Việc gì khó, có ông Mở
Không chỉ là một trong những cán bộ Hội Nông dân (ND) điển hình, ông Não Mở – Chi hội trưởng Hội ND thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) còn là người làm tốt công tác vận động hội viên, ND đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ ND và phong trào xây dựng nông thôn mới ( NTM) tại địa phương.
Chi hội trưởng năng động
Đang cấy ruộng lúa của gia đình, quần áo còn lấm lem bùn đất, nhưng khi thấy phóng viên đến hỏi chuyện, ông Mở vui vẻ lên bờ, cởi mở tâm sự. Ông Mở cho biết ông sinh ra và lớn lên ngay tại vùng đất này nên rất thấu hiểu cái khó của người ND. Đến nay, ông làm công tác hội đã hơn 10 năm và được bà con tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng hơn 6 năm nay. Ngoài việc chăm lo kinh tế cho gia đình, ông còn sẵn lòng giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn vay vốn để phát triển sản xuất và tuyên truyền, tạo điều kiện cho các hộ tham gia sinh hoạt trong Chi hội.
Ông Não Mở đang chia sẻ cách vận động người dân đắp đập dự trữ nước phục vụ sản xuất lúa. Ảnh: C.T
Video đang HOT
Theo ông Mở, ngày mới vào Hội, việc vận động người dân tham gia sinh hoạt hội gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc vận động hội viên đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ ND còn khó khăn hơn gấp bội. Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ tuyên truyền, phân tích cho bà con hiểu rõ về lợi ích của quỹ nên năm 2015, Chi hội ND thôn Thành Tín đã vận động bà con đóng góp được 3 triệu đồng, năm 2016 là 5 triệu đồng. Ông Mở đặt mục tiêu năm 2017 sẽ vận động được 7 triệu đồng.
Ông Mở cho biết, để thuyết phục bà con nhiệt tình tham gia công tác hội và đóng góp cho Quỹ Hỗ trợ ND, trước hết phải nắm được đặc điểm sản xuất tại địa phương và hoàn cảnh của từng gia đình. Ví dụ, tại thôn Thành Tín, bà con sản xuất 2 vụ lúa. Hết vụ thu hoạch, cứ vào cuối giờ chiều, ông Mở lại đến gõ cửa từng nhà dân để vận động, tuyên truyền về những lợi ích bà con được hưởng khi tham gia vào hội. Nhờ thế, số hội viên tại Chi hội ngày một tăng, việc vận động người dân tự nguyện đóng góp vào quỹ cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Thôn đi đầu NTM
Xác định Chương trình xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao của Đảng và Nhà nước nên mấy năm qua, ông Mở luôn là một trong những người gương mẫu, tích cực đi đầu trong các phong trào tại địa phương. Ông cho biết, muốn xây dựng NTM hiệu quả, cần có các mô hình sản xuất tốt, cho thu nhập cao. Từ năm 2012 đến nay, ông liên tục vận động bà con đóng góp hàng trăm ngày công lao động để làm bờ đê, đắp đập, nạo vét kênh mương, làm đường giao thông nội đồng, giúp việc sản xuất thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí…
Nhớ lại năm 2016, do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều làm tuyến kênh mương T8 bị hư hỏng tới 3 lần. Trước tình hình trên, ông Mở đã đứng ra vận động người dân tích cực tham gia làm mương để dự trữ nước. Sự vận động, kêu gọi của ông đã được người dân nhiệt tình ủng hộ. Với những việc làm có nhiều ý nghĩa của mình, từ năm 2012 đến nay ông Mở đã được Hội ND tỉnh Ninh Thuận trao nhiều giấy khen, bằng khen.
Ông Nguyễn Hữu Lương – Chủ tịch Hội ND xã Phước Hải cho biết, hiện toàn xã có 4 Chi hội ND, trong đó Chi hội Thành Tín là đơn vị có nhiều thành tích nổi bật nhất trong việc đóng góp quỹ và vận động người dân xây dựng NTM.
Theo Danviet
Bắc Ninh có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 9.2 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia ký quyết định công nhận thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, tại Quyết định số 183/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã công nhận thị xã Từ Sơn đạt chuẩn huyện NTM và Quyết định số 184/QĐ-TTg dành cho huyện Tiên Du hoàn thành tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn để trở thành huyện NTM. Đây là 2 đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh đạt chuẩn NTM. Bình quân các xã đạt chuẩn NTM của 2 huyện là gần 17 tiêu chí/xã.
Chăn nuôi chim công đang mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Ảnh: Trần Quang
Tính tới nay, toàn huyện Tiên Du có 13/13 xã đạt chuẩn NTM, huyện hoàn thành 9/9 chỉ tiêu xây dựng NTM cấp huyện. Tại các xã được công nhận đạt NTM, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm.
Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản, thương mại-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể năm 2015: Công nghiệp-xây dựng cơ bản 75,3%, thương mại-dịch vụ 16,6%, nông-lâm nghiệp thủy sản 8,1%.
Cùng về đích với huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, đến cuối năm 2016, huyện này đã có 5/5 xã đạt chuẩn NTM. Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về 15 lĩnh vực liên quan đến kết quả xây dựng NTM tại 5 xã khi các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM đều đạt trên 90%. Đến nay, Thị xã đã hoàn thành 9/9 chỉ tiêu xây dựng NTM cấp huyện.
Ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Đến nay, số tiêu chí xây dựng NTM trung bình của các xã trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt là 16,16 tiêu chí/xã (tăng 0,45% tiêu chí so với năm 2015) cao hơn vùng đồng bằng sông Hồng 0,76 tiêu chí. Trong đó, có 35 xã đạt chuẩn NTM, bằng 36,1% tổng số xã, cao hơn vùng đồng bằng sông Hồng 12,6%; 30 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 32 xã đạt từ 11 đến 14 tiêu chí và không còn xã nào dưới 11 tiêu chí".
"Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của Bắc Ninh đạt 31,6 triệu đồng/người/năm. Trong đó có nhiều vùng trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm" - ông Quỳnh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Cây, con mới làm nên "sức sống" nông nghiệp Thủ đô Đến hết năm 2016, Hà Nội đã có thêm 54 xã đạt tiêu chí để xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã hoàn thành NTM của toàn thành phố lên 255/386 xã. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng/người/năm... Những kết quả đó có phần đóng góp lớn của chuyển đổi cơ...