Video: Địa phương duy nhất ở Quảng Ngãi tiêm phòng bạch hầu trong toàn dân
Từ ngày 23-30.7, hơn 46 nghìn người dân huyện miền núi Sơn Hà sẽ được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Đây là địa phương duy nhất của tỉnh triển khai tiêm vắcxin phòng căn bệnh nguy hiểm này trong toàn dân cho tất cả đối tượng từ 7-40 tuổi.
Ảnh minh họa
Từng là xuất hiện ổ bệnh bạch hầu lớn vào năm 2019 với 29 ca, trong đó có 2 ca tử vong, nên nguy cơ bệnh xuất hiện trở lại tại Sơn Hà rất cao. Do đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, ngành y tế đã triển khai tiêm phòng bạch hầu trong toàn dân.
Đây là mũi tiêm thứ 3 phòng bệnh bạch hầu được triển khai tiêm chủng trong dân. Năm 2019, 2 mũi tiêm là mũi 1 và 2 phòng bệnh bạch hầu đã được thực hiện. Tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 95%.
Liên tiếp 5 ổ dịch bạch hầu, dân đổ xô cho con đi tiêm phòng
Nhiều phụ huynh cho con đi tiêm vắc-xin bạch hầu khiến một số điểm tiêm chủng quá tải, có nơi rơi vào tình trạng phải vừa tiêm... vừa chờ vắc-xin bổ sung.
Cuối tháng 6/ 2020, trường tiểu học Lê Hồng Phong ở phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho học sinh các khối lớp.
Nhiều phụ huynh dẫn con đi tiêm chủng sau khi có 12 ca mắc bạch hầu
Chị Nguyễn Thanh Lợi, phụ huynh có con học tại trường cho biết, hiện nay bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp tại một số địa bàn trong tỉnh, chủ yếu là trẻ nhỏ.
"Khi trường thông báo có ngành y tế về tiêm tại trường, tôi đã nói cho nhiều phụ huynh khác cùng đăng ký tiêm cho con", chị Lợi nói.
Theo Ban giám hiệu Trường tiểu học Lê Hồng Phong, trường đã thông báo cho tất cả phụ huynh đưa con em đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hiện nay trường có gần 50% học sinh đăng ký tiêm tại trường.
Gần 50% học sinh đăng ký tiêm tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong
"Do nhu cầu tiêm phòng cao, trong đó có cả học sinh của trường khác đến trường tiêm vắc-xin nhờ nên xảy ra tình trạng không đủ vắc-xin, phụ huynh và cả học sinh phải ngồi chờ", một giáo viên cho hay.
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Gia Nghĩa), theo thông báo từ Trung tâm Y tế TP. Gia Nghĩa là sáng thứ 7 (ngày 27/6) sẽ tiến hành tiêm chủng cho học sinh của trường có nhu cầu. Tuy nhiên kế hoạch bị hủy vào phút chót vì không có vắc-xin.
Học sinh phải chờ hàng giờ để được tiêm chủng
Chị Nguyễn Thị Hiền, một phụ huynh học sinh trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, trước diễn biến của dịch bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông, vì trường chưa tổ chức tiêm cho các cháu nên chị phải chủ động cho con đi tiêm vắc-xin phòng dịch.
"Phải chờ hơn 1 tiếng đồng hồ cháu mới được kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Sau đó phải chờ thêm gần 1 tiếng nữa mới được tiêm vì số lượng người có nhu cầu nhiều quá", chị Hiền cho hay.
Bác sĩ Lê Dư, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật (Trung tâm Y tế TP. Gia Nghĩa) cho biết, trên tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông, ngành y tế thành phố đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống bệnh bạch hầu trong cộng đồng, nhất là phối hợp với các trường học tiêm vắc-xin cho học sinh.
"Do nhu cầu nhiều nên việc liên hệ vắc-xin hiện nay cũng có phần khó khăn, nhưng cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu tiêm cho trẻ. Dựa vào lượng vắc-xin được cung ứng về, Trung tâm sẽ triển khai tiêm phòng cho học sinh ở tất cả các trường trên địa bàn khi phụ huynh đăng ký", bác sĩ Dư cho hay.
"Do nhu cầu nhiều nên việc liên hệ vắc-xin hiện nay cũng có phần khó khăn", BS. Dư cho biết
Theo bác sĩ Dư, Trong bối cảnh bệnh bạch hầu phát sinh hiện nay, việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ là điều hết sức cần thiết. Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên cần tiêm mũi nhắc. Khi tổ chức tiêm ở các nhà trường, phụ huynh cũng có thể đăng ký tiêm vắc-xin.
Trước đó, vào những tháng cuối năm 2019, với diễn biến bệnh xuất hiện ở các tỉnh, thành, ngành y tế và ngành giáo dục đã phối hợp triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin uốn ván-bạch hầu giảm liều cho 17.000 trẻ 7 tuổi, bao gồm tất cả học sinh khối lớp 2 trong toàn tỉnh và trẻ 7 tuổi đang theo học lớp 1 hoặc trong cộng đồng thuộc vùng có nguy cơ cao.
Sáng 29/6, tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế, ông Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết, trước diễn biến của dịch bạch hầu tại Đắk Nông, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã bổ sung cho địa phương 10.000 liều vắc- xin bạch hầu. Tuy nhiên, số vắc xin này cũng chỉ đủ đáp ứng tiêm phòng cho người dân tại khu vực đang có dịch. Hiện địa phương vẫn cần lượng lớn vắc- xin bạch hầu nữa.
Tỉnh Đắk Nông đề nghị được bổ sung thêm vắc- xin bạch hầu
"Việc tiêm chủng bổ sung vắc xin phòng bệnh bạch hầu - uốn ván cho người dân trong độ tuổi từ 7-40 sinh sống tại khu vực có bệnh được triển khai kịp thời. Tuy nhiên, ngành y tế đề xuất tỉnh Đắk Nông, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Bộ Y tế hỗ trợ thêm vắc- xin để triển khai tiêm cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp", ông Hùng nói.
Trước đó Dân trí đã thông tin, từ đầu tháng 6 đến nay, tỉnh Đắk Nông đã phát hiện 12 ca dương tính với bạch hầu. Trong đó 4 ca mắc tại xã Đắk Sôr (huyện Krông Nô) từ 3 đến 8/6; 8 ca mắc tại hai xã Quảng Hoà và Đắk R'Măng, huyện Đắk G'Long.
Học sinh xã Quảng Hòa đã đi học trở lại sau khi nghỉ chống dịch bạch hầu
Hiện tại, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 1 ca tử vong là bé gái 9 tuổi sinh sống tại thôn 6 xã Quảng Hoà. 1 trường hợp khác trong tình trạng nặng, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM. Hiện bệnh nhi 13 tuổi này vẫn đang nguy kịch do bạch hầu đã biến chứng tim.
Hiện tại, tỉnh Đắk Nông có 5 ổ dịch bạch hầu tại xã Quảng Phú, xã Đắk Sôr (huyện Krông Nô) và xã Đắk R'măng, xã Quảng Hòa (huyện Đắk G'long).
Chủ động ứng phó với dịch mùa và bệnh bạch hầu Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển. Đến trung tuần tháng 7, Quảng Ngãi đã có hàng nghìn trường hợp mắc các loại bệnh dịch mùa. Bên cạnh diễn biến của dịch mùa, bệnh bạch hầu cũng đang bùng phát ở các tỉnh giáp ranh...