Video hướng dẫn những việc học sinh cần làm để tránh mắc Covid-19
Học sinh cần làm gì cần làm tại trường và tại nhà để tránh mắc Covid-19? Các phụ huynh hãy cho bé xem video hướng dẫn dưới đây, để tự bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.
Ngày 6/5, Bộ Y tế chính thức ra mắt video hướng dẫn những việc học sinh cần làm tại trường và tại nhà để tránh mắc Covid-19.
Những thông tin, hình ảnh sinh động sẽ giúp các bé dễ hiểu, dễ nhớ cách tự bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.
Những việc học sinh cần làm tại trường và tại nhà để tránh mắc Covid-19
Bộ Y tế: Học sinh đến lớp ngồi so le cách nhau 1,5 m
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Xuân Tuyên đã ký văn bản hướng dẫn về việc triển khai phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Ngày 21/4, văn bản số 2234 của Bộ Y tế thực hiện ý kiến kết luận tại cuộc họp ngày 20/4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, được gửi tới Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung, biện pháp phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng hướng dẫn chi tiết cho tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Học sinh được bố trí ngồi theo hình chữ Z để đảm bảo khoảng cách. Ảnh: Sở GD&ĐT Cà Mau.
Văn bản này được xây dựng dựa trên hướng dẫn dẫn của Bộ Y tế theo công văn số 914 về tăng cường công tác phòng chống dịch trong trường học, ký túc xá; công văn 1244 về xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở tại trường học; công văn 476 về danh mục những việc cần làm phòng chống dịch.
Bộ Y tế nêu văn bản của Bộ GD&ĐT bổ sung việc yêu cầu tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đi học trở về nhà và trong thời gian ở trường.
Nhà trường đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các học sinh, sinh viên tối thiểu 1,5 m. Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế từng phòng học, có thể bố trí mỗi học sinh ngồi một bàn hoặc hai học sinh ngồi một bàn hoặc ngồi so le... cho phù hợp. Cách ngồi này đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong hoạt động chung của học sinh, giáo viên.
UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm trong việc cụ thể hóa các nội dung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Những điều kiện này phù hợp điều kiện. Địa phương tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục.
Trước đó, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin các địa phương được phân loại theo mức độ nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là trường học phải an toàn mới cho học sinh trở lại lớp.
Những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD&ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn.
Trước khi đến trường, các em cần được đo nhiệt độ, đảm bảo cơ thể bình thường, không sốt. Trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.
Học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế, có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.
Nhà trường không tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, tập thể, chào cờ diễn ra trong lớp học.
Đảm bảo giãn cách xã hội, học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi 1,5 m và phải tách lớp học. Nếu lớp học quá đông, nhà trường tách làm đôi hoặc hơn nữa, đảm bảo phòng học không quá 20 em.
Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương để cụ thể hóa văn bản số 550. Trong điều kiện cụ thể có dịch, Bộ GD&ĐT sẽ thêm một số yêu cầu.
Quyên Quyên
Xe buýt chạy lại, làm gì để phòng Covid-19? Môi trường điều hòa, kín trên xe buýt là môi trường thuận lợi hơn cho sự lây nhiễm Covid-19. Vì thế người dân cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đảm bảo vấn đề giãn cách. Virus SARS-CoV-2 nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, "sợ" cả gió, môi trường thông thoáng khí. Tại Việt Nam, để phòng...