thời động viên CBCNV và các nhà thầu nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, chủ động sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực triển khai các dự án đúng tiến độ. Đồng thời, công ty cũng phối hợp với chính quyền các địa phương vào cuộc một cách quyết liệt, tuyên truyền, vận động nhân dân bàn giao mặt bằng, giải phóng hành lang tuyến, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án.
Ông Cao Ngọc Lạc - Giám đốc PC Lai Châu - cho biết: "Có được thành quả ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của PC Lai Châu trong việc rà soát, tham mưu và đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc các phương án đầu tư, phù hợp với tiêu chí các nguồn vốn, lồng ghép các dự án phát triển và mở rộng lưới điện nông thôn đến các xã, thôn, bản chưa có điện; là quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của CBCNV Công ty Điện lực Lai Châu trong hơn 10 năm qua".
Cũng theo ông Lạc, thời gian tới, PC Lai Châu tiếp tục triển khai các chương trình điện khí hóa nông thôn, phấn đấu đến năm 2018, 100% thôn bản trên địa bàn tỉnh có điện, đến năm 2020, hầu hết các hộ dân trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia.
Theo Lao Động
Phát hiện hàm răng hóa thạch nghi của voi ma mút Một người dân ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nhặt được khối hóa thạch có hình thù rất lạ, giống như một hàm răng, nghi là hàm răng của voi ma mút. Người nhặt được khối hóa thạch nói trên là anh Nguyễn Văn Quang, ở khu 5, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hiện vật mà anh...