Video: Tiêm kích F-35 của Mỹ loay hoay tiếp cận vòi tiếp liệu trên không
Tiêm kích F-35B của Mỹ nhiều lần tiếp cận hụt vòi tiếp liệu trên máy bay tiếp liệu Airbus A330 MRTT của Anh, đây không phải lần đầu tiên tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ gặp khó khăn trong thao tác này.
Đoạn video ghi lại cảnh tiêm kích F-35 nhiều lần tiếp cận không thành công với vòi tiếp liệu trên không được kỹ thuật viên hàng không người Anh Jeff Rice đăng trên trang Facebook cá nhân của mình. Đoạn phim được ghi lại khi các tiêm kích F-35B của Mỹ tiếp cận máy bay tiếp liệu Airbus A330 MRTT trong chuyến bay vượt Đại Tây Dương.
Đây không phải lần đầu tiên tiêm kích F-35 của Mỹ gặp vấn đề khi tiếp liệu, theo báo cáo của Lầu Năm Góc, tính từ tháng 4/2014 đến tháng 8/2017, các phiên bản của tiêm kích F-35B và F-35C hơn 20 lần gặp khó khăn trong việc tiếp liệu trên không.
(Nguồn: RIA Novosti)
Theo VTC
Tàu đổ bộ Mỹ đem tiêm kích tối tân nhất áp sát Triều Tiên
Quân đội Mỹ mới tăng cường năng lực tác chiến ở Thái Bình Dương bằng sự xuất hiện của tàu đổ bộ USS Wasp trang bị chiến đấu cơ F-35B mà Triều Tiên không thể phát hiện.
USS Wasp trông giống như một tàu sân bay thu nhỏ.
Theo CNN, Wasp giống như một tàu sân bay thu nhỏ, có lượng giãn nước 40.000 tấn, dài 257 m. Tàu được chế tạo vào những năm 1980 và mới nâng cấp để mang theo các chiến đấu cơ tàng hình F-35B
Các chiến đấu cơ tàng hình F-35B đem đến ưu thế lớn cho Mỹ trong bất kỳ một cuộc xung đột nào có liên quan đến Triều Tiên, vì radar của Bình Nhưỡng không thể phát hiện được loại máy bay này.
Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm Thông tin Tình báo Liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nói trên CNN: "Wasp giúp hải quân Mỹ có thêm lựa chọn tác chiến. Các tàu chiến Mỹ giống như một lãnh thổ quốc gia theo luật pháp quốc tế, nên việc này giống triển khai F-35B trên mảnh đất di động".
"Khác với căn cứ của Mỹ ở nước ngoài, hải quân Mỹ có thể thể phóng máy bay từ tàu USS Wasp mà không cần phải thông báo, không phụ thuộc vào sự cho phép của nước sở tại", ông Chuster, hiện là Giáo sư Đại học Thái Bình Dương Hawaii nói.
Andrew Smith, cựu thuyền trưởng tàu Wasp nói: "Động thái này đảm bảo rằng Mỹ có mọi trang thiết bị quân sự hiện đại nhất trong khu vực".
Tiêm kích tàng hình F-35B cất cánh từ tàu sân bay.
Mặc dù USS Wasp có kích thước bằng một nửa so với siêu tàu sân bay USS Ronald Reagan, việc triển khai tàu chiến này tạo cảm giác Mỹ đang có một tàu sân bay thứ 2 trong khu vực.
Tuy vậy, tàu đổ bộ tấn công có những hạn chế nhất định so với tàu sân bay. USS Wasp không có máy phóng phục vụ máy bay hạng nặng. Các tiêm kích F-35B triển khai hoạt động trên Wasp sẽ cất hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Điều đó có nghĩa là nó không thể mang theo lượng vũ khí và nhiên liệu tối đa.
"Nguyên tắc trong cất hạ cánh thẳng đứng là phải giảm 50% nhiên liệu và vũ khí", ông Schuster nói. Bên cạnh đó, tàu đổ bộ mang theo ít máy bay hơn và không thể triển khai máy bay cảnh báo sớm.
Với những hạn chế này, Wasp cần phải hoạt động cùng với một tàu sân bay lớp Nimitz trong tình huống khẩn cấp.
Tàu USS Wasp xuất hiện ở Thái Bình Dương trong bối cảnh Hàn Quốc và Triều Tiên đang tìm cách giảm nhiệt căng thẳng. Bình Nhưỡng và Seoul sẽ tiến hành đàm phán về việc gửi các vận động viên Triều Tiên đến Thế vận hội Mùa Đông diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 9-24.2.
Wasp sẽ duy trì sự hiện diện tại căn cứ Sasebo, Nhật Bản thay thế cho tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Tàu này hiện chưa được nâng cấp để mang theo tiêm kích F-35B.
Theo Danviet
F-35 sẽ khuấy đảo cuộc chiến Trung Đông năm 2018 Máy bay tiêm kích mới của Mỹ F-35 có thể xuất hiện trong các cuộc chiến vào năm 2018, tờ Popular Mechanics cho biết Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ thử nghiệm F-35 ở Trung Đông Popular Mechanics dẫn nguồn tin từ The Marine Corps Times cho biết, Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ gửi những chiếc máy bay F-35 đến hai đơn...