Video lột tả toàn bộ quá trình thống trị thị trường hệ điều hành di động của Android
Android đang là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới với thị phần ấn tượng 85% trên toàn cầu. Nhưng Android đã từng “đứng lên đầu” những hệ điều hành nào để giành vương miện như ngày nay?
Tài khoản Data is Beautiful đã đăng tải một video thú vị lên YouTube, thể hiện các hệ điều hành di động lần lượt đứng đầu và lần lượt bị “đè đầu” như thế nào trong 10 năm qua, từ năm 1999-2019. Điều thú vị là xem những cái tên đứng đầu danh sách, chẳng hạn như PalmOS, thống trị thị trường với tỷ lệ 73,94% vào năm 1999, đã mất dần thị phần, rớt hạng và biến mất. Hãy nhớ rằng PalmOS, BlackBerry OS, Symbian và Windows Mobile ban đầu được phát triển để hoạt động như các trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) và các phiên bản mới hơn sau đó được sử dụng trên điện thoại thông minh.
Khi PalmOS mất thị phần, Windows Mobile đã tăng tốc. Đến quý 3 năm 2001, PalmOS có miếng bánh 51,28% trong khi Windows Mobile tiếp theo với 31,30%. Symbian và BlackBerry OS đứng thứ ba và thứ tư với 3,32% và 2,79% thị trường hệ điều hành di động. Vào năm 2002, cả PalmOS và Windows Mobile đã bắt đầu thua xa Symbian, sản phẩm này đã sớm được cài đặt trong điện thoại thông minh, bao gồm cả các dòng điện thoại “N” hàng đầu của Nokia. Đến quý đầu năm 2003, Symbian đã vượt qua Windows Mobile, sau đó là PalmOS. Sáu tháng sau, Symbian đứng đầu với gần 35% thị trường toàn cầu. PalmOS và Windows Mobile liên tục mất thị phần trong khi BlackBerry OS vẫn ổn định.
Đến quý đầu năm 2006, Symbian chiếm 60,08% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu. Đứng thứ hai là PalmOS (12,72%), tiếp theo là Windows Mobile (9,25%) và BlackBerry OS (8%). Vào tháng 1/2007, khi Steve Jobs giới thiệu iPhone mới của Apple, PalmOS đã tụt xuống vị trí thứ ba, Symbian vẫn đứng đầu với tỷ lệ cơ bản giống như năm trước. Và trong quý 2/2007, khi iPhone ra mắt, HĐH iPhone (sau này được đặt tên là iOS) chỉ chiếm 0,64% thị phần.
Vào cuối năm 2007, thị trường hệ điều hành di động bắt đầu rung chuyển. Trong khi Symbian vẫn dẫn đầu với tỷ lệ cao hơn 59%, Windows Mobile và BlackBerry OS ganh đua nhau vị trí thứ hai. iOS của Apple đã đứng thứ ba và PalmOS cuối cùng. Sang năm 2008, BlackBerry chuyển sang vị trí thứ hai và Symbian bắt đầu mất thị phần. Android xuất hiện lần đầu tiên vào quý IV năm 2008 và ra mắt ở vị trí thứ sáu. Đồng thời, webOS của Palm đã xuất hiện với việc phát hành Palm Pre năm 2009.
Đến quý 2/2009, Android chuyển đến vị trí thứ năm với 2,18% thị phần. Symbian chiếm 48,58% thị phần, BlackBerry OS 19,05% và 13,71% thuộc sở hữu của iOS. Nhưng Motorola DROID phát hành vào tháng 11/2009 thực sự mang đến cho Android một bước khởi đầu; Motorola DROID là điện thoại đầu tiên chạy Android 2.0. DROID và Nexus One đã giúp Android tiến lên vị trí thứ tư trong quý đầu năm 2010. Đến quý sau, Android đã vượt qua iOS và chỉ sau hệ điều hành Symbian và BlackBerry. Trong quý tiếp theo, Android phát triển nhanh chóng, vượt cả BlackBerry OS và đặt mục tiêu vượt lên Symbian. Cuối cùng, trong quý đầu tiên của năm 2011, Android đã chiếm vị trí hàng đầu khi cứ ba smartphone được bán ra thì có 1 chiếc chạy Android. Tuy nhiên, hệ điều hành nguồn mở của Google vẫn chưa từ bỏ mục tiêu chinh phục thị trường. Đến cuối năm, Android đã có thị phần hơn 50%. iOS của Apple đứng thứ hai với hơn 19%.
Trong quý đầu tiên của năm 2014, Android đã có thị phần vượt quá 81%. Apple iOS tiếp theo với 13,95% trong khi những cái tên còn lại trong danh sách (Windows Mobile, BlackBerry OS, Bada và Firefox OS) hầu như không còn tồn tại. Symbian, đã từng có 60% cổ phần, đã biến mất. Vào quý 2 năm 2016, BlackBerry OS đã giảm xuống còn 14% và chỉ còn mức 0,04% sau hai quý. KaiOS, hệ điều hành mang chức năng smartphone lên các dòng điện thoại giá thấp, đã tham gia câu lạc bộ vào thời điểm này, di chuyển đến vị trí thứ ba giữa năm 2017.
Theo Phonearena, dữ liệu mới nhất trong quý 3/2019 (kết thúc vào cuối tháng 9) cho thấy Android có thị phần toàn cầu là 85,23%, tiếp theo là iOS với 10,63%, 4,13% cho KaiOS và 0,01% cho Windows. Nhưng Google không thể thư giãn. Bởi vì, lịch sử hệ điều hành di động đã cho thấy, không có hệ điều hành nào luôn đứng đầu và thậm chí những hệ thống thống trị thị trường luôn có thể biến mất trong tương lai.
Theo VN Review
Chỉ trong 10 năm, Symbian, BlackBerry 'bay màu', Android từ số 0 trở thành số 1 thế giới
Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới với 85% thị phần. Làm thế nào nền tảng của Google đạt thành tích ấn tượng tới vậy?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Video của kênh Data is Beatiful giúp chúng ta hình dung được những biến động trên thị trường hệ điều hành di động từ năm 1999 tới 2019. PalmOS, nền tảng từng chiếm 73,94% thị phần vào năm 1999 dần thất thế rồi biến mất. Quý III/2001, PalmOS nắm 51,28% thị phần, Windows Mobile đứng sau với 31,3%. Symbian và BlackBerry OS xếp thứ ba và tư với 3,32% và 2,79% thị phần.
Năm 2002, cả PalmOS và Windows Mobile bắt đầu đánh mất thị phần vào Symbian. Đến quý I/2003, Symbian vượt qua Windows Mobile. 6 tháng sau đó, Symbian trở thành hệ điều hành số một thế giới với gần 35% thị phần. Quý I/2006, con số này tăng lên 60,08% thị phần. PalmOS xếp sau với 12,72%, Windows Mobile (9,25%), BlackBerry OS (8%).
Tháng 1/2007, khi Steve Jobs lần đầu giới thiệu iPhone, PalmOS bị đẩy xuống vị trí thứ ba còn Symbian vẫn đứng đầu với thị phần gần như không đổi. Quý II/2007, iPhone chính thức lên kệ, iOS chỉ giữ 0,64% thị phần. Cuối năm 2017, có sự xáo trộn trên bảng xếp hạng: Symbian dẫn đầu với 59% thị phần, Windows Mobile và BlackBerry cùng chiếm vị trí số hai, iOS đứng thứ ba và PalmOS về chót. Năm 2008, BlackBerry OS độc chiếm vị trí số hai, Symbian bắt đầu mất thị phần. Android xuất hiện lần đầu vào quý IV/2008, đứng thứ sáu. Thị trường có thêm đối thủ mới là webOS của Palm.
Sang quý II/2009, Android tiến lên vị trí thứ năm với 2,18% thị phần. Các hệ điều hành đứng đầu là Symbian (48,58%), BlackBerry (19,05%), iOS (13,71%). Motorola Droid, Nexus One giúp Android tăng hạng trong quý I/2010. Quý tiếp theo, Android vượt qua iOS, chỉ còn đứng sau Symbian và BlackBerry OS. Ba tháng sau, nền tảng này lại tiếp tục vượt BlackBerry. Cuối cùng, quý I/2011, Android chính thức đánh bại mọi đối thủ khác dành ngôi vương. Từ đó tới nay, chưa có nền tảng nào đánh bật được Android.
Tính đến quý III/2019, Android đang chiếm 85,23% thị phần, iOS có 10,63% thị phần. Symbian, BlackBerry và Palm đã "bay màu".
Theo ITC News
Android: Làm thế nào một "ý tưởng bất khả thi" có thể trở thành một hệ điều hành thống trị cả thế giới? Hầu hết mọi người đều nghĩ Andy Rubin "điên" vì đã cố gắng phát triển Android. Nhưng cuối cùng, Rubin đã tìm thấy một người ủng hộ, đó là Larry Page. Google đã mua lại Android với giá 50 triệu USD và thương vụ đó được ví như "vụ cướp giữa ban ngày" vì quá rẻ, khi so sánh với giá trị 1,65...