VIDEO: Việt Nam đã làm thế nào để có 120 triệu liều vaccine COVID-19 trong năm 2021?
Bộ Y tế tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vaccine phòng COVID-19.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay nhu cầu vaccine trên toàn cầu rất lớn, Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19 để có thể tăng độ bao phủ tiêm chủng cho người dân Việt Nam sớm nhất và nhanh nhất.
Tuy nhiên, do Việt Nam là nước triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, kiểm soát dịch tốt nên việc cung ứng vaccine của các nước cho Việt Nam vẫn theo lộ trình, kế hoạch mà các nhà sản xuất, phân phối đã đưa ra.
Đến nay, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, Việt Nam đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.
VIDEO: Toàn cảnh cuộc đàm phán của Việt Nam để có 120 triệu liều vaccine trong năm 2021
Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành, khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 để có nguồn vaccine sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết tới đây, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vaccine phòng COVID-19.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vaccine.
Hậu trường đàm phán mua 30 triệu liều vaccine Covid-19 đầu tiên Việt Nam
Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) đã đầu tư mạo hiểm 30 triệu USD từ rất sớm để có quyền mua 30 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho Việt Nam.
Đây là lần đầu VNVC tiết lộ chi phí đã đầu tư để đàm phán mua thành công lô hàng 30 triệu liều vaccine Covid-19 do AstraZeneca và Đại học Oxford nghiên cứu, sản xuất. Đến nay lô hàng này mới được giao hai lần, một lần hơn 117.000 liều hồi tháng 2, lần sau giao hơn 288.000 liều vào cuối tháng 5.
Tại Việt Nam hiện chỉ có VNVC thành công mua được vaccine Covid-19. Việt Nam còn một nguồn vaccine Covid-19 khác là từ cơ chế Covax của Liên Hợp Quốc cung cấp miễn phí, đã giao được hai đợt với tổng cộng gần 2,5 triệu liều. Số vaccine đã giao đang được Bộ Y tế sử dụng để tiêm miễn phí cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Hệ thống Cung ứng của VNVC, ngày 1/6 cho biết để đàm phán thành công hợp đồng mua, ngay từ đầu năm 2020 khi vaccine của AstraZeneca còn đang giai đoạn nghiên cứu lâm sàng, công ty đã chủ động xin ý kiến Bộ Y tế về việc đầu tư mạo hiểm. Với sự ủng hộ khi ấy của Bộ Y tế, để tiếp cận chủ động và kịp thời nguồn vaccine, VNVC đã đặt cọc gần 30 triệu USD (gần 690 tỷ đồng), để nhận được quyền mua vaccine với mức giá ưu đãi "sau khi vaccine chính thức được lưu hành".
"Khi ấy chúng tôi xác định nếu rủi ro, chỉ riêng VNVC chịu. Còn thành công, hàng chục triệu người dân sẽ được bảo vệ sức khỏe, góp phần quan trọng vào chiến dịch tiêm chủng toàn dân mà Chính phủ và Bộ Y tế đã chủ trương ngay từ khi Covid-19 bùng phát", bà Hà chia sẻ.
Ngoài đầu tư tài chính, VNVC còn phải chứng minh với nhà sản xuất vaccine về các năng lực nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, triển khai tiêm chủng và cam kết bình đẳng, chống gian lận, chống phá giá, tăng giá trong triển khai tiêm chủng... để đảm bảo các tiêu chí "công bằng vaccine" mà nhà sản xuất hướng tới. Đây được xem là rào cản đối với nhiều đơn vị khi tiếp cận, đặt mua vaccine.
Đàm phán và ký kết hợp đồng thành công, VNVC trở thành đơn vị đầu tiên mua vaccine Covid-19 tại Việt Nam và là một trong ba đơn vị được AstraZeneca lựa chọn phân phối vaccine với số lượng lớn tại Việt Nam, bên cạnh Covax Facility và UNICEF.
Lô vaccine thứ hai với gần 288.000 liều trong hợp đồng 30 triệu liều Bộ Y tế mua thông qua VNVC hiện đang ở trong kho lạnh 2-8 độ C tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.
Đến nay, hai đợt vaccine AstraZeneca, với 405.200 liều, trong hợp đồng 30 triệu liều trên đã về đến Việt Nam. Hai lô hàng này đã được VNVC chuyển giao cho Bộ Y tế, theo nguyên tắc phi lợi nhuận để phục vụ nhu cầu chống dịch cấp bách. Tức, giá vaccine chuyển giao bằng đúng giá VNVC đã mua của hãng. Các chi phí khác như thuế VAT, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản... đã phát sinh trước thời điểm chuyển giao thì VNVC tự chi trả, không tính vào giá chuyển nhượng. Ước tính cho toàn bộ hợp đồng, các chi phí này lên tới hàng chục tỷ đồng.
Dự kiến, hơn 29 triệu liều vaccine còn lại sẽ được nhập khẩu về trong những tháng tiếp theo. Đại diện VNVC chia sẻ sẵn sàng tiếp tục chuyển giao phi lợi nhuận toàn bộ số vaccine này cho Bộ Y tế.
Chiến dịch tiêm phòng lớn nhất Việt Nam
Việt Nam khởi động chiến dịch tiêm phòng Covid-19 bằng vaccine AstraZeneca từ ngày 8/3, với lô đầu tiên hơn 117.000 liều do VNVC mua. Đây được xem là chiến dịch tiêm phòng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhóm ưu tiên tiêm là bác sĩ, nhân viên tham gia phòng chống dịch, nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ xuất nhập cảnh, công an, quân đội... Thời điểm này, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên ở châu Á tiếp cận và triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19.
Sau đó, Việt Nam đã nhận thêm ba đợt vaccine, đều của hãng AstraZeneca, tổng gần 2,9 triệu liều. Đợt thứ hai và ba, vaccine do cơ chế Covax cung cấp, lần lượt là 811.200 và 1.682.400 liều; đợt thứ 4 gần 288.000 liều, về đêm 25/5, trong hợp đồng mua của VNVC.
Hiện, Việt Nam đã hoàn thành hai đợt tiêm phòng Covid-19, trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Có 1.021.085 liều đã được tiêm, trong đó 28.821 người đã được tiêm đủ hai mũi.
Covax Facility dự kiến cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều miễn phí,trong năm 2021. Bộ Y tế đã đặt mua thêm 10 triệu liều từ Covax, theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Bộ Y tế cũng khuyến khích, tạo điều kiện "mở tất cả các cửa" cho các địa phương chủ động mua và tiếp cận mọi nguồn vaccine, để sớm có vaccine cho toàn dân.
Tại cuộc họp trực tuyến chống dịch sáng 29/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích 4 phương thức mà các nước đang tiếp cận vaccine Covid-19 hiện nay.
Thứ nhất, một số nước đã đầu tư hàng tỷ USD cho các công ty trong nước nghiên cứu, sản xuất vaccine. Như Mỹ đầu tư khoảng hai tỷ USD cho Pfizer, Anh đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD cho AstraZeneca. Họ đầu tư sớm, kinh phí lớn nên được có vaccine dùng sớm nhất và được ưu tiên mua lại vaccine trước.
Nhóm thứ hai là các nước tham gia thử nghiệm sản xuất như Ấn Độ, Brazil. Họ được nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm vaccine lâm sàng, nên cũng thuộc nhóm ưu tiên có vaccine trước.
Nhóm thứ ba là các nước đầu tư từ sớm, ngay khi vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu vaccine thành công, họ sẽ được ưu tiên mua, nếu không thành công thì phải chấp nhận rủi ro mất chi phí đầu tư. Việt Nam, Israel, Singapore là một trong số các nước thuộc nhóm này.
Nhóm thứ tư là các nước còn lại, chủ yếu dựa vào nguồn cung của Covax. Việt Nam cũng được cung ứng vaccine Covid-19 từ phương thức này.
Diễn biến dịch 1/6: Bắc Giang hơn 100 ca mắc, dịch lan 20 quận huyện TPHCM TPHCM đã ghi nhận hơn 200 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Việt Nam cũng đã có bệnh nhân Covid-19 thứ 48 tử vong. Trong ngày 1/6, cả nước ghi nhận 251 ca Covid-19 , trong đó có 250 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bắc Giang vẫn là điểm nóng nhất cả nước khi...