Video: Chữa ho bằng xoa bóp trị liệu, bé 4 tháng tuổi đột ngột qua đời
Một bé gái 4 tháng tuổi ở Trung Quốc đột ngột qua đời sau khi bác sĩ điều trị ho bằng liệu pháp bấm huyệt thay vì cho bé uống thuốc.
Ảnh minh họa
Theo VTC
Trẻ hết ho 'khù khụ' mùa lạnh nhờ bài thuốc tự nhiên, dễ làm
Cha mẹ cùng mách nhau những bài thuốc từ các loại thực phẩm tự nhiên, dễ kiếm trị ho hiệu quả cho trẻ trong mùa đông.
Vào mùa đông những ngày lạnh hiện tượng ho luôn xảy ra với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đông y, Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa ho hiệu quả mà không lo tác dụng của thuốc.
Sự kết hợp giữa một số thực phẩm tự nhiên có thể giúp giảm ho, sốt, đờm cho trẻ một cách hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc từ những loại thực phẩm tự nhiên, làm 'dễ ợt':
Rau diếp cá và nước vo gạo
Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó trộn đều với một bát nước vo gạo và đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.
Húng chanh lợi phế, thông cổ
Sử dụng một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ sau đó hấp cùng đường phèn hoặc mật ong. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
Lá xương sông
Bài thuốc như sau: búp non của lá xương sông bạn hấp cách thủy lên, nếu khó uống bạn có thể cho chút đường, và đạt hiệu quả tốt hơn thì bạn cho cả lá hẹ vào hấp cùng, mỗi lần uống 1 chén khoảng 100ml và ngày uống 3 lần, triệu chứng ho sẽ giảm.
Quất xanh hấp đường phèn
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.Sử dụng2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín.
Trà cam thảo dịu cổ họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên các mẹ có thể yên tâm khi cho trẻ uống. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
Hoa hồng bạch trộn đường phèn
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
Lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó, lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.
Đối với trẻ em có thể dùng giảm bớt một nửa liều lượng so với người lớn hoặc dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống mỗi lần 1 -2 thìa cà phê, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm.
Cần lưu ý, người bị ho có đờm nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh, tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng, nên giữ ấm cổ, ngực. Nếu có thể nên kết hợp xông hơi nóng bằng các loại lá có tinh dầu như Bạc hà, Khuynh diệp... sẽ giúp làm loãng chất nhày, chất đờm đặc giúp khạc đờm dễ hơn. Nên nghỉ ngơi, ăn, uống các loại quả như chanh, cam giúp bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu tình trạng ho không bớt hoặc bệnh diễn tiến nặng cần đến những cơ sở y tế khám chuyên khoa hô hấp để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chữa ho, giải cảm từ cải cúc Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát có tác dụng chữa ho, đau đầu, giải cảm... Là cây thảo có lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở...