Video: Cảnh chó đại chiến lợn rừng đến chết ở Indonesia
Chó và lợn rừng bị buộc phải đánh nhau cho đến chết trong phong tục truyền thống của người Indonesia.
Theo Mirror, một tiếng huýt sáo cất lên và con chó săn lao vào giữa chiến trường làm từ tre nứa, trước đám đông người xem bao quanh. Phong tục truyền thống này được biết đến với tên gọi “Adu Bagong” thường diễn ra tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh West Java, Indonesia.
Tại đây, những con chó và lợn rừng bị buộc phải tử chiến với nhau trong chiến trường rộng 15×30 mét.
Những con chó bị nhốt trong lồng chờ đến lượt giao chiến.
Những người đăng ký tham gia chăm sóc chú chó của mình bên ngoài sân đấu, chờ đợi đến lượt. Loại hình thể thao này được coi là cách để bảo tồn phong tục truyền thống và đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Mirror, bắt đầu từ những năm 1960, những người dân địa phương muốn bảo vệ cánh đồng trước đàn lợn rừng hung hãn. Họ huấn luyện những chú chó và cho nó đánh nhau với lợn rừng để kiểm tra khả năng.
Ban đầu chỉ là để kiểm tra khả năng của chó săn, nhưng loại hình thể thao này ngày càng biến tướng thành nạn cờ bạc ngầm.
Chó đại chiến với lợn rừng ở Indonesia.
Hai con vật bị buộc phải chiến đấu cho đến khi một con gục ngã. Người Hồi giáo ở Indonesia coi thịt lợn “là thứ dơ bẩn” nên những con lợn rừng thua trận được đem bán cho người tiêu dùng không theo đạo Hồi.
Nhưng nếu lợn rừng không bị thương đến chết, chúng sẽ được chữa trị để tiếp tục tham gia vào các trận chiến sinh tử tiếp theo. Những con chó bị thương cũng được chủ đem về chăm sóc.
Phong tục truyền thống này vấp phải làn sóng phản đối của các nhà hoạt động vì quyền động vật trong những năm qua. Nhiều người còn coi việc đem chó đánh nhau đến chết với lợn rừng là “tội ác”.
Đám đông người xem vây quanh trận tử chiến giữa chó và lợn rừng.
“Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cần phải hành động, chấm dứt phong tục này, nhắc nhở mọi người rằng đem cho đi chiến đấu đến chết không phải là điều đúng đắn”, một nhà hoạt động Indonesia tên Marison Guciano nói.
Trong khi đó, người phối giống chó Agus Badud cho rằng, phong tục này giúp anh ta kiếm lợi nhuận từ những con chó.
Rửa miệng ngấm máu lợn rừng của một chú chó sau trận chiến.
“Tôi tham gia cuộc thi này để tăng giá bán những con chó của mình”, Badud nói với Reuters, nhấn mạnh rằng trong nhà anh hiện đang nuôi 40 con chó khác nhau.
Để tham gia trận chiến sinh tử, chủ nuôi chó phải trả từ 200.000-2.000.000 Ruipah Indonesia (14-150 USD). Những con chó được chia thành 3 loại phụ thuộc vào giống loài, trọng lượng và thành tích trước đó.
Người chiến thắng cuối cùng nhận được khoản tiền khoảng 2.000 USD.
Theo Danviet
Ép 500 cá sấu nôn, giật mình khi thấy loài vật bị ăn thịt
Cá sấu và cá mập đều là những kẻ đi săn đáng sợ nhưng ở một số khu vực nhất định ngoài khơi bờ biển Bắc Mỹ và Đại Tây Dương, cá sấu Mỹ từng nhiều lần đại chiến với cá mập.
Cá sấu sẵn sàng đi săn cá mập nếu có cơ hội.
Theo Daily Mail, nghiên cứu mới phát hiện loài cá sấu Mỹ rất ưa thích thịt cá mập và luôn sẵn sàng tấn công đối phương mỗi khi có cơ hội. Hành động này được coi là phổ biến hơn những gì các nhà khoa học dự đoán trước đây.
"Chúng tôi phân tích bữa ăn trong bụng những con cá sấu Mỹ và phát hiện thấy có 4 xác cá mập và một cá đuối", James Nifong, nhà nghiên cứu động vật hoang dã tại Đại học bang Kansas nói.
Nhóm nghiên cứu đã buộc 500 con cá sấu nôn ra bữa ăn gần nhất để xác định xem con mồi của chúng là gì. Họ cũng lắp thiết bị GPS trên người cá sấu để theo dõi hoạt động của chúng.
Theo các nhà khoa học, cá sấu Mỹ có thể dễ dàng di chyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường biển mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Ngược lại, cá mập và cá đuối cũng có thể bơi trong môi trường nước ngọt.
"Cá sấu Mỹ biết cách để hấp thụ nước ngọt trong môi trường có độ mặn cao", Nifong nói. "Khi trời mưa lớn, chúng sẽ uống lớp nước ngọt trên bề mặt nước mặn, từ đó làm gia tăng thời gian tồn tại trong môi trường nước mặn".
Cá sấu Mỹ có thể tồn tại trong môi trường nước mặn để săn tìm cá mập.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện cá sấu thường lui tới những nơi gọi là cửa sông. Cá mập cũng thường xuất hiện trong khu vực hòa lẫn nước mặn và ngọt này.
Cá sấu sẵn sàng chờ đợi hàng giờ cho đến khi có cá mập tình cờ bơi ngang qua. Nếu thất bại, con cá mập dễ dàng bơi xa khỏi khu vực mà cá sấu không thể đuổi kịp.
Trong quá khứ, các tài liệu lịch sử từ những năm 1,800 đã ghi nhận cảnh cá mập đại chiến với cá sấu mỗi khi có trận lụt lớn ở Mỹ. Cá sấu cũng có thể trở thành nạn nhân nếu vô tình bị cuốn trôi ra biển.
"Yếu tố quyết định kẻ săn mồi nào giành chiến thắng phần lớn phụ thuộc vào kích thước của chúng", Nifong nói.
"Nếu con cá mập nhỏ bé hơn và cá sấu nghĩ rằng mình hạ gục được con mồi thì nó sẽ tấn công. Trường hợp tương tự lặp lại với cá mập đi săn cá sấu bé hơn".
Theo Danviet
Vincent Tan - ông chủ Tập đoàn Berjaya là ai? Con đường gây dựng sự nghiệp của tỷ phú Vincent Tan, Chủ tịch Tập đoàn Berjaya (Malaysia), người có hàng loạt dự án đầu tư tại Việt Nam không được "trải hoa hồng". Ông nổi tiếng đi lên từ nghèo khó và cũng đã trải qua nhiều thất bại đắng cay mới có được thành công như hiện nay. Chân dung tỷ phú...