Video: Nửa đêm gấu phá hàng rào, đột nhập căn cứ quân sự Nga
Quân đội Nga là một trong những lực lượng quân sự hàng đầu thế giới, nhưng chỉ cần một con gấu cũng có thể dễ dàng đột nhập vào căn cứ, nơi có các chiến đấu cơ MiG-31.
Theo Daily Star, đoạn video quay vào ban đêm, cho thấy cảnh con gấu to lớn dùng hết sức phá hàng rào bảo vệ căn cứ không quân Nga ở vùng Kamchatka Krai.
Con gấu không ngừng phá hàng rào thép, cho đến khi hàng rào đổ sập hẳn. Video kết thúc với cảnh sinh vật to lớn trên bước vào trong căn cứ quân sự Nga.
Căn cứ này là nơi đóng quân của đơn vị chiến đấu cơ số 865. Các bức ảnh chụp vệ tinh cho thấy tại căn cứ có các tiêm kích MiG-31.
Phát ngôn viên căn cứ nói may mắn là con gấu không làm gián đoạn lịch trình bay và không có máy bay nào cất và hạ cánh trong thời điểm đó.
Khoảnh khắc con gấu đột nhập vào căn cứ quân sự Nga.
Mất khoảng một giờ để các nhân viên bảo vệ động vật địa phương đến đưa con gấu đi.
Một người xem video nói đùa: “Khi đến sân bay muộn, không gì tốt hơn là tìm đường ngắn nhất”. Người thứ hai nói: “Liệu Mishka có đi nghỉ mát cùng con gấu hay không?” – ám chỉ câu chuyện nổi tiếng trên truyền hình Nga về gấu Mishka.
Người thứ ba bình luận: “Con gấu muốn rời khỏi thị trấn, đáp chuyến bay đến nơi khác. Mọi người chỉ đơn giản là không hiểu nó”.
Nhưng những người thực tế hơn thì nói rằng con gấu đang đi tìm thức ăn. Việc gấu vào làng, nơi có con người sinh sống để tìm đồ ăn không còn lại chuyện hiếm ở Nga.
Theo Danviet
Hành động phi pháp trên Biển Đông, Trung Quốc đang tự hủy hoại uy tín của mình
Giới chuyên gia quốc tế thực sự quan ngại trước những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cho rằng đó là sự tự hủy hoại uy tín của Bắc Kinh.
Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp, biến nơi đây thành căn cứ quân sự Ảnh chụp màn hình SCMP
Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào hoạt động thăm dò nhiều ngày liên tại khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế cũng như xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam.
Những đánh giá này tiếp tục được đưa ra khi Thanh Niên phỏng vấn các chuyên gia quốc tế gồm: Giáo sư James Kraska (Trung tâm Luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) và Giáo sư Carlyle A.Thayer (Học viện Quốc phòng Úc).
Có thể đánh giá như thế nào về những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông?
- GS Kraska: Hành động của Trung Quốc là một phần trong chiến dịch tạo áp lực liên tục nhằm làm suy yếu dần lập trường của Việt Nam cũng như các nước khác tại khu vực Biển Đông. Sau một thời gian, Trung Quốc sẽ lại rời đi khỏi khu vực rồi tiếp tục quay lại, lần kế tiếp có thể mang tới hai tàu. Đây là kiểu "tiến hai bước, lùi một bước". Trung Quốc cũng có thể sử dụng các hoạt động thăm dò để thông thạo hơn về địa hình đáy biển, như một bước thu thập thông tin tình báo không gian tác chiến cho tàu ngầm khi chiến tranh.
Hành động này là sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng đến quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Hành động của Trung Quốc làm xói mòn thỏa thuận chính của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trong đó cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát nguồn tài nguyên.
Nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt tài nguyên của một nước ven bờ mà không bị trừng trị, thì không có quốc gia ven bờ nào có được sự đảm bảo gìn giữ quyền lợi. Điều này là phiên bản thời hiện đại của Đối thoại Melos thời Hy Lạp cổ đại. Trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo đảo Melos và đội quân xâm lược từ thành bang Athens diễn ra năm 416 trước C.N có một câu nói khét tiếng mang đại ý "kẻ mạnh làm theo ý thích còn kẻ yếu phải chấp nhận chịu đựng"
- GS Thayer: Việc Trung Quốc triển khai nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam là hành động vi phạm luật quốc tế và trực tiếp thách thực quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực này. Hành động này vi phạm vì Trung Quốc không xin phép chính phủ Việt Nam trước khi tiến hành hoạt động trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc rõ ràng rất nghiêm trọng vì đã 3 năm kể từ sau phán quyết của Tòa trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc, Bắc Kinh không tuân thủ các nội dung phán quyết này, đồng thời có những hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế. Tòa trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông khi Trung Quốc tham gia Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS 1982), cũng như khẳng định đường chín đoạn (đường lưỡi bò" mà nước này yêu sách là không có cơ sở pháp lý.
Những hành động đó của Trung Quốc tác động như thế nào đối với an ninh, hòa bình và ổn định tại Biển Đông?
- GS Kraska: Trung Quốc là tác nhân gây bất ổn rất lớn buộc những nước khác trong khu vực phải củng cố lực lượng hải quân và chấp pháp trên biển, nhưng cùng lúc đó buộc những nền kinh tế này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Đây là một bước đi khác của Trung Quốc nhằm buộc những quốc gia có chủ quyền bị lôi kéo vào một hệ thống an ninh và kinh tế với chính Trung Quốc là tâm điểm, quản lý hệ thống bằng cưỡng ép và bá quyền.
- GS Thayer: Hành động của Trung Quốc là sự vi phạm đối với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc được ký kết vào năm 2011. Hành động của Trung Quốc làm suy giảm lòng tin đối với Việt Nam. Nếu Trung Quốc không dừng việc khảo sát và rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 khỏi vùng biển Việt Nam thì hành động đó còn tiếp tục gây căng thẳng cho khu vực.
Bên cạnh đó, với những hành động phi pháp, Trung Quốc đã và đang tự hủy hoại uy tín của mình khi là một bên tham gia đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trung Quốc cố loại các nước bên ngoài ra khỏi việc hợp tác về tài nguyên biển ở Biển Đông và tiếp tục tìm cách ép các nước Đông Nam Á chỉ được hợp tác với Trung Quốc. Nên nhớ, Trung Quốc đã từng can thiệp vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Malaysia tại vùng EEZ của Malaysia.
Hành động của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Đơn cử như Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này đã lên án hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò, khai thác và sản xuất dầu khí hợp pháp và được tiến hành lâu nay của Việt Nam tại Biển Đông, và hành động của Trung Quốc "đe dọa đến an ninh năng lượng của khu vực, cũng như làm ảnh hưởng đến thị trường năng lượng tự do và rộng mở ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Trong tình hình này, vai trò của cộng đồng quốc tế như thế nào?
GS Kraska: Theo cá nhân tôi thì khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng Liên minh Châu Âu (EU), cần làm nhiều hơn để củng cố các quyền lợi biển của Việt Nam. Các nước bên ngoài khu vực đang ngại chọc giận Trung Quốc. Tuy nhiên, họ càng kéo dài việc ngầm chấp thuận những hành động này, Trung Quốc sẽ càng táo bạo hơn và giảm khả năng các nước khác có đủ ý chí để phản ứng.Không quá bất ngờ khi EU không tập trung vào vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không tập trung vào Biển Đông sẽ là một sai lầm vì điều này sẽ khuyến khích Trung Quốc tiếp tục vươn dài cánh tay và có thể đẩy các nước ngoài khu vực ra rìa.
GS Thayer: Tất cả các nước lớn và các nước có giao thương đều có lợi ích trực tiếp trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như việc phải ngăn chặn để không quốc gia nào thực hiện sự bá quyền tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới này. Cộng đồng quốc tế nên ủng hộ Việt Nam và các nước lớn cũng nên thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Các nước có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam, Malaysia, Philippines trong việc phát triển lực lượng chấp pháp trên biển, đặc biệt là năng lực bảo vệ quyền chủ quyền tại khu vực. Ngoài ra, các lực lượng chấp pháp nên có các hoạt động huấn luyện thường xuyên ở Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế cũng nên xem xét đến khía cạnh pháp lý, bao gồm việc trừng phạt thương mại và pháp lý đối với các công ty Trung Quốc đã và đang vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ví dụ tàu Hải Dương Địa chất 8 nên bị cấm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, cấm ghé cảng. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận đi lại và tài chính có thể xem xét áp đặt đối với quan chức Trung Quốc ủng hộ hoặc tham gia vào hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo thanhnien
Campuchia đưa báo chí đi xem căn cứ quân sự bị tố cho Trung Quốc sử dụng Campuchia mở chuyến tham quan chưa từng có cho truyền thông đến căn cứ hải quân chiến lược quan trọng ngày 26/7. Động thái diễn ra trong bối cảnh các nhà chức trách cố gắng phủ nhận thông tin họ có thỏa thuận bí mật cho phép tàu chiến Trung Quốc cập cảng tại cơ sở này. Các thủy thủ đứng bảo vệ...