Việc cần làm ngay khi bị chó, mèo cắn
Khu nhà tôi có nuôi rất nhiều chó. Vừa qua có trường hợp bị chó cắn khiến tôi rất lo lắng. Xin quí báo tư vấn nếu chẳng may bị chó cắn thì cần xử lý thế nào?
Hoàng Liên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng virus xâm nhập chỗ vết cắn. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Sau đó cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế.
Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn con vật đó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người.
Tuy nhiên nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.
Đắk Lắk ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa có một trường hợp tử vong do bệnh dại.
Bệnh nhân N.Đ.H., sinh năm 2001, dân tộc Tày, ở thôn 6B, xã Ea Wy, huyện Ea H'leo. Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân bị chó nhà hàng xóm cắn ở kẽ ngón tay cái và ngón trỏ bàn tay bên phải. Hai ngày sau, con chó đã chết nhưng bênh nhân không đi tiêm vaccine phong dai.
Bác sĩ thú y Đắk Lắk tiêm vaccine phòng dại cho chó.
Ngày 20/3 bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, biểu hiện sơ gio, sơ nươc, sơ anh sang. Chiều 22/3, bệnh nhân được người nhà đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/ nhiễm trùng không rõ tiêu điểm.
Đến khoảng 22h cùng ngày, người nhà xin chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh. Sáng 23/3, sau khi vào Bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh được một thời gian ngắn, người thân tiếp tục xin cho bệnh nhân về nhà. Trên đường về, bệnh nhân đã tử vong lúc 10h30 phút cùng ngày.
Từ đầu năm đến nay, đây là trường hợp thứ 3 tử vong do bệnh dại tại Đắk Lắk./.
Bé 12 tuổi mắc uốn ván do giẫm phải đinh Trong khi đi chăn bò, em M.A.H giẫm phải đinh. 2 ngày sau em lên cơn co giật, cứng toàn thân, cứng hàm... Theo lời kể của gia đình, bé H. giẫm vào đinh có vết thương vào ngón 5 chân phải. Do chủ quân, nghĩ chỉ chảy máu đơn thuần, em không sơ cứu và không đi khám ở trạm y tế...