Việc đưa, nhận hối lộ tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành đã được phát hiện như thế nào?
Đầu năm 2020, dịch COVID- 19 xuất hiện, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc và lan rộng ra toàn thế giới.
Giải quyết vấn đề công dân Việt Nam ở nước ngoài trong đại dịch này, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tổ chức các chuyến bay giải cứu đối với những người có nguyện vọng về nước và giao Chính phủ tổ chức thực hiện. Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các nhóm lợi ích tại Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành đã trục lợi từ quyền cấp phép các chuyến bay và nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Khi giám đốc doanh nghiệp tố cáo hành vi sai phạm
Trong quá trình nắm tình hình, Cục An ninh đối ngoại, Bộ Công an có thông tin về việc một số công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước phải trả phí cao. Không chỉ phía người dân, một số doanh nghiệp cũng bị một số cơ quan có chức năng cấp phép đưa ra những yêu cầu gây khó khăn, nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp để họ phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ và thoả thuận về chi phí, đưa hối lộ cho các cá nhân được giao nhiệm vụ…, tạo ra dư luận không tốt về các chuyến bay giải cứu. Trước tình hình trên, Cục An ninh đối ngoại đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, chủ động nắm bắt thông tin.
Hành khách được đưa về khu cách ly.
Quá trình thu thập tài liệu xác định, khi đại dịch COVID -19 gây thiệt hại đặc biệt lớn, Đảng và Nhà nước đã yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp vào cuộc, chung tay cùng Chính phủ giải quyết các vấn đề trong đại dịch COVID, trong đó có vấn đề đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Nhưng một số lãnh đạo và cán bộ ở bộ, ngành trung ương và lãnh đạo tại một số địa phương được Chính phủ giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này lại đi ngược với mục tiêu đã đề ra, trục lợi trong hoàn cảnh cả thế giới và trong nước lâm vào cảnh khó khăn, chết chóc do đại dịch gây ra.
Hành vi vi phạm của các cá nhân đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước; làm thay đổi tính chất nhân đạo trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân cần đến Chính phủ trong đại dịch COVID 19 nói riêng; làm ảnh hưởng lòng tin của quần chúng nhân dân…
Từ tình hình trên, ngày 27/1/2022, Cục An ninh đối ngoại có văn bản kiến nghị và bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) tiếp nhận, khởi tố, điều tra làm rõ hành vi có dấu hiệu “Nhận hối lộ” của một số cá nhân là lãnh đạo, cán bộ của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong việc xét duyệt, cấp phép cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước tự trả phí (Chương trình “Combo”). Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, ngày 27/1/2022, Cơ quan ANĐT đã khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Video đang HOT
Quá trình điều tra vụ án, ngày 25, 26/12/2022, Cơ quan ANĐT Bộ Công an nhận được đơn của 2 bị can tố cáo một cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền để “lo” cho các bị can không bị xử lý.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 6/1, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại TP Hà Nội; ngày 29/3, ra Quyết định nhập vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại TP Hà Nội với vụ “Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố để điều tra theo quy định của pháp luật.
Lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để buộc doanh nghiệp phải “bôi trơn”, đưa hối lộ
Sau khi tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam vào tháng 2/2020, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đến tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức: công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyên bay do cơ quan Nha nươc phôi hơp tô chưc thực hiện và cach ly tai cơ sơ quân đôi. Công dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không phải trả tiền chi phí cách ly (goi tăt la chuyên bay “giai cưu”). Do kinh phí dành cho việc cách ly của người dân tại các cơ sở quân đội có hạn nên để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã có quy định về việc thu một số chi phí của công dân tại các cơ sở cách ly quân đội.
Việc tổ chức cách ly tại các cơ sở quân đội cho công dân nhập cảnh về nước bị giới hạn về số lượng người bởi cơ sở vật chất và khả năng đón tiếp của lực lượng quân đội. Trong khi đó, có rất nhiều công dân muốn về nước có điều kiện sẵn sàng trả chi phí cách ly tại các cơ sở dân sự. Do đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 vào ngày 2/11/2020 và 13/11/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức thí điểm 10 chuyến bay công dân tự nguyện trả phí toàn bộ (gọi tắt là chuyến bay “Combo”). Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “Combo” song song với các chuyến bay “giải cứu” đến hết tháng 1/2022.
Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã cấp phép và đã tổ chức được trên một nghìn chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là thực hiện chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân, mục đích cao nhất là bảo vệ an toàn tình mạng, sức khỏe cũng như tài sản cho người dân. Chủ trương kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước, ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
Mặc dù trong hoàn cảnh diễn biến của đại dịch rất phức tạp, đòi hỏi việc tổ chức triển khai chủ trương nhân đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, trách nhiệm. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, đã có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền, từ đó một số cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay, tạo cơ chế “xin- cho” buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để “bôi trơn”, đưa hối lộ…. Cụ thể:
Tại Văn phòng Chính phủ (VPCP), một số cá nhân thuộc Vụ Quan hệ Quốc tế (QHQT) và lãnh đạo VPCP đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, đề xuất thẳng lên lãnh đạo Chính phủ duyệt chủ trương cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp, bỏ qua quy trình giám sát, đề xuất của Tổ công tác 5 Bộ trong việc thẩm định, đưa ra ý kiến đối với kế hoạch tổ chức các chuyến bay, qua đó nhận hối lộ của doanh nghiệp.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021, VPCP chỉ là đơn vị có chức năng tham mưu, đề xuất trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt chuyến bay trên cơ sở đề nghị, thống nhất của Bộ Ngoại giao và Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ; nhưng VPCP vẫn trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp để báo cáo lãnh đạo Chính phủ phê duyệt chuyến bay không thông qua Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ, tạo thế bị động cho các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. Trước sự việc này, Bộ Ngoại giao đã tham mưu và ngày 29/4/2021, Thủ tướng Chính phủ (TTgCP) ban hành Thông báo số 82/TB-VPCP về việc giao Bộ Ngoại giao làm đầu mối tổng hợp số lượng các chuyến bay, thống nhất trong Tổ 5 Bộ để thực hiện. Từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, Bộ Ngoại giao phát hành văn bản về kế hoạch thực hiện các chuyến bay đều đề xuất lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Ngoại giao là đơn vị chủ trì đề xuất kế hoạch cấp phép chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ.
Tại Bộ Ngoại giao, với nhiệm vụ chính là bảo hộ công dân Việt Nam tại nước ngoài và quản lý danh sách công dân Việt Nam đăng ký nhu cầu về nước nhưng khi các doanh nghiệp triển khai chuyến bay “combo” được cấp phép thì một số Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã không kịp thời thực hiện hết và đúng trách nhiệm bảo hộ công dân, mà còn thỏa thuận, yêu cầu doanh nghiệp chia lợi nhuận theo từng chuyến bay hoặc chi tiền theo số công dân được về nước, thu tiền của công dân vượt so với quy định. Ở trong nước, Bộ Ngoại giao là đầu mối chủ trì xin duyệt cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp, nhưng một số cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn không chỉ nhận tiền hối lộ của các doanh nghiệp để chấp thuận cấp phép chuyến bay, mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp chưa chi tiền hối lộ khi triển khai các chuyến bay, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và người dân. Hành vi nhũng nhiễu của những cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn tại Bộ Ngoại giao đã tạo ra “thị trường” mua bán giấy cấp phép chuyển bay giữa doanh nghiệp với Bộ Ngoại giao và sang nhượng quyền được tổ chức các chuyến bay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Tại Bộ Giao thông vận tải, một số cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi, làm trung gian môi giới hối lộ hoặc nhận hối lộ để cấp phép bay tăng số lượng công dân về nước theo phê duyệt của Tổ công tác 5 Bộ.
Tại Bộ Y tế là cơ quan được giao nhiệm vụ tham gia kiểm soát dịch bệnh và tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an là cơ quan giải quyết thủ tục cho công dân Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh về nước, một số cán bộ cũng lợi dụng vai trò, chức năng, nhiệm vụ được phân công, cố ý tạo khó khăn, nhũng nhiễu để đòi hỏi, ép buộc các doanh nghiệp phải chi tiền mới chấp thuận giải quyết chuyến bay.
Tại địa phương, một số bị can tại UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Nam…, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của đại diện các doanh nghiệp khi phê duyệt chủ trương cách ly công dân về nước. Ngoài ra, trong vụ án có 2 bị can là chủ các doanh nghiệp trong quá trình bị điều tra về hành vi “đưa hối lộ” để xin cấp phép chuyến bay, lại tiếp tục tìm cách móc nối, tiếp xúc với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa hối lộ nhằm “chạy án”. Quá trình “chạy án” đã bị 1 cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.
Cựu PGĐ Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc nhận 42,8 tỷ đồng 'chạy án'
Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, bị cáo buộc nhận 42,8 tỷ đồng giúp hai doanh nhân không bị xử lý hình sự trong vụ án "chuyến bay giải cứu".
Ngày 4/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố 54 người về 5 tội: Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối hộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ, UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan khi thực hiện các chuyến bay giải cứu.
Trong số này, ông Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Công an Hà Nội) bị đề nghị truy tố về tội Môi giới hối lộ.
Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.
Theo cáo buộc, ông Nguyễn Anh Tuấn không có chức năng, nhiệm vụ trong việc điều tra, xử lý vụ án do Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra. Với mục đích muốn giúp cho các cá nhân Nguyễn Thị Thanh Hằng (Tổng giám đốc Công ty du lịch Bầu trời xanh), Lê Hồng Sơn (Phó tổng giám đốc công ty này) không bị xử lý hình sự, từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022, ông Tuấn nhận lời giúp làm trung gian và nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng.
Sau đó, ông Tuấn liên hệ, gặp gỡ, tác động, đưa tiền cho Hoàng Văn Hưng (nguyên cán bộ công an) để "lo" cho Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Hồng Sơn không bị xử lý hình sự. Cơ quan An ninh điều tra đánh giá hành vi của ông Nguyễn Anh Tuấn xét về bản chất đủ yếu tố cấu thành tội Môi giới hối lộ.
Kết quả điều tra xác định bị can Nguyễn Anh Tuấn đã nhận từ Nguyễn Thị Thanh Hằng tổng số tiền hơn 2,6 triệu USD. Ông Tuấn khai đã sử dụng 400.000 USD và đưa cho ông Hoàng Văn Hưng trên 2,2 triệu USD để "lo" cho Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan An ninh điều tra xác định chỉ có đủ căn cứ kết luận ông Hoàng Văn Hưng nhận 800.000 USD từ Nguyễn Thị Thanh Hằng thông qua Nguyễn Anh Tuấn để "lo" cho Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự. Nhà chức trách chưa đủ căn cứ kết luận ông Hưng nhận hơn 1,4 triệu USD còn lại. Do đó, ông Nguyễn Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm đối với số tiền này.
Cơ quan An ninh điều tra xác định hành vi của bị can Nguyễn Anh Tuấn phạm vào tội Môi giới hối lộ, với số tiền môi giới hối lộ là 2,65 triệu USD (tương đương gần 62 tỷ đồng). Trong đó, ông Nguyễn Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 1,85 triệu USD (tương đương gần trên 42,8 tỷ đồng).
Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Anh Tuấn thành khẩn khai báo hành vi của bản thân và các cá nhân có liên quan, góp phần giúp Cơ quan An ninh điều tra làm rõ nhiều tình tiết của vụ án. Ngoài ra, gia đình bị can đã nộp khắc phục 460.000 USD.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 25 từ ngày 10 đến ngày 12/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định khai trừ ra khỏi Đảng thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn do có những vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tiếp nhận công dân Việt Nam về nước trong đại dịch.
Những quan chức nhận hối lộ trong các đại án Hàng loạt cán bộ giữ vị trí quan trọng tại các bộ, ngành, địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ trong các đại án do Bộ Công an phanh phui. Cuối năm 2021 và năm 2022, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến các đại án được Bộ Công an khởi tố điều tra. Các vụ án lớn có thể...