Việc của nhà anh?
Ngày bố xuất viện, em đang đi công tác hai ngày. Cửa nhà vắng lạnh, nhưng trên bàn vẫn có hoa tươi em cắm, trong tủ lạnh còn vài món ăn nhẹ em ưa thích.
Dù hôm trước, trong bữa cơm vội vàng lúc anh tạt về nhà lấy thêm chút vật dụng, em nhấm nhẳng bảo: “Tháng này chắc cả nhà ăn nước tương. Số tôi đúng là quá khổ!”.
Đó cũng là thái độ em dành cho việc anh phải chăm sóc bố đang nằm viện. Điều quan trọng nhất, tiền lương đợt này anh chẳng thể phụ em vài triệu như thường lệ, vì phải đóng viện phí, trang trải những khoản thuốc thang lặt vặt. May mà có lương đúng ngày, anh còn xoay xở được. Chứ nếu đợi em “đi mượn”, thì chẳng biết thế nào.
Mỗi lần cần xài chút tiền cho phía bên anh, sao mà khó khăn đến vậy. Câu trả lời quen thuộc luôn là: Đưa có bao nhiêu mà cứ hỏi hoài, lấy đâu ra? Anh e dè, rào trước đón sau, ướm đặt đủ thứ. Em không phải bà vợ “ngân hàng một chiều”, chỉ có cất vô không lấy ra trong những vấn đề chi dùng khác, em chỉ đặc biệt tiếc tiền khi anh phải lo toan cho bố mẹ. Trong suy nghĩ của em, bố hay “chuyện bé xé ra to”, “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”, nên em dửng dưng không quan tâm, thăm hỏi gì.
Video đang HOT
Em luôn miệng cho rằng anh chẳng biết xài tiền, có đồng nào tiêu ngay đồng ấy. Hỡi ơi, anh chỉ là một nhân viên quèn, lương ba cọc ba đồng, muốn dành dụm cũng không có cơ hội. Nhà anh lại nặng gánh, anh đâu thể thờ ơ nhìn bố mẹ đau ốm mà không tiền thang thuốc. Chỉ vậy thôi, mà em thường xuyên xa gần rằng, trên đời này hình như chỉ mỗi anh là có cha mẹ, người khác chắc là không có. Sao ba mẹ em ít khi nào than mệt, than ốm, mà bố mẹ anh cứ liên tục thế này? Có nhiều người thật không biết nghĩ cho con cái chút nào…
Chị dâu vào thăm bố, mang theo chút cháo. Em bóng gió những lời khó nghe như “lấy lòng”, “bày đặt”, “có hiếu quá sao không rước về nuôi đi”. Anh nghe mà đắng lòng, chỉ sợ tới tai ông bà nội tụi nhỏ. Bất kỳ một người đàn ông bình thường nào cũng khổ sở bất lực vì không thể hết lòng phụng dưỡng cho bố mẹ. Anh càng buồn hơn, khi em coi như đó là việc riêng của anh, chẳng liên quan gì tới mẹ con em. Lý lẽ của em rằng, hồi ba em bệnh, thì em cũng chỉ đến thăm một lần, đâu thể bỏ mặc mọi thứ để mà trông nom, chăm sóc. Anh không muốn phân tích rạch ròi, chỉ muốn có lúc nào đó chia sẻ cùng em cảm giác, em đang đối xử với anh dường như không phải người thân, mà lạnh lùng sòng phẳng đến không ngờ.
Vậy mình đang là gì của nhau đây? Anh biết em vẫn còn để bụng chuyện xa xưa, khi mình chuẩn bị kết hôn, anh đã “quên” không thành thật với em việc bố mẹ anh sức khỏe kém, bố anh tính khí có phần khó chịu, thất thường. Em về làm dâu với cảm giác “bị lừa”, từ mà em cay đắng thốt lên sau vài lần mình cãi cọ, chung quy cũng liên quan tới bố mẹ anh. Nhiều năm qua, anh đã cố gắng làm việc, thậm chí nín nhịn khi em có phần quá đáng, coi như một cách bù đắp những thiệt thòi mà em cho rằng, vì lấy anh nên em phải gánh chịu. Nhưng lần này… Anh buồn thật nhiều, cảm giác người vợ mình đang chung sống sao mà xa lạ, lạnh lùng đến vậy.
Theo VNE
Mẹ già đau ốm nuôi con bị chất độc da cam
Đi khám bệnh, cụ Quyên mới hay, bản thân mình đã bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc da cam, nên các con cụ cũng trở thành nạn nhân của chất độc quái ác kia. Nhưng, lúc cụ phát hiện ra điều đó, cũng là lúc người chồng bỏ đi biệt tích, để lại 2 mẹ con ốm yếu, rau cháo nuôi nhau đến nay cũng đã gần 50 năm trời...
Chúng tôi tìm đến khu phố 1, phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị để tìm gặp cụ bà Bùi Thị Quyên, đã 84 tuổi đau ốm mà phải nuôi đứa con là nạn nhân chất độc da cam. Cụ Quyên ngậm ngùi kể rằng, số phận thật nghiệt ngã, từ khi cụ lấy chồng sau 3 lần sinh nở, thì 2 lần cụ phải nuốt nước mắt trong đau đớn, vì những đứa con sinh ra đều lần lượt qua đời. Người con gái thứ 3 may mắn sống sót, nhưng lại bị liệt chỉ nằm được một chỗ, không ý thức được sự việc xung quanh, chỉ biết la hét, rên rỉ những lúc trái gió trở trời.
Đi khám bệnh, cụ Quyên mới hay, bản thân mình đã bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc da cam, nên các con cụ cũng trở thành nạn nhân của chất độc quái ác kia. Nhưng, lúc cụ phát hiện ra điều đó, cũng là lúc người chồng bỏ đi biệt tích, để lại 2 mẹ con ốm yếu, rau cháo nuôi nhau đến nay cũng đã gần 50 năm trời.
Từng ấy thời gian người mẹ già ngày đêm chăm bẵm nuôi đứa con thơ dại, đến nay đã hơn 40 tuổi, nhưng ý thức vẫn như từ lúc mới sinh. Mỗi lần con rên, con hét vì đau đớn thì cụ không biết gọi ai, chỉ biết ôm con mà khóc. Đã không ít lần cụ nghĩ đến cái chết, nhưng hình ảnh đứa con bệnh tật, không ai chăm sóc đã khiến cụ chịu đủ mọi cực khổ, hy sinh vất vả tất cả cũng chỉ vì con. Ngày ngày, cụ đi lại xung quanh xóm xem ai thuê gì thì làm nấy, rồi được sự hỗ trợ của bà con cụ mở một quán bánh kẹo nhỏ để kiếm kế mưu sinh. Đồng tiền làm ra ít ỏi không đủ ngày 3 bữa cơm, khiến cho cụ chỉ hy vọng sống tạm qua ngày, chứ chẳng dám mơ đến tiền thuốc thang chạy chữa cho con mình.
Cụ Quyên đang chăm sóc đứa con bị di chứng chất độc da cam.
Và, một tai họa lại ập xuống 2 mẹ con, khi vào cuối năm 2012, trong một lần gánh hàng ra bán, vì tuổi già sức yếu, lại thức suốt ngày đêm để trông con nên cụ bị ngã gãy một chân. Đến nay, dù được bà con lối xóm tận tình giúp đỡ nhưng việc đi lại của cụ rất khó khăn.
Ngày ngày, cụ lấy chiếc ghế nhựa làm điểm tựa để di chuyển trong nhà. Biết thân mình lo chưa xong, cụ đành năn nỉ người họ hàng xa cùng chăm sóc đứa con gái. Thế nhưng, cụ biết, đâu có ai thương con bằng mẹ để mà nhờ cậy mãi được. Vì vậy, hơn nửa năm nay, hình ảnh người mẹ già ngày đêm bò trên mặt đất để lo cho người con bệnh tật từng bữa rau, bữa cháo,giấc ngủ cho không ít người trong khu xóm nhỏ phải rơi nước mắt vì thương cảm.
"Tui biết, sức tui thì chẳng còn sống được bao lâu. Bây giờ, tui chỉ lo cho đứa con gái tội nghiệp này thôi. Cha nó thì bỏ đi lúc lọt lòng, bệnh tật thì hành hạ suốt mấy chục năm, giá mà tui đổi được nỗi đau mà con đang chịu thì có chết cũng cam lòng", cụ Quyên ngậm ngùi chia sẻ.
Ông Đỗ Cao Thắng, Chủ tịch UBND phường 1, TP Đông Hà, cho biết: "Hoàn cảnh của cụ Quyên thì quá vất vả và đáng thương. Chính quyền địa phương cũng có hỗ trợ theo quy định của Nhà nước, song việc hỗ trợ đó không đáng là bao. Mong sao các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân có tấm lòng vàng chia sẻ bớt nỗi khó khăn với gia đình cụ Quyên..."
Theo Cand.com
7 lý do giảm "ham muốn" ở phụ nữ Bạn thường xuyên không ham muốn "chuyện ấy"? Nếu vậy, bạn không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều cuộc khảo sát vừa được tiến hành ở Mỹ cho thấy, phụ nữ ngày nay dành ít thời gian cho chuyện "chăn gối" hơn so với những năm của thập niên 1950. Và các chuyên gia ước lượng rằng, có khoảng 40 triệu phụ...