Video game bạo lực có dẫn đến hành vi hung hăng, gây hấn?
Cha mẹ thường lo ngại video game bạo lực làm thay đổi hành vi của con mình trong cuộc sống thực. Nhưng kết quả nghiên cứu mới về trò chơi điện tử và hành vi gây hấn của người trẻ sẽ khiến không ít phụ huynh bất ngờ.
Video game bạo lực không tác động đến hành vi gây hấn của giới trẻ như người ta tưởng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Massey (New Zealand), Đại học Tasmania và Đại học Stetson (Mỹ) nói rằng, trên thực tế, trò chơi điện tử không dẫn đến hành vi gây hấn hoặc bạo lực, theo LM.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học mở của Hiệp hội Hoàng gia Anh ngày 22.7, họ đã đánh giá lại 28 nghiên cứu toàn cầu hiện có về tác động của việc chơi game và nhận thấy, mặc dù đã trải qua gần bốn thập kỷ nghiên cứu, vẫn chưa có sự đồng thuận nào về tác động của trò chơi video bạo lực đối với hành vi gây hấn; các cuộc điều tra cho ra kết quả không nhất quán. Các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ tác động chung của nội dung trò chơi đến hành vi gây hấn là quá thấp, không có ý nghĩa.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng nào khẳng định các tác động nhỏ ấy được tích lũy theo thời gian. Từ đó, gạt bỏ quan niệm chung cho là các tác động nhỏ có thể thay đổi dần dần bản chất của game thủ sau thời gian dài, theo LM.
“Chúng tôi phát hiện các tác động dài hạn của các trò chơi bạo lực đối với sự hung hăng của giới trẻ gần như bằng không… Do đó, nghiên cứu hiện tại không thể ủng hộ giả thuyết cho rằng video game bạo lực có tác động lâu dài đến sự hung hăng, gây hấn của giới trẻ”, nhóm nghiên cứu giải thích, theo LM.
"Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ" nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh
Nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhiều lợi ích nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện.
Nước cam không đơn thuần chỉ là một loại nước giải khát, chẳng biết từ khi nào nó đã được tin dùng như một thứ đồ bổ dành cho trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể... với tác dụng nâng cao sức đề kháng. Thực ra, điều này cũng không phải không có căn cứ. Theo Healthline, nước cam là thứ nước ép tự nhiên an toàn, lành tính và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Một cốc nước cam khoảng 240 ml cung cấp khoảng:
Video đang HOT
- 110 calo
- 2g protein
- 26g carbs
- 67% lượng vitamin C cơ thể cần trong ngày
- 15% lượng Folate cơ thể cần cho một ngày
- 10% kali cơ thể cần cho một ngày
- 6% magie cơ thể cần cho một ngày.
Theo nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand: Thứ quý báu nhất của nước cam chính là lượng vitamin C dồi dào. Đây là loại vitamin tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, chữa lành vết thương và sức khỏe nướu.
Còn trong Đông y, cam là loại quả có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu.
Nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhiều lợi ích nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện. Nhiều người quá lạm dụng nước cam khiến cho việc uống nước ép loại quả này hại nhiều hơn lợi.
Theo lương y, có 4 thời điểm chúng ta không nên dùng nước cam để tránh gây hại cơ thể.
4 thời điểm không được uống nước cam
- Khi bụng đang đói: Nước cam nhiều axit, uống lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
- Uống trước khi đánh răng: Axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nặng nề. Nếu lỡ uống nước cam ngay trước khi đánh răng, bạn nên súc miệng ngay để loại trừ sự bám dính của axit trên răng.
Nước cam nhiều axit, uống lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
- Khi vừa uống sữa xong: Lý do là vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy...
- Uống ngay trước khi ngủ: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm và làm mất ngủ. Ngoài ra, trước thời gian đi ngủ cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu uống nước cam vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ chất béo ở bụng.
Những nhóm người nào cần tránh uống nước cam quá nhiều?
Nước cam thực hiện vai trò nâng cao sức đề kháng rất tốt nhưng không phải người bệnh nào cũng nên uống loại nước này. Đặc biệt là:
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Cam chứa nhiều axit, khi đi vào cơ thể người bệnh có thể gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
- Người có bệnh về đường tiêu hóa: Uống nhiều nước cam có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy.
- Người mới phẫu thuật: Trong loại nước ép này có chứa axit citric tương đối cao nên những người mới phẫu thuật dạ dày, ruột có vết mổ chưa hồi phục nên thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.
- Người đang uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh: Thành phần axit trong nước cam có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.
- Người bị bệnh thận: Uống quá nhiều nước ép cam khi bị bệnh thận có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.
Vậy uống nước cam như thế nào là đúng nhất?
Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể chuẩn bị hoạt động và làm việc, sẽ tiêu thụ các khoáng chất, sắt, vitamin của cam một cách hiệu quả nhất. Mọi người nên uống nước cam sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ để đạt được hiệu quả và hấp thụ được hết dưỡng chất.
Nữ sinh 13 tuổi gốc Việt học Đại học New Zealand Vicky Ngo, nữ sinh 13 tuổi gốc Việt, đang học Đại học New Zealand với hai chuyên ngành Toán ứng dụng và Tài chính. Vicky là nữ sinh nhỏ tuổi nhất trường. Cô bé ước ao được đại diện New Zealand trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2020, trong đó điều kiện cần phải là công dân của New Zealand. Tuy nhiên,...