Việc hòa giải trong ly hôn được thực hiện như thế nào?
Thủ tục giải quyết ly hôn tại tòa án được quy định cụ thể về quyền của vợ/chồng trong việc yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn và các nội dung khác liên quan.
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại, và tranh chấp hôn nhân gia đình là không ngoại lệ. Các bên giải quyết tranh chấp tự nguyện tham gia, tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập. Hòa giải là hành vi của một bên thứ ba thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa và đi đến những thỏa thuận nhất đinh. Hòa giải bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau và có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp).
Trình tự, thủ tục hòa giải trong ly hôn tại Tòa án
Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.
Thành phần phiên hoà giải gồm có:
Video đang HOT
Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải;
Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải;
Người phiên dịch, (nếu đương sự không biết tiếng Việt);
Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Trong phiên hòa giải phải có mặt cả hai bên vợ chồng. Nếu vắng mặt một trong hai vợ chồng, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các bên biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ các nội dung: ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; địa điểm tiến hành phiên hoà giải; thành phần tham gia phiên hoà giải; ý kiến của các bên vợ chồng; những nội dung đã được các bên thoả thuận, không thoả thuận. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
Nếu vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ kiện ngộ độc bánh mì ở Bến Tre: Người ngộ độc thắng kiện
Ngày 17/8, TAND TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre) đã mở phiên hòa giải vụ kiện của 20 nguyên đơn trong việc đòi chủ tiệm bánh mì Minh Tuyến (TP Bến Tre) bồi thường thiệt hại do bị ngộ độc khi dùng bánh mì mua tại tiệm này vào tháng 5/2013.
Tại phiên hòa giải, hai phía nguyên đơn và bị đơn đã đạt kết quả hòa giải thành. Theo đó, hai bên nhất trí, chủ tiệm bánh mì Minh Tuyến (P. Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) sẽ bồi thường cho 20 nguyên đơn trên tổng cộng hơn 22 triệu đồng (gồm 17.809.000 đồng tiền thuốc điều trị và 4.205.000 đồng tiền mất thu nhập do phải nằm viện).
Sau 2 năm theo đuổi vụ kiện, những người ngộ độc đã thắng kiện trong việc đòi chủ cơ sở bánh mì bồi thường
Trước đó, ngày 12/8, TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm và chấp nhận kháng cáo của 2 nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hoàng và bà Nguyễn Thị Kim Thuyên (cùng ngụ TP Bến Tre) kiện đòi chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến bồi thường thiệt hại sức khỏe do bị xâm phạm.
Theo đó, cả hai vụ kiện tòa tuyên bà Võ Thị Minh Tuyến (SN 1982, chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến, ngụ TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Nguyễn Văn Hoàng số tiền 8.477.000 đồng; bồi thường cho bà Nguyễn Thị Kim Thuyên số tiền 2.125.000 đồng. Ngoài ra, cả hai vụ kiện bà Tuyến còn bị buộc phải chịu án phí tổng cộng 623 ngàn đồng.
Như vậy, phiên hòa giải này đã góp phần khép lại vụ kiện "ngộ độc bánh mì" mà Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bến Tre cùng 22 nguyên đơn đã kiên trì theo đuổi hơn 2 năm liền.
Như Dân trí đã thông tin từ ngày 22 đến 24/5/2013, có 173 người dân bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mì kẹp thịt mua từ cơ sở Minh Tuyến, trong đó có 163 người phải nhập viện điều trị.
Sau đó, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bến Tre đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, buộc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc theo quy định, phạt hành chính cơ sở Minh Tuyến 11 triệu đồng.
Minh Giang
Theo Dantri
Nhà thầu bao vây công trình Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng đòi nợ Trưa nay 11.8, hàng chục người dân cùng nhiều xe tải, xe ô tô đã kéo đến bao vây công trình xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng (thuộc khóm 3, P.5, TP.Sóc Trăng) để gây áp lực đòi nợ. Các nhà thầu phụ đến công trình xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng để đòi nợ...